Những điều cần biết về Nghị quyết 2573 do Việt Nam xây dựng vừa được Hội đồng Bảo an thông qua

Thu Trang
Ngày 27/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua Nghị quyết 2573 về Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xung đột vũ trang.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày 27/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua Nghị quyết 2573 về Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xung đột vũ trang. (Nguồn: Twitter)
Ngày 27/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua Nghị quyết 2573 về Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xung đột vũ trang. (Nguồn: Twitter)

Trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ, Phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng về chủ đề “Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân” do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì dưới hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến ngày 27/4 diễn ra thành công tốt đẹp với việc thông qua Nghị quyết 2573 về Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xung đột vũ trang.

Hành trình đến với "quả ngọt"

Nghị quyết 2573 do Việt Nam, Chủ tịch luân phiên HĐBA tháng 4/2021, soạn thảo đã lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công vào dân thường tại các khu vực có xung đột vũ trang làm hư hại nghiêm trọng các cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân.

Nghị quyết cũng lên án mạnh mẽ việc để người dân bị rơi vào cảnh nạn đói như một phương thức tiến hành chiến tranh bởi điều này đi ngược lại luật pháp quốc tế về đảm bảo các yêu cầu nhân đạo đối với người dân.

Nghị quyết 2573 là nghị quyết đầu tiên của HĐBA về chủ đề Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xung đột vũ trang.

Đặc biệt, nghị quyết do 64 quốc gia đồng bảo trợ và nhận được sự đồng thuận thông qua của 15/15 quốc gia.

64 nước đồng bảo trợ Nghị quyết 2573 gồm: Angola, Áo, Bangladesh, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Costa Rica, Bờ Biển Ngà, Croatia, CH Czech, Đan Mạch, Djibouti, CH Dominican, Ecuador, Ai Cập, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Guatemala, Hungary, Iceland, Ấn Độ, Ireland, Italy, Nhật Bản, Kenya, Latvia, Lebanon, Lesotho, Liechtenstein, Luxembourg, Malaysia, Malta, Mauritania, Mexico, Mông Cổ, Morocco, Hà Lan, Niger, Na Uy, Pakistan, Peru, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Qatar, CH Moldova, Nga, Saint Vincent and the Grenadines, Serbia, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Anh, Mỹ, và Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Nghị quyết 2573 có thể coi là di sản của Việt Nam trong tháng Chủ tịch HĐBA nói riêng và trong cả nhiệm kỳ Ủy viên Không thường trực (UVKTT) HĐBA nói chung.

Bởi lẽ, đây là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì xây dựng và thúc đẩy thông qua trong nhiệm kỳ UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2020 – 2021. Trải qua chặng đường dài kể từ Nghị quyết 1889 (2009) về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh do Việt Nam thúc đẩy thông qua trong tháng Chủ tịch của Việt Nam tại HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 – 2009 (tháng 10/2009), Việt Nam một lần nữa ghi dấu ấn của riêng mình tại HĐBA thông qua Nghị quyết 2573.

Mặc dù quá trình thương lượng nghị quyết kéo dài trong gần hai tháng (từ tháng 3/2021), song quá trình lên ý tưởng, xây dựng nội dung ban đầu của nghị quyết đã kéo dài từ trước khi Việt Nam chính thức trở thành UVKTT HĐBA (từ năm 2019).

Nghị quyết 2573 được xuất phát từ chính những trải nghiệm của Việt Nam qua các cuộc chiến tranh, những khó khăn thực tế trong việc bảo vệ và duy trì khả năng vận hành các loại cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xung đột, cũng như những tác động nhiều mặt, trực tiếp và gián tiếp của tình trạng này đối với sự sống của người dân, quá trình tái thiết và xây dựng hòa bình bền vững hậu xung đột.

Trong khi đó, cách tiếp cận tại HĐBA nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đối với vấn đề bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang đến nay chủ yếu tập trung vào các nhóm thường dân cụ thể (như người bị mất tích, người khuyết tật , phóng viên …), hoặc các loại cơ sở hạ tầng cụ thể (như các cơ sở hạ tầng về y tế, cơ sở hạ tầng về nhân đạo…), chứ chưa có sự tổng thể, toàn diện, đặc biệt chưa thừa nhận được mối liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các loại cơ sở hạ tầng thiết yếu, cũng như tác động lâu dài của việc tấn công vào cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với người dân trong xung đột.

7 thông điệp của Nghị quyết 2573

Nghị quyết 2573 do Việt Nam xây dựng và thúc đẩy có 7 nội dung mới đáng chú ý.

Một là, nhấn mạnh hệ quả của việc tấn công các cơ sở hạ tầng thiết yếu và nhân viên tham gia vào vận hành, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với tình hình kinh tế - xã hội, nguồn lực của quốc gia trong xung đột, cản trở khả năng tiếp cận dịch vụ thiết yếu của người dân.

Hai là, khẳng định hoạt động của các cơ sở hạ tầng thiết yếu có sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau (ví dụ, việc tấn công, phá hủy trạm điện, cơ sở xử lý nước có thể ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của bệnh viện, cơ sở sản xuất, phân phối lương thực…) và do đó, những cơ sở hạ tầng này đặc biệt dễ bị tổn thương trong xung đột.

Ba là, nhấn mạnh việc phá hủy, phá hoại các cơ sở hạ tầng thiết yếu có thể làm trầm trọng hơn tình hình tị nạn, lây lan dịch bệnh và cản trở các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Bốn là, nhấn mạnh cần khôi phục, tái thiết dịch vụ thiết yếu theo hướng bền vững, toàn diện hơn, nhằm đóng góp vào thúc đẩy một cách tiếp cận tổng thể đối với duy trì hòa bình ở các quốc gia xung đột và hậu xung đột.

Năm là, khuyến khích các nỗ lực hợp tác bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu và dịch vụ thiết yếu theo yêu cầu của quốc gia và phù hợp với nhu cầu cơ bản của người dân, thông qua bảo vệ nhân viên tham gia vận hành, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng thiết yếu, và cho phép vận chuyển an toàn các trang thiết bị, phương tiện, nhiên liệu cần thiết cho các hoạt động nêu trên.

Sáu là, nhấn mạnh cần tăng cường hợp các quốc tế, thông qua hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực, để hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu nhân đạo của người dân trong xung đột, cho phép người dân phục hồi bền vững, bao gồm phục hồi sau đại dịch Covid-19, bảo vệ sinh kế, tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu và nâng cao sự tự cường cho cộng đồng dân cư.

Bảy là, kêu gọi nâng cao chuyên môn kỹ thuật cho các cơ quan LHQ tại địa phương để có thể hỗ trợ hiệu quả hơn việc cung cấp dịch vụ thiết yếu cho người dân trong xung đột.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 28/4: Toàn cầu tiệm cận 150 triệu ca; biến thể virus ở Ấn Độ siêu lây nhiễm; tin vui về vaccine AstraZeneca
Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang: Cần lấy sự an toàn và sinh kế của người dân làm trung tâm
Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Người dân còn lại gì sau xung đột vũ trang?
Bảy nguyên tắc ngôi thứ chính thức trong hoạt động đối ngoại (Phần 1)
Nguyễn Cơ Thạch – Người tiên phong trên mặt trận ngoại giao kinh tế

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Phiên bản di động