Sổ tay Văn hóa Đông - Tây:

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 4)

Hữu Ngọc
TGVN. Người Mỹ trải qua lịch sử của họ như thể lịch sử đã được vạch ra từ trước và tương lai chỉ là một cơ hội để cải tiến các thể chế đã được thiết lập vững chắc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 3)
Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 2)
nha van hoa huu ngoc nguoi my nghi gi ky 4

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài Một quan niệm về Mỹ của nhà sử học Mỹ Oliver Zune viết cho nguyệt san Người đưa tin UNESCO (Le courrier de l’UNESCO) số tháng Tư năm 1990. Ông là giáo sư Đại học Virginia. Bài này phân tích sâu sắc những diễn biến lịch sử Mỹ và tác động đến sự hình thành tính cách dân tộc cùng nên văn hóa Mỹ trong từng giai đoạn; tác giả nhấn mạnh tính chất mâu thuẫn và thống nhất biện chứng của vấn đề.

Một nhận xét thường được nêu lên là người Mỹ trải qua lịch sử của họ như thể lịch sử đã được vạch ra từ trước và tương lai chỉ là một cơ hội để cải tiến các thể chế đã được thiết lập vững chắc. Tư tưởng chủ đạo ăn sâu trong ý thức dân tộc là tư tưởng cho rằng những điều diễn ra ở Mỹ có tính chất đặc biệt.

Cho đến tận ngày nay, các nhà sử học Mỹ vẫn tiếp tục xác định những nhân tố khiến cho lịch sử của họ lại khác thường đến vậy. Họ tiếp tục cuộc tranh cãi không dứt về vai trò của sự nhất trí và xung đột, về những gì đoàn kết người Mỹ lại với nhau và những gì chia rẽ họ.

Các nhà sử học tiến bộ đầu thế kỷ XX đã bằng một cách nào đấy muốn “dân chủ hóa” lịch sử nước họ. Họ bác bỏ thái độ chấp nhận cổ truyền của người Mỹ đối với sự nhất trí và đề cao tính động lực của những xung đột nội bộ. Frederick Jackson Turner chẳng hạn, cho rằng tính cách người Mỹ sinh ra từ mối quan hệ căng thẳng giữa miền duyên hải và vùng biên thùy; trong khi Arthur M.Schiesinger cho rằng, đó là những căng thẳng giữa các giai tầng xã hội.

Nhưng thế hệ các sử gia sau Thế chiến II đã trở lại với vấn đề nhất trí. Các sử gia của những năm 1950 đã phát hiện Alexis de Tocqueville, tác giả cuốn Về dân chủ ở Mỹ (De la Démocratie en Amérique) và tìm cách xác định các yếu tố đoàn kết người Mỹ. Đáp lại câu hỏi nổi tiếng của nhà kinh tế lịch sử Đức Wermer Sombart: “Tại sao lại không có chủ nghĩa xã hội ở Mỹ?”, Luis Hartz đã lưu ý đến tình trạng không có những trói buộc lâu đời của chế độ phong kiến, động lực yếu ớt của các giai cấp trong quốc gia mới và do vậy, sự linh hoạt của một chế độ xã hội có đặc điểm là vừa cởi mở vừa đoàn kết.

Các sử gia trong 20 năm qua, không thỏa mãn với những khái quát đó mà họ coi là quá nặng về lý thuyết, đã muốn khảo sát càng nhiều tình hình cụ thể càng tốt. Với việc mở rộng môn học lịch sử, khái niệm tính cách dân tộc trong lúc này đã mất giá trị biện giải trong khi những lĩnh vực nghiên cứu mới như lịch sử gia đình và lao động hoặc lịch sử đô thị, cho phép không cần đến một mối quan hệ đoàn kết. Sự đối lập giữa nhất trí và xung đột giờ đây xem chừng quá ư đơn giản. Khuôn khổ quốc gia đã trở nên không thích hợp cho những việc hiểu những chủ đề lớn như nền kinh tế của chế độ nô lệ, những hình thái di dân hoặc sự phát triển của chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Nhưng những ý tưởng then chốt không chết đi dễ dàng như vậy, mà quan niệm đó về tính cách dân tộc đó, sau khi sửa đổi, lại được phục hồi ở mức độ nhất định. Quan niệm đó đã ăn sâu vào lối sống Mỹ, nhưng nó từ đâu đến?

