Nhật Bản - EU: Hai hợp sức đấu một

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) vừa ký thoả thuận: Nhật Bản chính thức tham gia “Chiến lược kết nối với châu Á” của EU, trong khi “Một vành đai một con đường” của TQ đã “gõ cửa” châu Âu. Thoả thuận này có ý nghĩa gì? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhat ban eu hai hop suc dau mot Châu Âu đánh giá cao Hiệp định thương mại tự do EU – Nhật Bản
nhat ban eu hai hop suc dau mot FTA Nhật Bản - EU sẽ có hiệu lực vào ngày 1/2/2019
nhat ban eu hai hop suc dau mot
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký thoả thuận mới tại Brussel (Bỉ) ngày 27/9. (Nguồn: AFP)
nhat ban eu hai hop suc dau mot Nhật Bản - Mỹ: Một nhịn cho chín lành

TGVN. Nhật Bản - Mỹ dự định sẽ ký thỏa thuận thương mại tại New York. Chủ đích và nhất là lợi ích của ông ...

Sau thoả thuận về khu vực mậu dịch tự do, Nhật Bản và EU đã có được thêm dấu ấn mới trong việc thúc đẩy quan hệ song phương với việc ký kết thoả thuận về phối hợp cùng nhau thực hiện những dự án về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vận tải và công nghệ số có tác dụng và hiệu ứng kết nối châu Âu với châu Á. Việc ký kết này đã được chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiến hành ở Brussel (Bỉ) ngày 27/9 vừa qua.

Hợp lực đối phó

Cả trên danh nghĩa lẫn trong thực chất, thoả thuận này chính thức hoá sự tham gia của Nhật Bản vào "Chiến lược kết nối với Châu Á" được EU đưa ra và thực hiện từ một vài năm nay. EU dành cho việc thực hiện những dự án trong khuôn khổ chiến lược này khối lượng tài chính 60 tỷ EUR.

Tuy EU không xác nhận chính thức nhưng ai ai cũng thừa biết là chiến lược này của EU nhằm mở rộng quan hệ hợp tác của EU với các đối tác bên ngoài và đối phó với kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc cũng như đối phó việc Trung Quốc, bên cạnh quan hệ hợp tác với khối EU, còn tăng cường tranh thủ riêng nhiều thành viên EU trong khuôn khổ quan hệ hợp tác riêng được thể chế hoá ngày càng nhiều và được gọi là khuôn khổ hợp tác 17+1.

Nhật Bản và EU không tham gia kế hoạch kia của Trung Quốc. Nhật Bản vốn không giấu diếm sự ngần ngại và nghi ngại về kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc và đã có hẳn chiến lược ganh đua với Trung Quốc trên phương diện này. Tuy EU và Nhật Bản quả quyết công khai là thoả thuận mới về kết nối không nhằm đối phó kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, song một trong những mục tiêu được hai bên theo đuổi với thoả thuận mới này cũng như với thoả thuận về khu vực mậu dịch tự do đã được ký kết trước đó là đối phó Trung Quốc, trong ấy đặc biệt là kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc.

Cách tiếp cận của EU và Nhật Bản ở đây là hợp sức nhằm đồng thời hai mục tiêu là tăng cường hợp tác song phương và cùng đối phó Trung Quốc. Trung Quốc có chủ định kết nối châu Á - Thái Bình Dương với châu Âu và các châu lục khác thì EU phải có chiến lược kết nối châu Âu với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản cũng không thể không tìm cách vươn tới châu Âu. Vì thế, EU và Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược lý tưởng của nhau.

Thế và lực mới

EU giúp Nhật Bản tăng cường năng lực ganh đua với Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong khi Nhật Bản có thể giúp EU đẩy lùi và làm phá sản mưu tính của Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng và phạm vi hợp tác sang khu vực châu Âu và phân rẽ nội bộ EU. Chiến lược kết nối châu Á của EU với sự tham gia của Nhật Bản sẽ giúp cho cả hai mạnh thêm về tài chính, dễ được tin cậy và chấp nhận hơn về chính trị cũng như hứa hẹn hiệu quả thiết thực hơn.

EU và Nhật Bản cùng nhau tạo ra được sự lựa chọn thay thế kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc cho các nước ở hai châu lục và khu vực. Hai đối tác này cùng được lợi nhiều trong cả hai kịch bản có thể xảy ra là ganh đua giữa họ với Trung Quốc và hợp tác giữa họ với Trung Quốc. EU và Nhật Bản sẽ có được thế và lực mới nếu như rồi đây cả hai có cùng tham gia kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc hoặc khi để cho Trung Quốc tham gia vào những dự án trong khuôn khổ thoả thuận kết nối này của họ.

Trong chừng mực nhất định, EU và Nhật Bản cũng còn có được tác động và hiệu ứng tương tự để xử lý quan hệ của từng bên với Mỹ. Nhật Bản vừa ký kết một thoả thuận thương mại với Mỹ, nhưng đấy chỉ là thoả thuận hạn chế chứ chưa toàn diện. EU vẫn bị Mỹ xung khắc thương mại. Sự kết nối sẽ giúp EU và Nhật Bản hợp sức đối phó Mỹ hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực bởi cuộc xung khắc thương mại giữa Mỹ với từng bên.

Với Trung Quốc hay với Mỹ thì EU và Nhật Bản hợp sức nhau như thế để đấu một thì nếu không làm cho đối thủ bị thì bản thân họ cũng tránh bị đối thủ làm cho chột hoặc què.

Dịch Dung

nhat ban eu hai hop suc dau mot

5 năm nhìn lại Sáng kiến Vành đai và Con đường, thách thức và triển vọng

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc đang được triển khai nhanh và có bước đi chắc chắn, linh hoạt, góp ...

nhat ban eu hai hop suc dau mot "Song kiếm hợp bích", FTA giữa EU và Nhật Bản tạo ra thị trường lớn nhất thế giới

Hiệp định tự do thương mại EU - Nhật Bản (JEFTA), được ký tháng 7/2018, đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2 sau ...

nhat ban eu hai hop suc dau mot Cầu nối hai bờ Đại Tây Dương

Chuyến công du châu Âu của Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ mang ý nghĩa đối với quan hệ EU - Nhật Bản mà còn ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động