TIN LIÊN QUAN | |
Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Malraux nghĩ gì? | |
Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Auguste Comte nghĩ gì? |
Nhà văn Mạc Ngôn. |
Nhận định chung về tác phẩm của mình, trong một cuộc họp báo, Mạc Ngôn đã trả lời: “Tác phẩm của tôi, chúng nói lên đời sống nhân dân, văn hóa độc đáo của Trung Quốc và nếp sống của dân tộc...”. Ông cũng cho biết thêm, có rất nhiều yếu tố nghệ thuật dân gian từ quê hương như nghệ thuật cắt giấy, chạm trổ, nghệ thuật vẽ truyền thống trong năm mới, đã ảnh hưởng đến tác phẩm của mình.
Nói chung sáng tác của Mạc Ngôn đã được giới phê bình trong và ngoài nước hoan nghênh. Theo Peter Englund, Tổng Thư ký thường trực Ủy ban Nobel: “Mạc Ngôn có lối viết cực kỳ độc đáo. Chỉ cần đọc nửa trang viết của Mạc Ngôn, bạn có thể sẽ nhận ra được văn phong của ông ấy. Phong cách của Mạc Ngôn là một đài phun nước của những từ ngữ và những câu chuyện kể. Chuyện lồng trong chuyện, câu chuyện này mở ra câu chuyện khác và cứ thế, Mạc Ngôn là một nhà văn hấp dẫn”.
Nhiều nhà phê bình nhận định Mạc Ngôn “hài hước một cách chua cay”, giữ được tính chất “bùn đất”, có cái nhìn xuất phát từ phía dân tộc, nhân loại, xã hội và nhất là tình mẹ thiêng liêng, tình yêu của người mẹ dù bị biến dạng, khuyếch đại, vẫn đều đẹp, đều nên thơ. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ W.J.Clinton đánh giá Mạc Ngôn là “tác gia vĩ đại nhất trên văn đàn”. Nhà văn Đài Loan Trương Đại Xuân nói: “Có nhiều người nói ông chịu ảnh hưởng của Gabriel Gracía Márquez, nhưng tôi cảm thấy ông thần thái khác thường”. Một nhà văn Đài Loan khác là Lạc Dĩ Quân đánh giá: “Mạc Ngôn mang trong mình chất kỳ ảo của François Rabelais hay Miguel de Cervantes Saavedra, những tác giả tiểu thuyết tuyệt đỉnh khi xưa, các tác phẩm của ông giàu trí tưởng tượng, là sự pha trộn giữa sự hoan lạc của con người và sự nhẫn tâm của đất trời”. Theo nhà văn Đức Martin Walser: “Các tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều đề cập đến khía cạnh cảm xúc của con người bị những quy tắc cuộc sống chèn ép, rồi dẫn đến mâu thuẫn. Mạc Ngôn dùng cách miêu tả khiến chúng ta hoang mang, để lột tả về cách con người ta ăn uống, chịu đói, trò chuyện, yêu đương, rồi cả bức hại như thế nào... Tôi nghĩ rằng, ông ấy có thể sánh ngang với William Faulkner”.
Nhưng không phải Mạc Ngôn không bị chê bai. Tác giả nổi tiếng Lưu Bạch Vũ đã tuyên bố: “Thế sự xoay vần, giang sơn vẫn đó, chúng ta dùng máu để xây dựng lên tổ quốc vĩ đại này, lại nuôi chứa những con sâu như vậy. Thật khiến người ta xót xa...” Ngụy Nguy, chủ biên tạp chí “Trung Lưu” của Trung Quốc đã chỉ trích Mạc Ngôn là bóp méo lịch sử kháng Nhật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hà Quốc Thụy, chủ nhiệm khoa Trung văn của đại học Vũ Hán, trong bài luận về “Bản chất nghệ thuật xã hội chủ nghĩa” của mình đã nhận định, tác phẩm Vú to mông nhỏ của Mạc Ngôn giống như một tác phẩm phản động và cho rằng, những giáo sư, nhà đánh giá ủng hộ Mạc Ngôn “là việc quái đản khiến người ta khó hiểu”. Bành Kinh Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội sáng tác Vân Nam thì cho rằng Vú to mông nhỏ là một tác phẩm phản động, là rác rưởi của nền văn học Trung Quốc...
Sau đây là một số lời trích từ các tác phẩm của Mạc Ngôn:
1. Cái gọi là tình yêu, thực ra là một lần bệnh nặng. Bệnh của tôi sắp khỏi rồi (Trích Ếch).
2. Khi mà khóc trở thành một trò diễn thì nên cho phép một số người không khóc.
3. Mỗi người một phép (lẽ) sống (Trích Cao lương đỏ).
4. Con à, trên thế giới này, nhiều chuyện đàng hoàng đều phải làm trong bóng tối (Trích Vú to mông nhỏ).
Sau đây là một số phát ngôn nổi tiếng của Mạc Ngôn:
1. “Khói thuốc khẽ luôn tay
Tay đưa lên điếu thuốc
Thuốc thắm thiết hôn môi
Khói vào trong tận phổi
Phổi đã tưởng đạt chân tình khói thuốc
Không biết rằng đang tự chuốc đau thương
Là tay phản bội hay bởi thuốc tự đa tình
Hay bởi môi tham gây đau thương nên phổi
Đời người như thuốc
Tháng năm vô thường
Khói tự đa tình”.
2. “Tôi ngưỡng mộ hai người: Người phụ nữ luôn bên cạnh người đàn ông trong những ngày tháng khó khăn của tuổi trẻ. Người đàn ông luôn bên cạnh người phụ nữ trong những ngày tháng giàu sang;
Tôi tránh xa hai người: Thấy lợi thì làm thân. Thấy khó thì xa lánh;
Tôi ghi nhớ hai người: Người yêu cùng đồng cam cộng khổ. Bạn bè đối đãi chân thành với nhau;
Tôi cự tuyệt hai người: Người làm việc bất nghĩa. Người làm việc không thành ý;
Tôi chịu trách nhiệm với hai người: Người sinh ra tôi. Người tôi sinh ra;
Tôi trân trọng hai người: Người dám cho tôi mượn tiền. Người thực sự lo lắng cho tôi”.
| Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về cái chết và tâm trạng chờ chết TGVN. Tâm trạng người chờ chết dưới góc độ một con người, chuyện trò với họ để thông cảm và biết chỗ mạnh chỗ yếu ... |
| Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về các dân tộc thuộc địa cũ và toàn cầu hóa TGVN. Những xung đột ở nhiều nơi khác trên thế giới là hậu quả tham vọng của các công ty siêu quốc gia muốn nắm ... |
| Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về 'Đánh du kích' (1946-1954) TGVN. Sự phát triển của quân đội chính quy tiến hành song song với phong trào du kích là hình thái khác của chiến tranh ... |