Mô hình cộng đồng

Những người định cư Thanh giáo đầu tiên đã để lại một dấu ấn không phai nhòa trong lịch sử Mỹ. Đất nước mới của họ sẽ phải là một tấm gương đối với Thế giới cũ, về một xã hội tốt đẹp hơn được Thượng đế ban cho số phận làm mẫu mực cho các nước khác. Đó là sứ mệnh của nhân dân Mỹ như đã được nói đến trong tuyên bố nổi tiếng năm 1630 của John Winsthrop, một trong những nhân vật hàng đầu trong số những người Thanh giáo sáng lập vùng đất New England: Người ta sẽ nói như thế này về những đồn điền sẽ được thiết lập sau đây: “Chúa hãy làm cho chúng giống hệt những đồn điền ở New England. Bởi vì chúng ta sẽ như một thành phố nằm trên một ngọn đồi, mọi con mắt sẽ hướng về chúng ta”.

Lý tưởng xây dựng cộng đồng Thanh giáo tự túc, bình đẳng, tập trung vào đời sống tôn giáo và được điều hành bằng quyết định tập thể, rất có thể đã không bao giờ được thực hiện, ngay cả trong thế hệ thứ nhất. Tuy nhiên, vai trò cộng đồng trong đời sống ở Mỹ ngay từ đầu đã được nêu bật và dùng làm tiêu chí cho những thế hệ tiếp theo.

Tại châu Mỹ thuộc địa, có hai thế giới tư tưởng và xã hội song song tồn tại, đôi khi hòa nhập với nhau, đó là thế giới của người Thanh giáo và thế giới của người Yan-kee, lớp người sinh ra từ sự thách thức công cuộc chinh phục một vùng đất mới. Ở miền New England (tại Đông Bắc Mỹ, hợp bởi những thuộc địa cũ của Anh lập ra từ thế kỷ XVII trên bờ Đại Tây Dương, nay gồm các bang Connecticut, Maine, Massachusetts, New Hampshire, Rhode Island và Vermont), làng mạc của người định cư theo chủ nghĩa bình đẳng tương phản hẳn với các thương cảng, nơi nguyên tắc đạo lý không ngừng bị xói mòn, với sự hình thành của các hàng rào xã hội. Cả trên vùng biên giới, làng mạc đặt dưới sự khống chế của một vài nhà kinh doanh như John Pynchon tại Springfield hay gia đình Willard ở châu thổ sông Merrimack, chú trọng đến việc mở rộng sở hữu đất đai và tìm đường tiếp cận dễ dàng thị trường, hơn là cung cách cư xử và việc tuân thủ luật lệ của tôn giáo.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 1)

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Mỹ nghĩ gì? (Kỳ 1)

TGVN. Người Mỹ thân thiện, cởi mở. Rất ít người Mỹ tỏ vẻ kênh kiệu, mặc dù trong thâm tâm họ tự coi mình trên thiên ...

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Pháp nghĩ gì?

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Pháp nghĩ gì?

TGVN. Dân tộc Pháp là dân tộc hình thành và thống nhất sớm ở châu Âu, nhưng tâm tính của người Pháp lại đầy mâu thuẫn, ...

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Nhật nghĩ gì?

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Người Nhật nghĩ gì?

TGVN. Muốn biết tâm tư tình cảm của con người thuộc một dân tộc nào đó, thì có lẽ một cách tốt nhất là nghiên ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động