Những phép thử đối với Thủ tướng Angela Merkel

Thủ tướng Đức Angela Merkel hiện đang đối mặt với thách thức chính trị khó khăn nhất trong sự nghiệp của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

 

nhung phep thu doi voi thu tuong angela merkel
Thủ tướng Angela Merkel tại một phiên họp của Hạ viện Đức, ngày 13/1/2016. Nguồn: Reuters

Đối với nhiều người Đức, cuộc khủng hoảng người tị nạn có vẻ như đã vượt tầm kiểm soát. Những người nhập cư tiếp tục đổ vào nước này với số lượng lớn.

Các vụ tấn công tình dục và bạo lực ở Cologne và các thành phố khác vào đêm giao thừa đã làm xói mòn uy tín của Chính phủ Đức và khả năng đảm bảo trật tự của cảnh sát, đồng thời làm tăng thêm sự nghi ngờ về các chính sách hòa nhập cho người tị nạn.

Hồi đầu tháng này, một người nhập cư đã tìm cách tấn công đồn cảnh sát ở Paris. Người này được xác định đã đăng ký tị nạn tại Đức bốn lần, với bốn danh tính khác nhau, điều này cho thấy những lỗ hổng trong quản lý người tị nạn.

Chính phủ Đức cũng đang gặp khó khăn để trấn an người dân, để họ không “đánh đồng” chủ nghĩa khủng bố và người tị nạn. Cái chết của mười người Đức ở Istanbul tuần trước mà thủ phạm là một kẻ đánh bom tự sát gốc Syria càng kích động nỗi sợ hãi của dân chúng Đức.

Tuy nhiên, bất chấp những thông tin quá tiêu cực như vậy trong hai tuần qua, một số lớn người dân Đức đã không quay lưng lại với bà Merkel. Một cuộc khảo sát của hãng ARD công bố ngày 15/1 cho thấy, 38 % số người được hỏi nói rằng họ vẫn sẽ bỏ phiếu cho đảng của bà, 44% người Đức (giảm 5% so với tháng 10/2015) nói rằng họ vẫn tin phương pháp tiếp cận của bà Merkel đối với cuộc khủng hoảng di dân đang phát huy hiệu quả.

Trong khi đó, lại có một số ý kiến của giới quan sát cho rằng, bà Thủ tướng đang ở trên bờ vực của sự mất uy tín.

Thực tế, việc bà Merkel hủy bỏ chuyến đi dự Hội nghị thượng đỉnh Davos năm nay cho thấy bà đang muốn vận dụng toàn công lực để xoay chuyển tình thế hiện tại và tham gia sâu hơn vào việc hoạch định chính sách trong nước.

Quyết định gần đây về việc cấp thẻ căn cước (trước khi vụ xảy ra vụ Cologne) cho người tị nạn và áp dụng các biện pháp cứng rắn, nhằm trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, truy tố các tội phạm nhập cư, là bước quan trọng nhằm thay đổi tình hình trong nước. Thêm vào đó, Chính phủ Đức đã cam kết sẽ dành ngân sách nhiều hơn so với năm ngoái để hỗ trợ ngươi tị nạn hòa nhập.

Đồng thời, Berlin cũng tăng cường áp lực lên các đối tác châu Âu. Trong khi thỏa thuận phân phối việc tiếp nhận người tị nạn đồng đều cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) bị đình trệ, Thủ tướng Merkel và Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble đã cùng nhắc nhở các đối tác EU đóng góp tài chính để hỗ trợ các nước thứ ba - những quốc gia hiện đang có một số lượng lớn người tị nạn - như Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều này, cộng với việc tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, là những biện pháp quan trọng cần thiết để hạn chế dòng người di cư. Nếu số lượng người nhập cư đổ vào Đức năm 2016 giảm, đây sẽ là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá mức độ thành công trong chính sách của bà Merkel.

