Nhóm tàu chiến Anh tiến vào Biển Đông, hàm ý đến nước nào?

Phạm Hằng
Tối ngày 27/7, tàu chiến lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh - tàu sân bay Queen Elizabeth cùng với nhóm tàu tác chiến đã tiến vào Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhóm tàu chiến Anh tiến vào Biển Đông, hàm ý đến nước nào?
Anh chưa công bố lịch trình đầy đủ cho “Chiến dịch Fortis” ở Đông Nam Á và Biển Đông. (Nguồn: Hải quân Hoàng gia Anh)

Một số nguồn tin quân sự cho biết, quân đội Trung Quốc đang theo dõi hoạt động của nhóm tàu một cách gắt gao, cả trên biển lẫn trên không.

Nhân sự kiện này, Bill Hayton, chuyên gia nghiên cứu thuộc Chương trình châu Á - Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House) đã có bài viết "Nhóm tàu tác chiến sân bay ở Biển Đông" đăng trên trang tạp chí nghiên cứu Anh The Geostrategy.

“Chiến dịch Fortis”

Bài báo cho biết, các tàu chiến, dẫn đầu là tàu sân bay Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh, đi từ Singapore đến Nhật Bản và được mời tham gia các cuộc tập trận quân sự. Sau đó, nhóm tàu sẽ thực hiện hành trình quay trở lại.

Việc triển khai nhóm tàu - bao gồm một tàu khu trục, hai khinh hạm, một tàu ngầm tấn công hạt nhân, các tàu phụ trợ, máy bay chiến đấu tàng hình F35B Lightning II, và các tàu chiến của Hà Lan và Mỹ - đã thu hút nhiều bình luận sôi nổi, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc.

Bài viết của chuyên gia Bill Hayton đã cung cấp một số thông tin cơ bản về mục đích của chiến dịch hàng hải mà nhóm tàu thực hiện - chính thức được gọi là “Chiến dịch Fortis”. Đồng thời xem xét các phản ứng có thể của Trung Quốc nếu nhóm tàu của Anh (hoặc các thành phần của nhóm) có hành động khẳng định luật pháp quốc tế nhằm thách thức việc Trung Quốc đặt ra hạn chế đối với các khu vực ở Biển Đông.

Anh chưa công bố lịch trình đầy đủ cho “Chiến dịch Fortis” ở Đông Nam Á và Biển Đông. Nhiều khả năng các tàu riêng lẻ sẽ dừng lại ở các cảng khác nhau và tham gia các cuộc tập trận riêng biệt.

Các hoạt động này có thể bao gồm từ các cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn đến các hoạt động phức tạp hơn. Trong chuyến hành trình trở lại vào tháng 10, Nhóm tàu dự kiến ​​sẽ tham gia các cuộc tập trận của Thỏa thuận Phòng thủ năm cường quốc (FPDA), bao gồm Malaysia, Singapore, Anh, Australia và New Zealand.

Trong hải trình của nhóm tàu trên Biển Đông, một hoặc nhiều tàu có thể khẳng định các quyền trên biển theo quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Khó có khả năng (nhưng không phải là không thể) rằng một tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ đi vào khu vực 12 hải lý của một cấu trúc đang tranh chấp.

Nếu tàu của Anh làm như vậy thì đó là vì một trong hai lý do: Thứ nhất là để chứng minh quyền qua lại vô hại qua lãnh hải; thứ hai là để thể hiện rằng Anh không công nhận luật pháp quốc gia nào ngoài UNCLOS điều chỉnh các hoạt động hàng hải gần các cấu trúc cụ thể hoặc bãi cạn lúc nổi lúc chìm, ngay cả những nơi đã được tôn tạo.

Khi thực hiện quyền qua lại vô hại và khẳng định quyền tự do hàng hải, Anh đang tôn trọng UNCLOS 1982 và luật biển quốc tế. Hơn nữa, việc duy trì các quy tắc này mang lại lợi ích cho toàn khu vực và thế giới rộng lớn hơn.

Sự hiện diện của tàu chiến và máy bay Mỹ trong Nhóm tàu cũng có thể hiểu rằng việc đi qua Biển Đông sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với Mỹ.

Những điểm cần làm rõ

Bài báo cho rằng, để đối phó với việc Trung Quốc ảnh hưởng đến hoạt động triển khai của Hải quân Hoàng gia Anh đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông, chính phủ Anh nên làm rõ hơn một số điểm nổi bật của “Chiến dịch Fortis”.

Cụ thể, Anh đang thăm khu vực Biển Đông theo yêu cầu của hầu hết các nước ở đó. Việc Nhóm tàu được mời ghé cảng và tham gia các cuộc tập trận hải quân với các quốc gia khu vực chứng tỏ điều này.

Nhóm tàu chỉ đơn giản là đi qua các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và lãnh hải của các quốc gia khác trên đường đến thăm khu vực và tập trận hải quân với các quốc gia.

Khi thực hiện quyền qua lại vô hại và khẳng định quyền tự do hàng hải, Anh đang tôn trọng UNCLOS 1982 và luật biển quốc tế. Hơn nữa, việc duy trì các quy tắc này mang lại lợi ích cho toàn khu vực và thế giới rộng lớn hơn.

Hơn nữa, chính những vi phạm của Trung Quốc với UNCLOS đã làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông trong vài thập kỷ qua. Nhóm tàu cần được chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nhân đạo nào xảy ra trong thời gian triển khai.

5 năm phán quyết PCA về Biển Đông, lập trường của các nước đã 'xoay trục'

5 năm phán quyết PCA về Biển Đông, lập trường của các nước đã 'xoay trục'

Lập trường của các bên sau 5 năm phán quyết về Biển Đông đã có nhiều sự thay đổi.

Philippines có cơ sở để cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines có cơ sở để cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông

Một Hiệp ước với Mỹ, một sự "đồng lòng" phản đối Trung Quốc ở Biển Đông của đông đảo các quốc gia trong và ngoài ...

(theo The Geostrategy)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên ...
Bà Tôn Ngọc Hạnh được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

Bà Tôn Ngọc Hạnh được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

Bà Tôn Ngọc Hạnh được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020-2025...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động