TIN LIÊN QUAN | |
Học sinh Singapore đứng đầu bài kiểm tra toàn cầu về Toán và Khoa học | |
Làm đẹp hồ sơ tuyển sinh - vấn đề trong giáo dục Đại học Mỹ |
Một số cha mẹ đang lạm dụng việc làm thay con, quyết định tương lai của con mà không hề hay biết?
Bao con từ A đến Z
Nói về thực trạng phụ huynh lấy đi tính tự chủ của con, PGS. Nguyễn Văn Nhã (nguyên Trưởng Ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: Anh bạn tôi năm nay ngoài 60 tuổi rồi mà vẫn được các cụ xấp xỉ 100 tuổi quan tâm, lo lắng, nhắc nhở như trẻ nhỏ: nhớ mặc ấm, đi đường cẩn thận kẻo tai nạn... Đó là sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ từ thời còn đầy gian khổ, thiếu cái ăn cái mặc, nên con cái luôn được ưu tiên.
Nhưng ngày nay, lo cho con cái nhiều quá lại có tác dụng ngược, làm đứa trẻ không lớn lên được, không tự chủ và ỷ lại thành thói quen xấu, nếu không đáp ứng đòi hỏi, chúng có thể làm thương tổn tình cảm gia đình.
Bao bọc quá đà, thương hay kìm hãm sự phát triển của con? (nguồn ảnh: Tuổi Trẻ). |
Cách giáo dục của các bậc cha mẹ lâu nay khiến con cái trở nên thụ động, khó có thể khẳng định mình. Lúc bé, trẻ được bế ẵm. Lớn lên, các em được nuông chiều như hoàng tử, công chúa, chuyện xin tiền cha mẹ với các em hiển nhiên “như ngày thường ở huyện”. Đi học, các em được cha mẹ chọn trường, tìm lớp, chọn ngành nghề cho. Ra trường, các em lại được cha mẹ lo luôn cho “tấm vé” việc làm.
Từ đó, PGS Nguyễn Văn Nhã khẳng định, đây không còn là tình thương mà là kìm hãm sự trưởng thành, phát triển của cả một con người. Trẻ cần phải có những trải nghiệm không vui vẻ, gặp khó khăn, thất bại mới có thể trưởng thành. Nếu kèm cặp con quá mức sẽ tạo áp lực và trẻ sẽ mất đi khả năng tư duy, tự chủ của bản thân.
Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục - IRED) nhận định, trong xã hội ta hiện nay, có nhiều “cậu ấm cô chiêu” chỉ biết ăn học. Ông dẫn chứng câu nói của một bà mẹ về đứa con trai đang là sinh viên của mình: “Làm sao nó biết làm việc nhà, bởi vì thức dậy thì đã có người giúp việc của gia đình sắp xếp chăn màn, dọn phòng. Nó chỉ biết ăn rồi đi học?”.
TS. Nguyễn Khánh Trung cho rằng nhiều cha mẹ đang “đánh cắp” sự trưởng thành của con mà không hề hay biết. Thực tế, trong nhiều gia đình, cha mẹ Việt “bao” con từ A đến Z: đi học trường nào có cha mẹ lo, học xong làm việc gì có cha mẹ chạy, thậm chí cưới vợ gả chồng, xây nhà, sinh con cũng được cha mẹ lo hết. “Cha mẹ nuôi con, thương con kiểu đó chẳng khác nào biến con thành gánh nặng cho những người thân và xã hội”, TS. Nguyễn Khánh Trung phân tích.
Đừng mãi bồng bế con
Nói về tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự chủ cho trẻ, PGS. Nguyễn Văn Nhã cho rằng đến tuổi trẻ đi học, người lớn nên chú trọng vào việc hướng dẫn và giải thích chứ không làm bài tập hộ trẻ, hãy để trẻ tự làm mọi việc như thay quần áo, tắm rửa, xới cơm... Không thể cha mẹ cứ mãi làm thay, bao cấp con kẻo lại luẩn quẩn rơi vào kiểu “chăm lo cho thế hệ trẻ” là cực kỳ nguy hiểm. Mãi “bồng bế” con sẽ khiến đứa trẻ không chủ động thay đổi tư duy, không tự làm mọi việc, và khó có thể tự quyết định được tương lai của chính mình.
Bằng kinh nghiệm và qua nghiên cứu, TS. Nguyễn Khánh Trung khẳng định việc xây dựng tính tự chủ cho con cái cực kỳ quan trọng. Đó là khả năng trẻ tự biết lo cho bản thân, tự chủ về đời sống tinh thần, tư duy độc lập, có khả năng hội nhập vào xã hội. Ông dẫn chứng trẻ em Pháp, ngoài thời gian học ở trường và làm bài tập ở nhà, thường được phân việc gia đình. Sau 14 tuổi, trẻ được khuyến khích đi làm thêm vào dịp hè để tự thực hiện các “dự án” của riêng mình như mua sắm các vật dụng mong muốn, thực hiện các chuyến đi…
Từ đó, TS. Nguyễn Khánh Trung nhấn mạnh, thay vì chạy theo thành tích, chúng ta cần giáo dục tính tự chủ cho trẻ, để trẻ có thể sinh tồn, có thể đứng trên đôi chân của chính mình và bước đi. Và khi tự mình bước đi được rồi thì mới có thể chạy nhảy vui chơi với đời, mới có thể trèo lên cao và có khả năng để góp sức mình với xã hội. “Cũng như mọi loài khác, con người trước tiên muốn tồn tại phải có khả năng tự lo. Nếu không thể đi trên đôi chân của mình thì sẽ phải làm sao?”, TS. Trung băn khoăn.
Có lẽ vì thế, vợ chồng Tổng thống Barack Obama đã cho con đi làm thêm, tỉ phú Bill Gates hiến hầu hết tài sản của mình làm từ thiện. Không phải họ không thương con, mà đang tạo cho con bối cảnh cần thiết để con không dựa dẫm, cho phép con sống cuộc sống của chính mình, bằng đôi bàn tay và khối óc của mình.
Giáo dục gia đình hay giáo dục nhà trường nếu không góp phần tạo nên những cá nhân trưởng thành, được khai minh khai trí, làm chủ những gì được học và có thể thúc đẩy sự phát triển của xã hội thì đó là sự giáo dục thất bại. “Một quốc gia tự chủ phát triển khi có những công dân tự chủ. Chính vì vậy, lúc này chúng ta đừng chỉ dạy con biết nghe lời, đừng chú trọng đến điểm số nữa mà phải đặt lại câu hỏi: Liệu các bậc cha mẹ đã giáo dục và xây dựng tính tự chủ cho con đúng và đủ chưa?”, TS. Nguyễn Khánh Trung nhấn mạnh.
GS. Trần Văn Nhung: “Nên tham khảo mô hình giáo dục quốc tế tốt” "Mục đích của giáo dục hiện đại là tạo ra thế hệ mới phát triển toàn diện, hài hòa, có đạo đức, đậm nét nhân ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các trường ĐH phải chủ động vươn lên với tinh thần quyết tâm, đột phá Sáng nay 12/11, trường ĐH Kinh tế quốc dân đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường và đón nhận ... |
Biểu tình bạo lực ở Indonesia: Giáo dục thất bại là nguyên nhân? Trong một xã hội đa dạng về văn hóa, tôn giáo… hệ thống giáo dục không đi đúng hướng sẽ tạo ra những vấn đề ... |