Những thành phố hồi sinh từ đống đổ nát

Dù bị tàn phá bởi chiến tranh hay thảm họa thiên nhiên, những thành phố này đã không chịu khuất phục. Đó là các thành phố như Aleppo của Syria, Kathmandu của Nepal, Tohoku của Nhật Bản....
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat Quả bom nước giữa lòng Iraq
nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat Italy phát triển loại robot bốn chân cho các vùng bị thảm họa

Động đất tàn phá nhiều thành phố, biến mọi thứ thành tro bụi, còn chiến tranh đã biến các thành phố lớn thành những đống đổ nát hoang tàn.

Hậu quả từ cuộc nội chiến của Syria tại Aleppo đã đặt ra câu hỏi liệu thành phố này có thể trở lại thời hoàng kim của mình hay không? Rồi trận động đất năm 2015 tại Nepal đã khiến cho thành phố Kathmandu sa lầy vào quá trình phục hồi chậm chạp và tốn kém. Hay như nhắc đến Nhật Bản là người ta lại nhớ đến thảm họa sóng thần xảy ra năm 2011 khiến cho đất nước này phải nỗ lực không ngừng cho đến tận ngày hôm nay để tái thiết lại thành phố Tohoku. 

Nhưng tất cả các thành phố này đều không gục ngã. Bi kịch sẽ là động lực để đổi mới. Khi thành phố bị hủy hoại đến mức không thể kiểm soát, quá trình tái thiết sẽ mở ra nhiều cơ hội, nghĩa là một trang giấy trắng sẽ hiện ra để từ đó tất cả sẽ cùng chung tay đổi mới tất cả, tạo ra một thành phố với diện mạo mới, hoành tráng và mạnh mẽ hơn.

Chúng ta cùng lật lại lịch sử để thấy rằng có nhiều thành phố đã hồi sinh đến mức ngoạn mục như thế nào. Điển hình nhất là thành phố Hiroshima của Nhật Bản, nơi mà người ta đã từng cho rằng mọi nỗ lực phục hồi đều sẽ như dã tràng xe cát, nhưng rồi cuối cùng nơi đây đã lại đâm chồi nảy lộc và trở thành biểu tượng của hiện đại hóa và hòa bình.

Trận Đại hỏa hoạn ở Chicago năm 1871

Lửa bùng phát từ kho thóc nằm ở phía Tây Nam thành phố Chicago rồi nhanh chóng lan vào trung tâm thương mại do đúng vào thời điểm đó đang có gió vô cùng lớn, hậu quả là 17.500 tòa nhà cùng với các con phố dài tổng cộng khoảng 80km đã bị thiêu rụi. Ước tính có 300 người đã thiệt mạng, 90.000 người phải di tản đến nơi ở mới.

Nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm, nơi đây đã mọc lên tòa nhà chọc trời đầu tiên của thế giới và trở thành trung tâm kinh tế và giao thương thuộc hàng lớn nhất.

nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
Thành phố Chicago năm 1871. (Nguồn: City Lab)
nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
Thành phố Chicago ngày nay. (Nguồn: City Lab)

Thảm họa động đất năm 1906 tại San Francisco

Chỉ vài tuần sau khi cơn động đất mạnh tới 7,8 độ Richter làm rung chuyển vùng bờ biển California, tại thành phố San Francisco, xe điện đã lại đi vào hoạt động, các đường ống nước được sửa chữa, người dân cùng chung tay thu dọn các tàn dư còn sót lại. Và chỉ sau sáu tuần, ngân hàng tiếp tục giao dịch, vài tháng sau, công nhân khôi phục lại hệ thống đường ray xe lửa.

Theo báo San Francisco Chronicle, đây quả là một ví dụ điển hình về tốc độ hồi sinh thành phố sau thảm họa.

nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
 Thành phố San Francisco hoang tàn sau trận động đất năm 1906. (Nguồn: City Lab)
nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
Thành phố San Francisco hiện đại. (Nguồn: City Lab)

Thảm họa động đất tại Tokyo năm 1923

Khi nhìn thấy những tòa nhà chọc trời tại Tokyo (Nhật Bản) ngày nay chắc chẳng có ai mường tượng ra được thành phố này cũng đã từng bị tàn phá bởi động đất và sóng thần y hệt như những gì đã xảy ra tại Tohoku năm 2011. Vào lúc 0 giờ kém 2 phút ngày 01/09/1923, trận động đất mạnh 7,9 độ Richter mang theo sóng thần cao hàng chục mét tràn vào thành phố. Sau đó, ngọn lửa bùng lên thiêu rụi tất cả những ngôi nhà gỗ, cướp đi mạng sống của hơn 100.000 người dân.