Sau hơn mười năm tại nhiệm, vai trò lãnh đạo của bà Merkel ở Đức có thể bị chỉ trích, nhưng cho đến thời điểm này, bà vẫn chưa có một đối thủ nào ngang sức, kể cả trong chính đảng của mình cũng như từ khác đảng khác.

Một trong những mối quan tâm chính của bà Merkel trong hoạch định chính sách châu Âu trong những năm qua là ngăn Đảng Sự thay đổi vì nước Đức - một đảng cánh tả dân túy, tham gia quốc hội và nghị viện địa phương. Quan trọng hơn, bà đã tránh được xu thế phân cực và cực đoan trong xã hội Đức, điều đã xảy ra ở các nước EU khác.

Một phép thử quan trọng về sự thành công trong các chính sách của bà Merkel sẽ là cuộc bầu cử khu vực của Đức vào tháng Ba tới. Tuy nhiên, cuộc bầu cử Quốc hội Đức, diễn ra chậm nhất vào tháng 9/2017, mới là cuộc thử nghiệm chính thức đối với sự nghiệp chính trị của bà Merkel. 

Châu Long (theo Newsweek)

Xem nhiều

Đọc thêm

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Hạ viện Uzbekistan đã phê chuẩn hiệp ước về mối quan hệ đồng minh với quốc gia láng giềng Trung Á Tajikistan.
Vietnam Expo 2024 HCMC: Kết nối kinh doanh, thúc đẩy hợp tác và phát triển thị trường

Vietnam Expo 2024 HCMC: Kết nối kinh doanh, thúc đẩy hợp tác và phát triển thị trường

Vietnam Expo 2024 HCMC với chủ đề 'Giải pháp cho cuộc sống hiện đại' sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện lần này với hai gian hàng giới thiệu đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền ...
Dự báo thời tiết ngày mai (27/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An trời rét, vùng núi cao dưới 10 độ C; Trung Trung Bộ cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (27/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An trời rét, vùng núi cao dưới 10 độ C; Trung Trung Bộ cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (27/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Australia lần thứ 18: Đối thoại cởi mở, thực chất về hợp tác lãnh sự hai nước

Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Australia lần thứ 18: Đối thoại cởi mở, thực chất về hợp tác lãnh sự hai nước

Ngày 26/11, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra cuộc họp Tư vấn lãnh sự lần thứ 18 giữa Việt Nam và Australia.
Hai nước chịu lệnh trừng phạt của Mỹ tuyên bố đã 'xóa sổ' USD, chỉ giao dịch bằng nội tệ

Hai nước chịu lệnh trừng phạt của Mỹ tuyên bố đã 'xóa sổ' USD, chỉ giao dịch bằng nội tệ

Nga và Iran đã từ bỏ sử dụng đồng USD trong giao dịch song phương, chuyển sang đồng tiền nội tệ hai nước.
Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Gác lại những khúc mắc, hai nước Trung Á 'nắm tay nhau' gọi đồng minh, phát triển tình hữu nghị vĩnh cửu

Hạ viện Uzbekistan đã phê chuẩn hiệp ước về mối quan hệ đồng minh với quốc gia láng giềng Trung Á Tajikistan.
Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Nga tố vài nước NATO đang tích cực 'châm dầu vào lửa', chẳng hy vọng xa vời về những tia sáng từ chính quyền mới ở Mỹ?

Theo Nga, các mối đe dọa quân sự từ NATO đang tăng lên đều đặn khi liên minh này tìm cách mở rộng năng lực ở Biển Đen và tiếp cận biển Caspi.
Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Đảng Dân sẽ bầu ra các vị trí chủ tịch và lãnh đạo khác như phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký và chủ tịch tài chính quốc gia.
Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Nga kêu gọi Mỹ đảm đương trọng trách tái thiết Afghanistan

Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố với các lãnh đạo Taliban về mong muốn giúp Afghanistan đạt được hòa bình lâu dài.
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Lực lượng Nga đang tiến quân ở Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động