Nỗ lực kết nối con người và vũ trụ

HOÀNG TRUNG HIẾU
Lĩnh vực hàng không vũ trụ đang chứng kiến nhiều bước phát triển đột phá của các quốc gia tiên tiến trong vài năm qua, làm cho mối liên kết giữa loài người và vũ trụ ngày càng gần gũi hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tàu vũ trụ New Horizons của NASA được phóng lên không gian năm 2006, hiện đang du hành nghiên cứu trong vũ trụ. (Nguồn: NASA)
Tàu vũ trụ New Horizons của NASA được phóng lên không gian năm 2006, hiện đang du hành nghiên cứu trong vũ trụ. (Nguồn: NASA)

Trong số những thiết bị của loài người phục vụ mục đích nghiên cứu không gian quỹ đạo, phải kể đến số lượng “khủng” các loại vệ tinh.

Theo nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell, thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), hiện có hơn 5.000 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, cao gấp năm lần so với cách đây hơn 10 năm.

Riêng công ty SpaceX của tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã phóng khoảng 2.000 vệ tinh Starlink trong vài năm gần đây. Nếu các công ty như Amazon, Boeing đều tham gia chinh phục vũ trụ, các nhà khoa học dự đoán Trái đất sẽ có thêm khoảng 30.000 vệ tinh trong 10 năm tới.

Trả lời câu hỏi của trang Space.com rằng, tình hình trên quỹ đạo sẽ như thế nào nếu các kế hoạch hiện nay cho các vệ tinh của SpaceX Starlink, OneWeb và Amazon Kuiper thành hiện thực, nhà nghiên cứu Jonathan McDowell cho rằng: “Nó sẽ giống như một đường cao tốc liên bang vào giờ cao điểm trong cơn bão tuyết và mọi người lái xe quá nhanh”.

Nở rộ công ty vũ trụ tư nhân

Ở Mỹ, việc thám hiểm không gian từng là chương trình do chính phủ hậu thuẫn, nhằm phục vụ mục đích an ninh quốc gia. Tuy nhiên, sau hai vụ nổ tàu con thoi gây chết người (tàu Challenger năm 1986 và tàu Columbia năm 2003), chính phủ Mỹ bắt đầu giảm dần các chương trình cấp nhà nước.

Tuy các chương trình vệ tinh kết hợp giữa nhà nước và tư nhân đã xuất hiện từ những năm 1960, nhưng phải đến khi chương trình tàu con thoi kết thúc và chính thức bị hủy bỏ năm 2011, hàng loạt công ty thương mại vũ trụ tư nhân mới bắt đầu “nở rộ”.

Quốc hội Mỹ đã đề ra một chính sách mới, mang tên là Chương trình Dịch vụ vận tải thương mại trên quỹ đạo, để khuyến khích tư nhân hóa công cuộc chinh phục không gian.

Kể từ đó, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và các cơ quan chính phủ khác của Mỹ đã trở thành khách hàng của các công ty tư nhân trong lĩnh vực không gian. Những công ty nổi tiếng đã khẳng định được vai trò trong lĩnh vực này là SpaceX, Blue Origin, OneWeb, Orbital ATK, ViaSat, SES…

Theo Financial Times, thế giới hiện có hơn 10.000 công ty vũ trụ thương mại phát triển trong hơn 20 năm qua. Trong đó, SpaceX là công ty “danh tiếng” nhất với việc phóng hàng nghìn vệ tinh cho cả mục đích công và tư. Dịch vụ Starlink của tỷ phú Musk đã giúp Ukraine duy trì mạng Internet, ngay khi các dịch vụ viễn thông khác bị đóng cửa do xung đột.

Ngân hàng Mỹ dự đoán ngành công nghiệp vũ trụ sẽ trị giá tới hơn 1.400 tỷ USD vào năm 2030.

Theo báo cáo năm 2022 của NASA, chính phủ các quốc gia tiên tiến đều đã tăng mức đầu tư vào ngành công nghiệp vũ trụ dân sự và quân sự. Chi tiêu của Ấn Độ tăng 36%, Trung Quốc tăng 23% và Mỹ là 18%.

Chinh phục “Hằng Nga”

Trong nỗ lực chinh phục vũ trụ của con người, Mặt trăng luôn được coi là mục tiêu hàng đầu.

Vụ việc tàu đổ bộ Luna-25 của Nga thất bại hôm 20/8 đã kết thúc sứ mệnh đầu tiên của Nga trong gần 50 năm qua. Tuy vậy, Giám đốc Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos Yuri Borisov cho biết, họ đã lên kế hoạch tiến hành thêm ít nhất ba sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng trong bảy năm tới. Sau đó, Nga và Trung Quốc có thể hợp tác trong sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng có con người tham gia.

