| Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người phương Tây nghĩ gì? (Kỳ 2) |
| Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người phương Tây nghĩ gì? (Kỳ 1) |
Sự thật đáng ngờ của Alarcon đã đưa vào sân khấu Tây Ban Nha yếu tố luân lý, do đó, ảnh hưởng đặc biệt đến sân khấu cổ điển Pháp. Trong Sự thật đáng ngờ, nhân vật chính, Don Garcia là thanh niên quí tộc có đủ các thứ tính: chỉ phải một cái là chàng luôn luôn ăn nói bốc đồng, cứ khẳng định bừa đi, do đó thành tật nói dối. Trót bịa một điều, chàng lại phải ở cái thế tiếp tục bịa tiếp. Chàng bịa ra là mình yêu một cô do chàng nhầm tên với cô khác, cuối cùng, chàng tự đặt vào thế phải lấy cô mình không yêu.
Alberti Rafael (1902) là nhà thơ cộng sản (được giải thưởng Cervantes năm 1983) và là nhà soạn kịch chính trị thuộc “Thế hệ 27” (là nhóm nhà văn, nhà thơ Tây Ban Nha, hay còn gọi là thế hệ Guillen-Lorca, thế hệ nền cộng hòa hay thế hệ chính quyền độc tài, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa “siêu thực”, khuynh hướng biểu tượng của Freud, về sau của cả thơ Gongora). Tác phẩm chính: Người thủy thủ trên cạn (1925); Về những thiên thần (1929); Giờ biển cả (1956).
Về những thiên thần là một tập thơ tiêu biểu cho khuynh hướng siêu thực Tây Ban Nha. Alberti viết tác phẩm này trong một thời kỳ khủng hoảng nội tâm. Ông kết hợp những yếu tố cổ điển với thơ tự do để thể hiện rung cảm về mất mát và sợ hãi, sợ xung đột với những kẻ thù vô hình và bí mật trong một không khí lo âu về con người và vũ trụ. Thơ cho chúng ta cảm giác chứng kiến người bệnh tâm thần nằm trên giường và nhà phân tâm học đang lắng nghe, xem xét và phân tích.
Trong cơn khủng hoảng tinh thần, những thiên thần hiện lên: đây là những sức mạnh vô địch của tinh thần: “những sự tái sinh mù quáng của tất cả những cái gì có ở trong tôi, đẫm máu, thê thảm, hấp hối, kinh khủng và đôi khi tốt lành”. Những thiên thần ấy đã mang lại thi hứng được thể hiện qua những tên bài thơ: Thiên thần chết, Thiên thần không số phận, Thiên thần những con số, Thiên thần chiến trận, Thiên thần sống sót...
Thơ của ông có phong cách “khép kín” (trường phái thơ Italy, phát triển khoảng 1914-1945: tìm tinh túy, cô đọng của ngôn ngữ, để diễn tả cái rung cảm qua trực giác, tạo ra ngôn ngữ riêng cho bản thân) của giấc mơ trong khi tỉnh, mang lại cảm giác xâu xé dữ dội, hãi hùng.
Aleixandre Y Merlo Vicente (1898-1984, giải thưởng Nobel 1977) là nhà thơ thuộc “Thế hệ 27”, có ảnh hưởng sâu sắc đến thơ Tây Ban Nha. |
Aleixandre Y Merlo Vicente (1898-1984, giải thưởng Nobel 1977) là nhà thơ thuộc “Thế hệ 27”, có ảnh hưởng sâu sắc đến thơ Tây Ban Nha (sức gợi cảm mãnh liệt, thơ thuần túy nhưng gắn kỹ thuật “siêu thực” với chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa lãng mạn nồng nhiệt). Tác phẩm chính: Phá hủy hay tình yêu (1935); Bóng thiên đường (1944); Thơ tình (1960); Truyện trái tim (1954).
Phá hủy hay tình yêu là tập thơ đề cập đến tồn tại và hư vô, chủ đề tình yêu được đồng nhất với cái chết - thể hiện bằng nhiều bài thơ nhỏ, nói lên sự ham say cuộc sống. Tác giả đề cao những “giá trị vĩnh hằng” trong con người, hội tụ chứ không chia rẽ: tình yêu, cái buồn, hạnh phúc, căm thù, cái chết. Aleixandre Y Merlo giao tiếp trực cảm với đất là nguồn sống; xuất phát từ một cái nhìn bi quan của con người trước muôn vật được sáng tạo - động vật và thực vật - nhà thơ qua một loạt nhập thân và chuyển hóa, hòa nhập với thiên nhiên. Ông đã được giới sành thơ đánh giá rất cao, nhưng không được thưởng thức rộng rãi. Ông tích cực chống chế độ phát xít Franco, nhưng do bị bệnh mãn tính, không đi lưu vong.
Arrabal Fernande (1932) là nhà viết kịch, chủ trương “sân khấu khiếp sợ” (nhân vật và người xem gắn bó với nhau bằng quan hệ đao phủ - nạn nhân). Tác phẩm chính: Nhà kiến trúc và Hoàng đế nước Assyria (1969).
Nhà kiến trúc và Hoàng đế nước Assyria là vở kịch nổi tiếng nhất của Arrabal, ông viết kịch chủ trương gây khiếp sợ cho người xem (cùng dòng với sân khấu vô lý của Tây Âu hiện đại). Tuy kịch của Arrabal viết tiếng Tây Ban Nha, nhưng nhiều vở được vợ ông dịch sang tiếng Pháp và cho ra mắt trước nguyên bản.
Trong vở Nhà kiến trúc và Hoàng đế nước Assyria, hai vai hề gặp nhau ở trên một đảo hoang và diễn kịch về quan hệ chủ và nô lệ, tính chất phê phán xã hội mạnh mẽ. Do thái độ phát xít cuồng tín của mẹ, lại thêm bản thân thấp bé, Arrabal có thái độ nổi loạn triệt để, đồng thời, luôn có mặc cảm tội lỗi. Nhân vật của Arrabal bị bệnh thần kinh, hoạt động trong một thế giới phù phép. Arrabal nổi tiếng ở nước ngoài, đặc biệt ở Nhật và ở Pháp.
| Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về các dân tộc thuộc địa cũ và toàn cầu hóa TGVN. Những xung đột ở nhiều nơi khác trên thế giới là hậu quả tham vọng của các công ty siêu quốc gia muốn nắm ... |
| Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về 'Đánh du kích' (1946-1954) TGVN. Sự phát triển của quân đội chính quy tiến hành song song với phong trào du kích là hình thái khác của chiến tranh ... |
| Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Chuyện cái bắt tay TGVN. Theo nhà văn hóa Hữu Ngọc, bắt tay để chào hỏi hay tỏ ý thân thiện không phải chỉ là đặc điểm của người ... |