Nước Nga đâu chỉ có giếng dầu và vũ khí hạt nhân?

Bảo Huy
Xuất khẩu năng lượng và công nghiệp quốc phòng có thể là hai cấu phần quan trọng, song không phải là tất cả với tăng trưởng và phát triển của nước Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(01.07) Một dàn khai thác dầu của Nga. (Nguồn: Max Andeev)
Dầu mỏ và khí đốt đóng vai trò quan trọng song liệu có phải là tất cả với Nga? - Một dàn khai thác dầu của Nga. (Nguồn: Max Andeev)

Phát biểu tại Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ tháng 7/2021, Tổng thống Joe Biden từng nói Nga không sản xuất được thứ gì ngoài giếng dầu mỏ và vũ khí hạt nhân. Vậy tuyên bố này có thực sự chính xác?

Khi dầu không còn là “đầu câu chuyện”

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2020, Nga có nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới về GDP (1.400 tỷ USD) và giá trị xuất khẩu (431,5 tỷ USD), đồng thời đứng thứ 6 thế giới về sức mua tương đương.

Cục Thống kê Nhà nước Liên bang Nga cho biết khi nhu cầu toàn cầu giảm do đại dịch năm 2020, tỷ trọng của ngành dầu và khí đốt chỉ còn chiếm 15,2% GDP của Nga, giảm từ 19,2% năm 2019 và 21,1% năm 2018, Với Ngân hàng Thế giới, con số này thậm chí còn thấp hơn.

Dù vậy, ngành năng lượng vẫn đóng vai trò quan trọng với ngân sách liên bang của Nga và xuất khẩu. Dữ liệu doanh thu của Bộ Tài chính Nga được chia thành hai loại chính: doanh thu từ dầu khí và doanh thu phi dầu khí. Theo số liệu của cơ quan này, khoảng 28% tổng thu ngân sách năm 2020 đến từ dầu khí, giảm so với mức gần 39,3% (2019) và gần 46,4% (2018).

Số liệu của Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Quan sát Phức hợp kinh tế (OEC) cho thấy các sản phẩm xăng dầu chiếm khoảng 52% -53% giá trị xuất khẩu Nga.

Nền kinh tế đa trụ cột

Thêm vào đó, các ngành hàng hóa và dịch vụ khác cũng đóng góp đáng kể vào kinh tế Nga.

Thứ nhất, Nga là nhà sản xuất hàng đầu về lò phản ứng hạt nhân và các dịch vụ liên quan. Theo tờ DW (Đức), tập đoàn Nhà nước về năng lượng nguyên tử Nga (Rosatom) tự hào vì “đứng đầu về số lượng dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân được thực hiện đồng thời” trên thế giới, với tổng số đơn đặt hàng nước ngoài trị giá hơn 138 tỷ USD tính đến 2020.

Tính đến tháng 8/2021, Hiệp hội Hạt nhân thế giới đã thống kê 38 dự án lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động trong danh mục đầu tư của Rosatom, bao gồm 11 quốc gia: 10 đang hoạt động, 11 đang xây dựng, 10 đã ký hợp đồng và 7 đang trong giai đoạn lập kế hoạch.

Nga cũng tích cực tham gia vào việc sản xuất nhiên liệu cho các lò phản ứng điện hạt nhân. Moscow chịu trách nhiệm về khoảng 43% làm giàu uranium trên toàn thế giới, cũng như 20% chuyển đổi uranium và 8% sản xuất uranium.

Thứ hai, Nga là nhà xuất khẩu vũ khí thông thường lớn thứ hai thế giới giai đoạn 2016-2020: Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), từ năm 2016-2020, Nga đã chuyển giao nhiều hợp đồng vũ khí thông thường cho 45 quốc gia chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu từ 2016-2020, chỉ đứng sau Mỹ.

Hai công ty sản xuất vũ khí và dịch vụ quân sự của Nga gồm nhà sản xuất hệ thống phòng không Almaz Antey và United Shipbuilding Corp nằm trong danh sách 25 công ty sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới của SIPRI, với doanh thu từ vũ khí lên tới 13,9 tỷ USD (2019).

TASS dẫn lời các quan chức Nga cho biết năm 2020, xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự của Nga tăng lên hơn 15 tỷ USD, với danh mục đơn hàng xuất khẩu lên tới 50 tỷ USD.

