Sổ tay văn hóa Đông-Tây

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người phương Tây nghĩ gì? (Kỳ 1)

Hữu Ngọc
TGVN. Người phương Tây hàm ý chỉ người các dân tộc ở châu Âu và Bắc Mỹ. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp-La Mã, yếu tố Do Thái-Kito giáo và chủ nghĩa duy lý về khoa học.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ cuối)
Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 4)

Thời Pháp thuộc, nhân dân Việt Nam dùng từ “người Tây” để chỉ “người Pháp” là chủ yếu, nhưng cũng để chỉ tất cả những người từ phương Tây đến, da trắng (Tây trắng) hay da đen (Tây đen). Đối với đa số dân, trong khái niệm “Tây trắng” không có sự phân biệt rõ rệt giữa người Pháp, Italy, Anh, Nga... Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, do quan hệ quốc tế và thông tin mở rộng, giác ngộ chính trị được nâng cao, nhân dân ta có ý thức rõ hơn về sự khác nhau giữa các nước phương Tây. Trước đó, do hoàn cảnh lịch sử, đặc biệt trong dân gian, cứ thấy người da trắng thì gọi một cách khinh miệt là “thằng Tây”, gắn khái niệm này với Pháp thực dân. Vì Liên Xô giúp cách mạng ta, nên khi người Nga đến Việt Nam, tuy là da trắng, dân không gọi là “Tây” nữa mà gọi là “người Liên Xô”. Dần dần, số người bạn da trắng từ các nước Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ đến Việt Nam ngày một nhiều, nên khái niệm người phương Tây hàm ý chỉ người các dân tộc ở châu Âu và Bắc Mỹ. Sự phân biệt giữa phương Đông và phương Tây trở nên rõ rệt hơn.

Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Kito giáo và chủ nghĩa duy lý về khoa học.

1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã

Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đầu tiên. Nhà thơ Anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này là có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởng nhân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây” (E.Mac Nall Bumrs và Philip Lee Ralph); tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, coi trọng cả cơ thể lẫn tinh thần, tôn trọng nhân phẩm và giá trị cá nhân, số phận cá nhân chỉ có thể do đa số định đoạt. Dĩ nhiên, những lý tưởng ấy đều bị hạn chế bởi lịch sử, giai cấp, nhưng là những ngọn đuốc sáng so với những chế độ Cận Đông đương thời mang đậm dấu ấn độc đoán, uy lực, mê tín, hướng về đời sống bên kia trần thế, coi thường cá nhân. Văn học, nghệ thuật cổ Hy Lạp cho đến nay vẫn còn là một nguồn cảm hứng dồi dào, nhất là triết học, với những tổ sư như Platon và Aristote.

Chủ nghĩa nhân văn cổ đại phát triển rực rỡ nhất ở Hy Lạp vào các thế kỷ IV và V TCN. Tiếp thu chủ nghĩa nhân văn Hy Lạp - La Mã đã có ảnh hưởng sâu đậm cho đến nay đối với phương Tây về nhiều mặt: kiến trúc, luật pháp, văn học, tổ chức tôn giáo, tư tưởng về uy lực tuyệt đối của Nhà nước, quan niệm cá nhân không có quyền gì, trừ quyền do Nhà nước ban cho, khái niệm đế chế do một dân tộc ngự trị. Trong lĩnh vực triết học, người La Mã hướng về hành động hơn là tư duy. Vào hậu kỳ cổ đại Hy Lạp, trong quá trình đế chế La Mã hình thành, triết học Hy Lạp đã làm nẩy mầm ba trường phái, sẽ chi phối triết học La Mã (chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa hoài nghi) và sẽ trở đi, trở lại trong tư tưởng phương Tây.

2. Yếu tố Do Thái – Kito giáo là một đặc trưng sâu sắc của văn hóa phương Tây. Vào hậu kỳ cổ đại Hy Lạp, trên lãnh thổ Hy Lạp – La Mã, nhất là Cận Đông, quần chúng hướng về những tôn giáo tín ngưỡng, dựa vào xúc cảm, tình yêu Thượng Đế, nội tâm, thần bí. Đạo Do Thái, một đạo nhất thần ra đời đã lâu, phát triển trong hoàn cảnh này song song với mấy tôn giáo khác của Cận Đông. Đạo Do Thái để lại cho phương Tây ít nhiều qua đạo Kito, một số tư tưởng chính trị và luật pháp, nhân phẩm và giá trị cá nhân.

Đạo Kito tiếp thu một phần quan trọng giáo lý của đạo Do Thái, nhất là qua Cựu ước: tên Thượng Đế, quá trình sáng tạo thế gian, lịch sử con người, mười điều giới luật, tội tổ tông, Thiên hựu và khá nhiều tư tưởng đạo lý, chính trị khác. Dĩ nhiên, đạo Kito, do Jésus sáng lập khoảng ba chục năm đầu Công nguyên, thay đổi nội dung những yếu tố ấy, cũng như tiếp thu và cải biên những yếu tố mượn của tôn giáo và triết học khác. Đạo Kito cũng thu nạp nhiều tư tưởng triết học cổ Hy Lạp - La Mã của Platon, Aristote, Plotin.

