Những bài học trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ qua xử lý vụ 'thao túng tiền tệ'

Vũ Đăng Minh
TGVN. Việt Nam đã bước đầu tháo gỡ được “nút thắt thao túng tiền tệ”, tránh được biện pháp trừng phạt thương mại...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Những ngày cuối năm 2020, đầu năm 2021, mọi chú ý đều hướng về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với những sự kiện chưa từng thấy. Trong bối cảnh đó, dư luận dường như ít quan tâm đến báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” ngày 16/12/2020 của Bộ Tài chính Mỹ, xác định 10 nền kinh tế, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italy, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ thuộc danh sách giám sát.

Mỹ nói về “vụ việc 301”

Báo cáo cũng cho rằng Việt Nam cùng với Thụy Sỹ “thao túng tiền tệ”. Bộ Tài chính Mỹ đưa ra đánh giá dựa trên 3 tiêu chí. Một là “thặng dư thương mại ngày càng tăng của Việt Nam với Mỹ”, hai là “thặng dư tài khoản vãng lai lớn trên toàn cầu”, ba là “sự can thiệp mạnh mẽ (của Chính phủ) vào ngoại hối nhằm giữ giá trị đồng Việt Nam thấp”.

Hai tiêu chí đầu dựa trên các số liệu thống kê. Còn tiêu chí thứ ba phụ thuộc vào quan điểm và đặc thù chính sách tài chính, tiền tệ của từng nước.

Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR)
Nếu Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) kết luận có hành vi “thao túng tiền tệ”, Mỹ sẽ có những “hành động chấn chỉnh” cần thiết.

Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tiến hành điều tra chính sách tiền tệ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam theo điều khoản 301 Luật Thương mại Mỹ năm 1974 (vì thế báo chí gọi tắt là đây là “vụ việc 301”).

USTR dự kiến công bố kết quả điều tra và chuyển giao cho chính quyền của tân Tổng thống Mỹ trước ngày chuyển giao quyền lực 20/1. Nếu USTR kết luận có hành vi “thao túng tiền tệ”, Mỹ sẽ có những “hành động chấn chỉnh” cần thiết. Theo dư luận, trong các trường hợp tương tự, Mỹ có thể áp thuế 25% lên các mặt hàng xuất khẩu của đối tác.

Nếu điều đó xảy ra, sẽ rất bất lợi, bởi Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, Mỹ là thị trường xuất khẩu rất quan trọng. Đây cũng là thời gian chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tư do lớn như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)...

Việt Nam không tháo gỡ được cáo buộc, các đối tác khác cũng có thể áp dụng hành động tương tự. Nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Phản ứng của Việt Nam

Ngay lập tức, Chính phủ Việt Nam đã chủ động có bước đi, các động thái tương thích với thông lệ quốc tế và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Ngày 22/12/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Donald Trump về việc điều tra của USTR.

Thủ tướng khẳng định: Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, cần điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá ngoại hối để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế.

Trong các cuộc gặp gỡ với Tổng thống và các quan chức Mỹ trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi về quan tâm của Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất, nhập khẩu và cho rằng nguyên liệu xuất khẩu của Việt Nam cũng góp phần tăng thêm việc làm cho người dân Mỹ.

Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết chỉ đạo các bộ, ngành Việt Nam chủ động hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ, giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, cùng có lợi.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O, Brien và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer trao đổi về kinh tế, thương mại song phương trong đó có “vụ việc 301”.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh tiếp tục làm rõ chính sánh của Việt Nam, hoan nghênh Hoa Kỳ đã lắng nghe và ghi nhận những những quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp 2 nước trong quá trình điều tra chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Những bài học trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ qua xử lý vụ 'thao túng tiền tệ'
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O, Brien về việc điều tra chính sách tiền tệ của Việt Nam ngày 15/1/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ngày 17/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thông cáo cụ thể hóa ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, giải đáp các tiêu chí mà Mỹ dựa vào để “dán nhãn thao túng tiền tệ”.

Thông cáo nêu rõ thặng dư thương mại song phương và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt yếu tổ liên quan đến đặc thù kinh tế Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua ngoại tệ can thiệp là nhằm mục đích bảo đảm hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước (vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực) để tăng cường an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

Bộ Công Thương phát huy vai trò Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ, đầu mối phối hợp hành động của các bộ ngành liên quan, trao đổi với các đối tác Hoa Kỳ để xử lý vụ việc. Khẳng định Việt Nam tiếp tục nỗ lực mở cửa thị trường, thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận nhằm đạt được kết quả thực chất, giải quyết toàn diện các quan tâm của Mỹ và Việt Nam, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, 2 bên cùng có lợi.

Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các hiệp hội, tổ chức ngành nghề liên quan tích cực phối hợp, trao đổi với đối tác Hoa Kỳ để có tiếng nói có lý, có tình với chính phủ của mình, mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân 2 nước.

Tháo gỡ “nút thắt” và những vấn đề đặt ra

Ngày 15/1, USTR chính thức ban hành Báo cáo về việc điều tra theo điều khoản 301. Báo cáo cung cấp thông tin tổng quan về “vụ việc 301”, nguyên nhân, mục đích điều tra.

USTR cho rằng hành vi, chính sách và hoạt động liên quan đến tỷ giá đồng Việt Nam, thị trường ngoại hối… là “không hợp lý”, ảnh hưởng đến thương mại của Mỹ.

