Nhân tố Trung Quốc trong quyết định của Ấn Độ về RCEP

TGVN. Với việc từ chối tham gia RCEP, Ấn Độ dường như phát đi tín hiệu rằng, bất chấp cái giá phải trả, sự trỗi dậy của Trung Quốc đang được giải quyết cả về mặt chính trị và kinh tế.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhan to trung quoc trong quyet dinh cua an do ve rcep RCEP - Ngọn hải đăng khu vực trong một thế giới rạn nứt
nhan to trung quoc trong quyet dinh cua an do ve rcep Lỡ hẹn với RCEP và bài toán khó về cân bằng lợi ích
nhan to trung quoc trong quyet dinh cua an do ve rcep
Thiếu Ấn Độ, RCEP sẽ mất đi tính hấp dẫn của một thỏa thuận thương mại khổng lồ? (Nguồn: Nikkei)

Sự xuất hiện của Thủ tướng Narendra Modi tại Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm nay sẽ được nhớ đến với việc Ấn Độ cuối cùng đã tuyên bố không tham gia thỏa thuận thương mại Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Ngoài 10 quốc gia thành viên ASEAN, thỏa thuận thương mại này còn bao gồm 6 đối tác thương mại của khối là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Australia.

Chấp nhận đứng ngoài cuộc

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh RCEP ở Bangkok, ông Modi lập luận rằng mặc dù "Ấn Độ đã chủ động, tích cực và có tính xây dựng khi tham gia đàm phán RCEP ngay từ ban đầu", song dự thảo thỏa thuận RCEP "không phản ánh đầy đủ tinh thần cơ bản và các nguyên tắc chỉ đạo đã được nhất trí của RCEP", và thậm chí cũng "không giải quyết thỏa đáng những lo ngại và các vấn đề còn tồn tại của Ấn Độ".

Tiến trình đàm phán RCEP bắt đầu vào năm 2012, và đến năm 2019, các cuộc đàm phán này nhận được lực đẩy lớn nhằm đi tới hoàn tất thỏa thuận. Sau khi Ấn Độ tuyên bố không tham gia, 15 thành viên còn lại quyết định sẽ tiếp tục tiến lên phía trước và nhấn mạnh ý định ký kết một thỏa thuận thương mại vào năm tới, đồng thời vẫn để ngỏ cánh cửa cho Ấn Độ gia nhập sau này.

Trong bối cảnh quan hệ thương mại Mỹ - Trung leo thang căng thẳng, Trung Quốc đặc biệt muốn chứng kiến Hội nghị RCEP kết thúc thành công và hết sức thúc đẩy để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, vấn đề của Ấn Độ cũng nằm ở đó.

Trong đàm phán RCEP, Ấn Độ đưa ra những yêu cầu sau: lùi năm cơ sở để cắt giảm thuế quan từ năm 2014 xuống năm 2019; tránh việc hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên đột ngột bằng cách đưa một loạt mặt hàng vào danh sách áp dụng cơ chế kích hoạt thuế quan tự động; kêu gọi các quy định nghiêm ngặt hơn về nguồn gốc nhằm ngăn chặn việc phá giá từ Trung Quốc; và một thỏa thuận tốt hơn trong lĩnh vực dịch vụ.

Do đó, có thể thấy nhân tố Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong đánh giá về chi phí và lợi ích của New Delhi.

Điều thực sự cần thiết

Mặc dù Ấn Độ có thâm hụt thương mại với ít nhất 11 trong số 15 quốc gia thành viên của RCEP, song chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm 53 tỷ USD trong số 105 tỷ USD thâm hụt thương mại của Ấn Độ với các quốc gia này. Do Trung Quốc có nhu cầu lớn hơn trong việc tiếp cận thị trường của Ấn Độ để duy trì các ngành công nghiệp sản xuất, nên New Delhi muốn bảo vệ ngành công nghiệp và nông dân Ấn Độ trước sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trải nghiệm của Ấn Độ với các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) không gây được ấn tượng, với việc cơ quan nghiên cứu chính sách Niti Aayog thuộc Chính phủ Ấn Độ cho rằng tỷ lệ tận dụng FTA của Ấn Độ, vốn chỉ ở mức 5-25%, là vô giá trị. Ở trong nước, RCEP vấp phải sự phản đối lớn với việc những chủ thể lớn có liên quan công khai chống lại thỏa thuận thương mại này, bao gồm giới nông dân, ngành công nghiệp sữa hay giới doanh nghiệp. Đảng Quốc đại đối lập, từng tham gia các cuộc đàm phán CREP 7 năm trước, cũng cho rằng phản đối thỏa thuận này sẽ có lợi về mặt chính trị.

Những khó khăn trong bối cảnh kinh tế hiện nay của Ấn Độ càng làm những vấn đề này trở nên nghiêm trọng. Nếu các cuộc đàm phán toàn cầu là một trò chơi "hai cấp độ", cả hai cấp độ đều đối mặt với rất nhiều thách thức lớn, thì việc từ chối tham gia là điều thực sự cần thiết.

nhan to trung quoc trong quyet dinh cua an do ve rcep
Ấn Độ chưa tận dụng hết lợi thế của các FTA. (Nguồn: Business Standard)

Gây chia rẽ và lo ngại

Bao gồm một nửa dân số thế giới, chiếm tới gần 40% thương mại toàn cầu và 35% GDP của thế giới, sau khi được hoàn tất, RCEP sẽ trở thành khối tự do thương mại lớn nhất thế giới, và Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ ba trong khối RCEP.