Đạo Kito xuất phát từ hoài bão của dân Do Thái, trông đợi một sứ giả của Chúa đến giải thoát khỏi ách đô hộ nước ngoài La Mã. Nó trở thành tín ngưỡng của dân nghèo, nô lệ và tách dần khỏi đạo Do Thái. Do nội dung xã hội chủ nghĩa không tưởng, mới đầu, nó bị đế chế La Mã đàn áp, nhưng đến thế kỷ IV thì được coi là tôn giáo chính thức của đế chế La Mã. Gắn liền được với quyền lợi những giai cấp bóc lột, đạo Kito đã thống trị tư tưởng ở châu Âu suốt thời kỳ Trung cổ (thế kỷ V - XV). Trong xã hội tư bản châu Âu, đã phát sinh ra xung đột giữa Nhà nước và Giáo hội, nhưng đạo Kito vẫn là một yếu tố quan trọng của kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, một nền tảng chủ yếu của văn minh và xã hội phương Tây. Khác đạo Do Thái, Đạo Kito đề cao tuyệt đối đức tin và nội tâm. Mặc cảm tội lỗi là một yếu tố tâm hồn phương Tây; nó bắt gốc từ giáo lý về sự sa ngã của con người do tội tổ tông; tuy được Chúa Jesus cứu vớt, con người xác thịt không có hạnh phúc ở trần gian được, phải biết sám hối làm điều thiện, may ra nhờ ân Chúa, linh hồn được hạnh phúc vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Mặc cảm và băn khoăn cũng là một yếu tố phát triển cá nhân.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 3)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 3)

TGVN. Tâm lý học thường thức ở Mỹ sản xuất hàng loạt sách để chế biến hạnh phúc cá nhân, dạy cách suy nghĩ đúng ...

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 2)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 2)

TGVN. Người Mỹ để ý đến nghi thức xã giao khiến cho vấn đề hòa đồng dân tộc dễ dàng, người Mỹ cũng dễ tha ...

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 1)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 1)

TGVN. Người Mỹ thân thiện, cởi mở. Rất ít người Mỹ tỏ vẻ kênh kiệu, mặc dù trong thâm tâm họ tự coi mình trên thiên ...

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong bối cảnh mới

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong bối cảnh mới

Bước sang năm 2025, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam định hướng xây dựng hệ thống vững mạnh, đáp ứng những yêu cầu của bối cảnh mới.
Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Khoảnh khắc lịch sử ở trận Tottenham 1-0 Liverpool

Khoảnh khắc lịch sử ở trận Tottenham 1-0 Liverpool

Trận đấu giữa Tottenham và Liverpool đi vào lịch sử khi lần đầu tiên một trọng tài giải thích với CĐV về một quyết định tranh cãi.
Điểm sáng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Điểm sáng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Đối ngoại, ngoại giao đã cùng với các ngành, địa phương đóng góp thiết thực vào việc tạo đà, tạo thế và biến thế thành lực cho đất nước.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương phát huy vai trò mũi nhọn, đẩy mạnh chuyển đổi số

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương phát huy vai trò mũi nhọn, đẩy mạnh chuyển đổi số

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết ngành thông tin và truyền thông năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Nội chiến khốc liệt, hơn 2,7 triệu người miền Đông CHDC Congo buộc phải rời bỏ nhà cửa trong năm 2024

Nội chiến khốc liệt, hơn 2,7 triệu người miền Đông CHDC Congo buộc phải rời bỏ nhà cửa trong năm 2024

Các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và phiến quân M23 tại tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo thời gian qua khiến hơn 100.000 người phải đi lánh nạn.
Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Làng Khim Nọi (Yên Bái) không chỉ có vẻ đẹp của vùng núi rừng Tây Bắc mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Nằm gần Antibes (Pháp), Marineland có khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau, là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu.
Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Nằm trong quần thể khu du lịch Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình, đền Thái Vi mang đến cho du khách cảm giác thư thái và yên bình.
Huế đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách trong năm 2025

Huế đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách trong năm 2025

Với nhiều sự kiện quan trọng, TP Huế đặt mục tiêu đón khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 38-40%.
Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure gợi ý cho các cặp đôi loạt điểm đến hưởng tuần trăng mật tiết kiệm nhất trên thế giới.
8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

Bên cạnh những danh thắng nổi tiếng, ẩm thực làm phong phú thêm thêm hành trình khám phá và mở ra cánh cửa để du khách tìm hiểu về văn hóa, con người bản địa.
Nghệ nhân làng Đông Hồ nỗ lực đưa tranh 'xuất ngoại'

Nghệ nhân làng Đông Hồ nỗ lực đưa tranh 'xuất ngoại'

Những giá trị di sản của dòng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) đang được các nghệ nhân tâm huyết bảo tồn và phát huy.
Lan tỏa nét đẹp và giá trị của áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Lan tỏa nét đẹp và giá trị của áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại Hungary vừa tổ chức Gala chào năm mới và đề ra phương hướng hoạt động trong năm 2025.
Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, Võ cổ truyền Bình Định, chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.
Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Chiều 31/12, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề "Giao lưu với người Chăm: Ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay".
Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề 'Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới'.
Phiên bản di động