Nhưng điều quan trọng nhất là kết luận báo cáo của USTR hoàn toàn không đề cập, không có bất cứ đề xuất nào lên Chính phủ Hoa Kỳ về việc áp thuế hoặc sử dụng biện pháp đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Bộ Công Thương Việt Nam hoan nghênh kết luận của USTR có ý nghĩa tích cực đối với quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam và quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa 2 nước. Đây là kết quả rất quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Từ đó, có thể rút ra những bài học bổ ích.

Thứ nhất, các vấn đề tương tự vẫn có thể xảy ra trong tương lai. Việt Nam đã bước đầu tháo gỡ được “nút thắt thao túng tiền tệ”, tránh được biện pháp trừng phạt thương mại.

Song USTR vẫn có cách nhìn nhận khác với chúng ta về chính sách tài chính, tiền tệ của Việt Nam. Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, khắc phục các vướng mắc để giải quyết đến cùng “nhãn thao túng tiền tệ”. Ngoài ra, nó còn bị chi phối bởi yếu tố chính trị, an ninh và các yếu tố phi kinh tế khác.

Việt Nam cần kịp thời nắm bắt sự quan tâm của Hoa Kỳ về kinh tế, thương mại, chủ động, tích cực, phối hợp với đối tác để tiếp tục giải quyết một cách toàn diện các vấn đề liên quan.

Thứ hai, dù có một số khác biệt lợi ích, nhưng Hoa Kỳ vẫn coi trọng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Cách nhìn nhận khác nhau, nhưng khác biệt lợi ích là chuyện vẫn xảy ra trong quan hệ kinh tế, thương mại. Ngay với một số đồng minh, Hoa Kỳ vẫn cáo buộc về hành vi xâm phạm lợi ích kinh tế, thương mại. Trong thời gian này, Hoa Kỳ ra các quyết định trừng phạt Trung Quốc, Iran, Cuba, nhưng không áp dụng bất cứ biện pháp nào với Việt Nam.

Quá trình điều tra “vụ việc 301”, cũng như các cuộc điện đàm của lãnh đạo cấp cao, 2 bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển ổn định, đi vào chiều sâu, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau và cùng có lợi.

Điều này chứng tỏ tuyên bố của Hoa Kỳ mong muốn và ủng hộ một nước Việt Nam “mạnh, độc lập, thịnh vượng”, đóng vai trò quan trọng vì an ninh, hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới không phải là tuyên bố chỉ mang tính ngoại giao.

“Vụ việc 301” một lần nữa chứng tỏ tác động 2 chiều giữa quan hệ chính trị, ngoại giao đối với quan hệ kinh tế, thương mại và quan hệ kinh tế, thương mại đối với quan hệ chính trị, ngoại giao.

Thứ ba, Việt Nam đã chủ động, tích cực, kịp thời triển khai đồng bộ, phối hợp chặt chẽ các cấp, các kênh quan hệ, từ Chính phủ đến các bộ, ngành liên quan, trao đổi, đối thoại, tăng cường hiểu biết, lòng tin, giảm bớt sự khác biệt cách nhìn nhận thực tế.

Các quan chức Hoa Kỳ, từ Bộ trưởng Ngoại giao, Cố vấn An ninh quốc gia đến Đại diện thương mại đều ghi nhận nỗ lực, thiện chí hợp tác, đối thoại của Việt Nam. Đây là nguyên nhân cơ bản, quan trọng dẫn đến kết quả xử lý “vụ việc 301”.

Chúng ta đã phát huy tốt kênh quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp 2 nước. Như ý kiến của Phó Chủ tịch Điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ Myron Brilliant: cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ hoan nghênh chính quyền không áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cho rằng trừng phạt thương mại không thích hợp để giải quyết vấn đề định giá tiền tệ.

Quan trọng nhất là cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến khích Chính phủ thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện và thương mại chặt chẽ hơn với Việt Nam, quốc gia ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Hoa Kỳ.

Thứ tư, minh bạch hóa thông tin về chính sách, hoạt động tài chính, thương mại và thực hiện 2 bên cùng có lợi là công cụ hữu hiệu giải quyết cáo buộc “thao túng tiền tệ” và các vấn đề khác nảy sinh. Minh bạch hóa thông tin với Chính phủ và các đối tác Hoa Kỳ, đồng thời chủ động trao đổi, giải thích để họ hiểu rõ đặc thù và chính sách Việt Nam không can thiệp vào tỷ giá hối đoái để mang lại lợi ích thương mại.

Trong quá trình giải quyết vấn đề “thao túng tiền tệ”, chênh lệch cán cân thương mại và các vấn đề khác, cần có thái độ thiện chí, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, cùng bàn bạc, tìm kiếm giải pháp 2 bên cùng có lợi. Đó là cách tốt nhất tháo gỡ các vướng mắc.

Thành công trong giải quyết “vụ việc 301” bước đầu tháo gỡ nút thắt “thao túng tiền tệ” có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này khẳng định chính sách tài chính, thương mại của Việt Nam vừa mang lại lợi ích của mình vừa tôn trọng lợi ích chính đáng của đối tác, hài hòa giữa quyền lợi và trách nhiệm để xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững; Đồng thời, để lại những bài học giá trị cho quan hệ, hợp tác nhiều mặt với các đối tác.

TIN LIÊN QUAN
Vì sao Việt Nam không phải quốc gia thao túng tiền tệ?
Bộ Công Thương hoan nghênh kết luận của Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
Đại sứ Hà Kim Ngọc điện đàm với Hạ nghị sỹ Hoa Kỳ Ted Yoho
Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc Mỹ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ
Thao túng tiền tệ - con bài “mơ hồ ” của Tổng thống Trump
Vũ Đăng Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động