Theo South China Morning Post, Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển tàu vũ trụ cùng các thiết bị phục vụ mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030.

Mỹ và Trung Quốc cũng tiến hành các chương trình thăm dò cực Nam của Mặt trăng, để tìm kiếm nguồn băng nước đủ lớn có thể được sử dụng để chiết xuất nhiên liệu, oxy, cũng như dùng làm nước uống. Việc tìm ra nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình con người chinh phục và định cư lâu dài trên Mặt trăng.

Hai nước này cùng có chương trình đưa sự hiện diện của con người ở cực Nam và lập căn cứ lâu dài trên Mặt trăng. Gần đây nhất, NASA cho biết sứ mệnh Artemis II nhằm đưa bốn phi hành gia lên quỹ đạo Mặt trăng sẽ được tiến hành vào tháng 11/2024.

Chưa đầy một tuần sau khi sứ mệnh Luna-25 của Nga thất bại, ngày 23/8, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã thực hiện thành công sứ mệnh đổ bộ xuống cực nam của Mặt trăng. Như vậy, đất nước sông Hằng trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới từng hạ cánh thành công tàu vũ trụ xuống bề mặt Mặt trăng, cùng với Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô trước đây.

Phát biểu ngay sau thời khắc lịch sử này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định: “Đây là chiến thắng vang dội cho một Ấn Độ mới” và thành công này không chỉ của riêng Ấn Độ mà của toàn nhân loại.

Vụ phóng tàu Chandrayaan-3 đổ bộ thành công lên Mặt trăng là sứ mệnh lớn đầu tiên của Ấn Độ sau khi chính phủ ông Modi công bố các chính sách thúc đẩy đầu tư cho cuộc đua không gian. Kể từ năm 2020, Ấn Độ mở cửa cho tư nhân khiến số lượng công ty vũ trụ khởi nghiệp tăng gấp đôi.

Không thể không nhắc đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) của một nhóm các nước do Mỹ đứng đầu, phục vụ cho các hoạt động của vệ tinh, công nghệ quốc phòng, phân tích dữ liệu và thậm chí cả du lịch vũ trụ. Trạm ISS được xây dựng năm 1998, đón phi hành đoàn đầu tiên đến trạm năm 2000. Từ thời điểm đó, ISS đã là “ngôi nhà chung” của các nhà nghiên cứu vũ trụ đến từ các nước trên thế giới, như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Canada…

Thám hiểm không gian, bao gồm các sứ mệnh chung trên trạm ISS, là lĩnh vực duy nhất mà Nga và Mỹ đang hợp tác hiệu quả bất chấp căng thẳng ngoại giao giữa hai nước.

Cặp mẹ con đầu tiên bay vào vũ trụ

Cặp mẹ con đầu tiên bay vào vũ trụ

Chị Keisha Schahaff và con gái Anastasia Mayers sẽ là cặp mẹ con đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay lên vũ trụ.

Tiếp nối khát vọng chinh phục Mặt trăng, Ấn Độ khởi động sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời đầu tiên

Tiếp nối khát vọng chinh phục Mặt trăng, Ấn Độ khởi động sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời đầu tiên

Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã chia sẻ những bức ảnh đầu tiên về vệ tinh Aditya-L1, sứ mệnh đầu tiên ...

Tàu Luna-25 của Nga mất kiểm soát, ai giành thế thượng phong trong cuộc đua đổ bộ Mặt trăng?

Tàu Luna-25 của Nga mất kiểm soát, ai giành thế thượng phong trong cuộc đua đổ bộ Mặt trăng?

Với tàu đổ bộ Luna-25 và Chandrayaan-3, Nga và Ấn Độ đang chạy đua để thực hiện những cuộc đổ bộ đầy tham vọng lên ...

Tàu thám hiểm Chandrayaan-3 của Ấn Độ sắp hạ cánh xuống Mặt trăng

Tàu thám hiểm Chandrayaan-3 của Ấn Độ sắp hạ cánh xuống Mặt trăng

Theo thông báo của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), tàu thám hiểm Chandrayaan-3 của nước này sắp hạ cánh xuống Mặt ...

Tàu đổ bộ Ấn Độ đáp xuống bề mặt Mặt trăng thành công

Tàu đổ bộ Ấn Độ đáp xuống bề mặt Mặt trăng thành công

Module Vikram của tàu đổ bộ Chandrayaan-3 (Ấn Độ) đáp thành công xuống bề mặt Mặt trăng vào lúc 17h45 ngày 23/8 theo giờ Ấn ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động