TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân | |
Nam Phi sẽ ký Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân |
Có ít nhất 112 hội đồng thành phố và 1 hội đồng tỉnh đã gửi văn bản tới Hạ viện bày tỏ quan điểm, kêu gọi ký kết và phê chuẩn văn kiện trên. Trong đó, 16 hội đồng kêu gọi Nhật Bản trở thành quốc gia quan sát viên Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân để chuẩn bị cho việc chính thức tham gia hiệp ước.
Hiệp ước TPNW được LHQ thông qua năm 2017. (Nguồn: UN News Centre) |
Hầu hết những văn bản này cũng gửi tới Thủ tướng Shinzo Abe. Ngoài ra, 16 hội đồng địa phương khác đã gửi văn bản bày tỏ quan điểm trên tới Thủ tướng nhưng không gửi tới Quốc hội.
TPNW là hiệp ước quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên về cấm toàn bộ vũ khí hạt nhân với mục đích hướng tới loại trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Hiệp ước đã được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 7/7/2017 và được 122 quốc gia bỏ phiếu thuận.
Tới nay đã có tổng cộng 56 quốc gia ký kết tham gia hiệp ước và 3 quốc gia phê chuẩn. TPNW bắt đầu có hiệu lực sau 90 ngày nhận được sự phê chuẩn của 50 quốc gia.
Chính quyền của Thủ tướng Abe không tham gia ký TPNW do Nhật Bản phụ thuộc vào "chiếc ô hạt nhân" của Mỹ để ứng phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Các quốc gia ủng hộ TPNW cho rằng việc LHQ chính thức thông qua hiệp ước này là một bước đi quan trọng. Trong khi đó, hầu hết các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tẩy chay các vòng đàm phán chuẩn bị nội dung của hiệp ước này.
Ngoài ra, không một quốc gia nào trong số 9 quốc gia có vũ khí hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên và Israel tham gia quá trình xây dựng nội dung hay bỏ phiếu thông qua hiệp ước.
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết phản đối vũ khí hạt nhân Ủy Ban thứ nhất Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) vừa mới thông qua một nghị quyết chống vũ khí hạt nhân được ... |
Nobel Hòa bình cho chiến dịch bãi bỏ vũ khí hạt nhân Chiều ngày 6/10 (giờ Hà Nội), Ủy ban Nobel Na Uy đã công bố chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2017, một trong những giải ... |
LHQ kêu gọi phản ứng toàn cầu để giải giáp hạt nhân Thế giới chỉ có thể an toàn nếu như không có vũ khí hạt nhân. Đây là thông điệp của Tổng thư ký António Guterres ... |