Những ký ức theo cùng năm tháng

Những lời chúc mừng nồng nhiệt của bạn bè quốc tế sau khi Việt Nam giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay trên Quảng trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia Brunei năm 1995 là những kỷ niệm mà nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nhớ mãi khi nói về quãng thời gian hoạt động ngoại giao lâu năm của mình…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.

Bước chân vào ngành ngoại giao như một định mệnh, khi chưa biết ngoại giao là gì nhưng rồi gắn với nó gần 50 năm trời, nay vẫn tiếp tục gắn bó và gắn bó cho đến ngày cuối cùng của đời mình, tôi có dịp được đi nhiều nước, được gặp nhiều người, nên có không ít kỉ niệm, vui có, buồn có. Song, có hai sự kiện ở hai thời điểm làm cho tôi vô cùng xúc động để lại ấn tượng mãi mãi không thể phai mờ.

Hai thời điểm ấn tượng

Ấn tượng thứ nhất: Đó là sau khi đất nước giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lúc bấy giờ, những người làm ngoại giao chúng tôi đi đến đâu cũng được mọi người đón chào niềm nở và chúc mừng nồng nhiệt; có nơi còn hô “Việt Nam muôn năm!”. Nhiều thanh niên tay bắt mặt mừng tự hào giới thiệu: “Tôi thuộc thế hệ Việt Nam. Tôi trưởng thành và hiểu biết do tham gia phong trào ủng hộ Việt Nam, cảm phục một dân tộc, một đất nước nhỏ, nghèo nhưng đã anh dũng chiến đấu, vừa gan dạ vừa mưu mẹo, đã chiến thắng một nước giàu và mạnh gấp hàng trăm lần”. Những người có ít nhiều kiến thức thì đánh giá: “Việt Nam là biểu tượng của ý chí kiên cường bất khuất chiến đấu vì độc lập tự do”. Những ngày đó, rất nhiều đoàn, có đoàn đến từ tỉnh lẻ cách thủ đô hàng trăm cây số đến Sứ quán Việt Nam chúc mừng. Chúng tôi đã sống những ngày hạnh phúc và tự hào, tự hào về đất nước, về dân tộc mình mà ý chí kiên cường, bất khuất đã trở thành truyền thống do được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lại được củng cố thêm bằng tư tưởng Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Thắng lợi mà chúng ta giành được bằng xương máu, bằng sự hy sinh không bờ bến của nhân dân cả nước và các chiến sĩ trên chiến trường đã thể hiện đúng như lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2/9/1945 tại Quảng trưởng Ba Đình lịch sử. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để bảo vệ nền tự do độc lập ấy”.

Ấn tượng thứ hai: Trong buổi lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN diễn ra tại Quảng trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia Brunei chiều ngày 28/7/1995, vào khoảnh khắc lúc lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên dưới bầu trời trong xanh, không gợn một làn mây, báo hiệu Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN, tôi xúc động đến rưng rưng nước mắt. Khi lá cờ lên đến đỉnh, một tràng pháo tay rộ lên, tiếp theo là những cái bắt tay với nét mặt hân hoan chúc mừng của các ngoại trưởng ASEAN, các quan chức nước chủ nhà và các quan chức các nước thành viên ASEAN tham dự buổi lễ. Trời Brunei hôm đó rất đẹp. Hình như thiên nhiên cũng vui mừng chào đón ngày trọng đại này.

Sau khi tôi đọc diễn văn nói lên niềm vui được trở thành thành viên ASEAN, cảm ơn các đồng nghiệp, nhấn mạnh vai trò quan trọng của ASEAN và thay mặt Chính phủ hứa Việt Nam sẽ làm hết sức mình với tư cách là một thành viên có trách nhiệm là sáu bài phát biểu của sáu Ngoại trưởng và của Tổng Thư ký ASEAN chúc mừng và ca ngợi Việt Nam hết lời. Tôi cảm thấy rất tự hào.

Sự xúc động của tôi hòa quyện với niềm tự hào về đất nước và dân tộc mình từ những giờ phút ấy đã khắc sâu vào tâm trí tôi như một kỉ niệm không bao giờ có thể phai mờ.

Những người bạn quốc tế

Như một định mệnh, tôi bắt đầu sự nghiệp của mình tại Moscow khi còn chưa biết ngoại giao là gì, sau đó có một vài nhiệm kỳ công tác tại đây. Từ khi quen nhau ở buổi ban đầu còn bỡ ngỡ, qua năm tháng, mấy đồng chí Nga làm việc ở Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và tôi trở thành những người bạn thân thiết, hiểu nhau và tin nhau. Những cuộc gặp để giải quyết công việc, xử lý những vấn đề liên quan đến quan hệ giữa hai Đảng và hai nước đều được nối tiếp bằng những cuộc thông báo cho nhau tình hình mỗi nước vì các bạn chính là những người chuyên trách về Việt Nam, yêu quý Việt Nam có lẽ không kém tình cảm gắn bó của tôi với Matxcova. Chính nhờ các bạn mà tôi hiểu sâu hơn những điều tôi nghiên cứu qua sách báo.

Thời kỳ Gorbachov làm Tổng Bí thư, thực hiện perestroika (cải tổ) kèm theo glasnost (dân chủ hóa cực đoan), chính nhờ các bạn mà tôi hiểu rõ hơn tại sao Liên Xô lại sụp đổ nhanh chóng như vậy.