Tuy nhiên, RCEP không có Ấn Độ sẽ không còn là một hiệp định thương mại hấp dẫn như trước đây, khi còn trong quá trình đàm phán. Vì vậy, không ngạc nhiên khi ASEAN xuất hiện sự chia rẽ liên quan tới quyết định tiếp tục hoàn tất RCEP mà không có Ấn Độ.

ASEAN luôn mong muốn đa dạng hóa các đối tác để các nước thành viên có thể phát huy vai trò trung tâm khi đối phó với các cường quốc lớn và duy trì khả năng tự trị chiến lược của mình. Trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ngày một tăng lên, các quốc gia thành viên ASEAN đang nỗ lực tìm cách giữ chân Mỹ ở khu vực. Vậy nhưng, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã phát đi tín hiệu lẫn lộn về cam kết của Washington đối với khu vực, ASEAN đang hướng tới New Dilhi với sự thận trọng.

Việc chính quyền của ông Modi chủ động vươn tới khu vực dưới hình thức chính sách "Hành động hướng Đông" đã được đón nhận tích cực. Lo ngại về sự hiện diện an ninh và kinh tế quá lớn và ngày một tăng lên của Trung Quốc, các quốc gia ASEAN mong muốn Ấn Độ can dự sâu vào khu vực.

Do đó, quyết định không tham gia RCEP của Ấn Độ chắc chắn sẽ gây ra nhiều lo ngại về kế hoạch lớn hơn của New Delhi đối với khu vực. Toàn bộ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của New Delhi có thể bị nghi ngờ nếu không có các bước đi nhằm khôi phục danh tiếng của Ấn Độ ở khu vực.

Đối với Trung Quốc, đây giống như một chiến thắng khi mà chính quyền Trump đang đẩy châu Á vào một sự lựa chọn có lợi cho Mỹ bằng cách từ chối những khoản "bố thí" của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và cơ sở hạ tầng.

Cần tư duy chiến lược mới

Cả về mặt địa chính trị và địa kinh tế, Trung Quốc hiện dường như đang thống trị khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đây có thể không phải là tin tức tốt lành đối với khu vực và với Ấn Độ.

Đó là lý do tại sao Nhật Bản đưa ra đề nghị nước này sẽ làm việc để hướng tới một thỏa thuận bao gồm cả Ấn Độ. Cho dù Trung Quốc đã nỗ lực thúc đẩy 15 quốc gia thành viên còn lại sớm hoàn tất RCEP, song Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshi Kajiyama tuyên bố rõ ràng rằng "Tokyo muốn đóng vai trò đi đầu tiến tới việc đạt được một thỏa thuận ban đầu giữa tất cả 16 thành viên, bao gồm cả Ấn Độ, để ký kết thỏa thuận này vào năm 2020".

Cô lập về kinh tế không phải là một lựa chọn của Ấn Độ, và do đó có tin tức cho hay, New Delhi sẽ tiến tới các thỏa thuận thương mại song phương. Ấn Độ sẽ phải chuẩn bị cho mình để có thể tận dụng triệt để các thỏa thuận như vậy. Những cải cách ở trong nước sẽ là điều rất cần thiết. Đây là thời điểm mà toàn bộ lý do tồn tại của quá trình toàn cầu hóa kinh tế bị thách thức. Ấn Độ cần kết hợp cả khía cạnh kinh tế và chính trị trong tư duy chiến lược của mình.

Với việc từ chối tham gia RCEP, New Delhi dường như đang phát đi tín hiệu rằng, bất chấp cái giá phải trả, sự trỗi dậy của Trung Quốc đang được giải quyết cả về mặt chính trị và kinh tế. Cách mà phần còn lại của Đông Á và Đông Nam Á phản ứng với động thái của Ấn Độ sẽ quyết định sự cân bằng quyền lực trong tương lai ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

nhan to trung quoc trong quyet dinh cua an do ve rcep

Rút khỏi RCEP, Ấn Độ xem xét thỏa thuận thương mại với Mỹ

TGVN. Ngày 5/11, Chính phủ Ấn Độ cho biết đang nghiên cứu một thỏa thuận với Mỹ, một ngày sau khi tuyên bố rút khỏi ...

nhan to trung quoc trong quyet dinh cua an do ve rcep

Đàm phán RCEP - Phép thử quan trọng đối với năng lực quy tụ của ASEAN

TGVN. Theo hãng tin Kyodo, các bộ trưởng từ 16 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã không đạt được thỏa thuận về ...

nhan to trung quoc trong quyet dinh cua an do ve rcep

RCEP - "Trái ngọt" của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?

Theo Reuters, các nhà phân tích cho rằng những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra "cú huých" cho Hiệp định RCEP.

QT (theo The Hindu)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động