Hậu quả sau đó là bạo lực lan tràn, bất đồng về diện mạo mới của thành phố, tranh cãi giữa quân đội Nhật Bản và quân đội Mỹ. Nhưng rồi mọi thứ cứ như có phép màu, Tokyo trở thành thành phố hiện đại sánh ngang với các thành phố lớn nhất trên thế giới.

nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
Tokyo sau thảm họa động đất năm 1923. (Nguồn: City Lab) 
nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
Thành phố Tokyo hoa lệ ngày nay. (Nguồn: City Lab)

Warsaw bị ném bom năm 1944

Không chỉ thảm họa tự nhiên mới tàn phá thành phố. Trong Thế chiến thứ Hai, quân đội Đức phát xít đã thả bom san bằng khu phố cổ tại thủ đô Warsaw của Ba Lan để trả đũa, bởi trong một trận đánh nổi tiếng trước đó, lực lượng kháng chiến Ba Lan đã giết hàng ngàn lính Đức Quốc xã.

Và để tái thiết, Warsaw đã phải tận dụng hết tất cả những gì còn sót lại, biến những vật liệu đổ nát thành gạch xây mới, thậm chí họ còn phải tận dụng cả nguyên vật liệu từ các thành phố cũng bị tàn phá khác. Họa sĩ người Italy Bernardo Bellotto là người có công rất lớn trong công cuộc đưa Warsaw trở lại thời hoàng kim như ngày hôm nay, do ông đã đưa toàn bộ phong cảnh của Warsaw vào trong các tác phẩm hội họa của mình, do đó người ta đã có những tư liệu hình ảnh phục vụ công cuộc tài thiết.

nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
Thủ đô Warsaw của Ba Lan tan hoang trong Thế chiến thứ Hai. (Nguồn: City Lab)
nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
Thành phố Warsaw ngày nay. (Nguồn: City Lab)

Dresden, Đức, sau Thế chiến thứ Hai năm 1945

Trong Thế chiến thứ Hai, quân Đồng Minh đã thả tới 2.400 tấn vật liệu nổ và 1.500 tấn bom xuống Dresden, khiến cho nhiệt độ ở đây khi đó chạm mức 1649 độ C, và mất nhiều năm mới thu dọn xong toàn bộ đống đổ nát.

Các nhà quy hoạch đô thị mong muốn tạo ra một diện mạo mới cho Dresden nên chỉ khôi phục lại một số hạ tầng có tính lịch sử. Nhà thờ Frauenkirche, nơi gây tranh cãi nhiều nhất, đã không được tái thiết hoàn toàn cho đến tận 60 năm sau chiến tranh. Các khu vực khác đều được giải tỏa để lấy chỗ xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại.

nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
Thành phố Dresden biến thành đống gạch vụn sau trận bom. (Nguồn: City Lab)
nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
Phong cảnh Thành phố Dresden ngày nay. (Nguồn: City Lab)

Nội chiến tại Beirut, 1975-1990

Beirut đã phải hứng chịu trận bom hủy diệt trong cuộc nội chiến của Lebanon kéo dài tới 15 năm. Nhưng thời gian trôi đi, Beirut ngày nay đã trở thành biểu tượng của hiện đại và sang trọng với phong cách kiến trúc thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài và là chất xúc tác cho nền kinh tế mới.

Tuy nhiên công cuộc tái thiết cũng có mặt trái của nó. Các tòa nhà lịch sử bị phá dỡ và xây dựng lại trong quá trình tái thiết lại khiến cho thành phố này tách biệt hẳn với các dấu mốc lịch sử của nó. Hiện trạng thiếu sự ổn định về chính trị trong khi người ta lại luôn mong muốn kiếm lợi nhuận đã dẫn đến hệ quả là thành phố thiếu đi nhiều dịch vụ và hạ tầng cần thiết.

nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
Beirut sau cuộc nội chiến. (Nguồn: City Lab) 
nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat
Bieirut sau khi đã được tái thiết. (Nguồn: City Lab) 

Có rất nhiều lý do khiến cho các thành phố rơi vào trạng thái bị hủy hoại – mỗi nơi mỗi khác, nhưng những hy vọng, khát khao và những nỗ lực không ngừng trong công cuộc tái thiết mà chúng ta thấy được từ các ví dụ điển hình trên đây cho thấy con người không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ một thảm họa nào.

nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat Tai nạn, thiên tai nghiêm trọng tại nhiều nước châu Á

Tuần qua, các nước châu Á đã phải hứng chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt và tai nạn đáng tiếc.

nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat Năm 2019 Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar đầu tiên vào vũ trụ

Theo Trung tâm Vệ tinh quốc gia, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar LOTUSat-1 vào năm 2019, năm 2022 tiếp tục phóng vệ tinh ...

nhung thanh pho hoi sinh tu dong do nat Người Mỹ cũng khổ vì bão, lụt

Cũng giống như ở bất kỳ quốc gia nào chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều người dân Mỹ đã bị mất nhà ...

Trung Hiếu (theo City Lab)

Đọc thêm

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động