Những người bạn Nga của tôi bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng giữ tình cảm thủy chung đối với Việt Nam, tin tưởng ở Việt Nam. Vừa rồi có người trong số họ được tặng danh hiệu Công dân Việt Nam danh dự.

Thời kỳ tôi làm Đại sứ ở Hungary, có một người tôi không dám gọi là bạn nhưng đối xử với tôi rất thân tình. Đồng chí là một người có tình cảm đặc biệt với Việt Nam, làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao tên là Marjoi (tiếng Hung đọc là Mo-ri-oi) phụ trách về Việt Nam và trực tiếp chỉ đạo bộ phận Hungary trong Ủy Ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Paris. Với tư cách Đại sứ, bất cứ lúc nào tôi cần gặp là đồng chí gặp ngay. Nếu bận, đồng chí sẵn sàng tiếp ngoài giờ. Hôm đó, nhận được điện Bộ gửi sang yêu cầu kết thúc nhiệm kỳ để về nhận nhiệm vụ khác vì lúc này nước nhà đã thống nhất, Đại sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đại sứ quán Cộng hòa Miền Nam Việt Nam sáp nhập thành một Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam và đồng chí Nguyễn Phú Soại, Đại sứ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ở lại làm Đại sứ tại Hungary.

Theo tập quán ngoại giao, tôi xin gặp đồng chí để chào từ biệt vào 2 giờ chiều vì 3 giờ chiều Bộ trưởng đã hẹn tiếp. Tôi nghĩ chào từ biệt thì giỏi lắm cũng chỉ nửa giờ. Khi tôi đến gặp, đồng chí nói: “Hôm nay chúng ta gặp nhau là cuộc gặp cuối cùng vì đồng chí về nước còn tôi đã có quyết định làm Đại sứ tại Liên Xô”. Chúng tôi nói chuyện đến gần 3 giờ, đồng chí bảo đã đến giờ gặp Bộ trưởng. Lên gặp xong, đồng chí trở lại, chúng tôi tiếp tục câu chuyện. Chúng tôi nói chuyện với nhau như những người bạn trao đổi về mọi việc trên đời, từ kinh nghiệm làm ngoại giao đến tình hình mỗi nước, tình hình khu vực, tình hình quốc tế, đến chuyện gia đình, đời tư.... Cuộc gặp của chúng tôi diễn ra từ 2 giờ đến 6 giờ rưỡi, nếu trừ nửa giờ gặp Bộ trưởng thì cuộc gặp của chúng tôi kéo dài 4 tiếng. Khi về, gia đình và anh em trong Sứ quán tưởng tôi đi đâu, có việc gì mà không kịp báo với gia đình và cơ quan. Nghe tôi kể chuyện lại, anh em đều nhận xét: Đây là một cuộc chào từ biệt đặc biệt duy nhất trong lịch sử ngoại giao quốc tế. Sau này, đồng chí vẫn giữ liên lạc với tôi và một đôi lần đề nghị tôi thu xếp cho đồng chí sang thăm Việt Nam vì đồng chí nói không thể quên những kỷ niệm đẹp về Việt Nam.

Còn đối với các đồng nghiệp trong ASEAN, từ ngày Việt Nam gia nhập ASEAN đến ngày tôi thôi kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao, tôi tham gia các hoạt động trong ASEAN khoảng 4 năm rưỡi. Trong thời gian đó, có một vài nước thay đổi Bộ trưởng, nhưng chúng tôi vẫn giữ cách xưng hô như buổi ban đầu. Đến nay trong số đồng nghiệp làm việc với tôi hồi đó có người đã mất như cựu Ngoại trưởng Indonesia Alatas. Một số người chuyển sang làm nhiệm vụ khác. Chỉ còn bốn người vẫn giữ quan hệ với tôi mặc dù đều làm việc khác trong đó có hai nguyên Ngoại trưởng Singapore Wang Kensen và Jayakymar, nguyên Ngoại trưởng, Phó Thủ tướng Lào Xomxavat và nguyên Ngoại trưởng Thái Lan Prachuap. Thỉnh thoảng, chúng tôi vẫn gửi thư thăm hỏi nhau, nhắc lại kỷ niệm những ngày hợp tác với nhau và gửi thư chúc mừng nhau nhân các ngày lễ, tết và Quốc khánh. Nhưng do điều kiện địa lý và công việc cũng như hoàn cảnh khác nhau nên ít khi gặp được nhau.

Nguyễn Kim (ghi)

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Ngoại giao Việt Nam

Đọc thêm

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Ngày 23/4, lực lượng chức năng của EC đã đột kích các văn phòng ở Hà Lan và Ba Lan của một công ty thiết bị an ninh Trung Quốc.
EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU này đã soạn thảo kế hoạch sử dụng lợi tức thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa ở phương Tây.
Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Tôi muốn hỏi có phải người bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024 đúng không? – Độc giả ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21, Nghĩa nghi ngờ Vũ gian díu và có con với Hà nên chặn đánh tình cũ của vợ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc đã tạo ra một viên kim cương 3 carat hoàn toàn từ nguyên tố carbon có nguồn gốc từ hoa mẫu đơn ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động