Nga sẽ bảo vệ vùng phía Đông với những tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph. (Nguồn: Izvestia)
Nga là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí thông thường hàng đầu thế giới - Ảnh: Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. (Nguồn: Izvestia)

Thứ ba, Nga là quốc gia sở hữu phương tiện duy nhất của NASA để đưa các phi hành gia Mỹ lên vũ trụ từ năm 2011 đến năm 2020. Trong thập niên qua, việc Mỹ chấm dứt chương trình Tàu con thoi (2011) khiến Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phải dựa hoàn toàn vào tàu vũ trụ của Nga để trung chuyển phi hành gia tại Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Mặc dù thử nghiệm thành công mới đây của tàu vũ trụ Space X Crew Dragon đã giúp NASA có thêm phương án để đưa phi hành gia lên ISS, song cơ quan này vẫn ký hợp đồng với Moscow để đưa một phi hành gia Mỹ lên ISS trên tàu Soyuz MS-18 của Nga vào tháng 2/2022, với chi phí ngày càng tăng và dự tính có thể lên tới 90 triệu USD cho một lần bay.

Thứ tư, Nga là nhà cung cấp các động cơ quan trọng đối với các chương trình không gian và an ninh quốc gia của Mỹ từ năm 2000 đến nay.

Năm 2000, tên lửa Atlas III được phóng lên vũ trụ từ trạm không quân Mũi Canaveral với động cơ RD-180 được thiết kế và chế tạo tại Nga đã mở ra một cột mốc quan trọng, đánh dấu lần đầu tiên một động cơ Nga cung cấp năng lượng cho một tên lửa Mỹ.

Gần 20 năm sau, vào năm 2019, CST-100 Starliner của Boeing được phóng bằng tên lửa Atlas V (thế hệ tiếp theo của Atlas III) vẫn dựa trên RD-180 của Nga làm động cơ chính.

Trong bài báo gần đây trên NASASpaceFlight.com, nguyên Phó Giám đốc NASA William Graham nhận định: “RD-180 là một động cơ cực kỳ đáng tin cậy cho dòng Atlas, cung cấp năng lượng cho tất cả 87 nhiệm vụ Atlas V cho đến nay — cũng như 6 tên lửa Atlas III trước đó — mà không có bất kỳ các dị thường ảnh hưởng đến sứ mệnh”.

RD-180 dự kiến ​​sẽ tiếp tục được sử dụng đến năm 2022 sau khi điều chỉnh cụ thể cho Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ năm 2015 được thông qua, theo đó cho phép sử dụng thêm 18 động cơ tên lửa “được thiết kế hoặc sản xuất” ở Nga, thay vì cấm chúng trên diện rộng.

Ngoài ra, Nga cũng đã đạt thành tựu công nghệ cao khác về vũ trụ: Số lượng các vụ phóng vào không gian của Nga đứng thứ ba trên thế giới vào năm 2020, với 17 lần phóng thành công và không lần nào thất bại.

Thứ năm, Nga còn là nhà xuất khẩu lúa mì, than, kim loại và đá quý lớn của thế giới: Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021, Nga đã xuất khẩu 38,5 triệu tấn lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới và Liên minh châu Âu (EU) nói chung.

Theo Hiệp hội Năng lượng quốc tế, Nga là nhà sản xuất than lớn thứ sáu thế giới về khối lượng, với xuất khẩu than bánh năm 2019 là 17,6 tỷ USD. Đồng thời, năm 2019, xuất khẩu kim loại, kim loại quý, đá quý và hàng hóa liên quan của Nga đạt tổng cộng 61 tỷ USD.

Theo dữ liệu khai thác do Áo tổng hợp, Nga là nhà sản xuất sắt lớn thứ 5 thế giới, nhà sản xuất nhôm, vàng và bạch kim lớn thứ hai, lớn thứ 6 về đồng, thứ 3 về nickel và là nhà sản xuất kim cương hàng đầu thế giới.

(01.07) Động cơ tên lửa RD-180 của Nga vẫn là đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động phóng tàu vũ trụ của NASA. (Nguồn: AmericaSpace)
Động cơ RD-180 của Nga vẫn là đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của ngành hàng không vũ trụ Mỹ. (Nguồn: AmericaSpace)

Thế mạnh khác

Ngoài ra, đóng góp lớn vào thuế của Nga đến từ các lĩnh vực bao gồm tài chính, bán lẻ, viễn thông, điện và giao thông vận tải. Theo truyền thông Nga, ngân hàng Sberbak là ví dụ điển hình khi trong cả hai năm 2016 và 2020, đây là công ty duy nhất không liên quan đến dầu khí trong số 5 công ty đóng thuế hàng đầu tại Nga.

Một ví dụ khác là ngành đường sắt Nga do nhà nước kiểm soát đóng góp lớn cho ngân khố nhà nước và nền kinh tế nói chung, khi chiếm tới 87% lượng hàng hóa vận chuyển trong nước năm 2020 (không tính dầu và khí đốt được vận chuyển bằng đường ống) theo Rostat.

Ngoài ra, theo nhà phân tích thị trường SensorTower, Nga cũng đã tạo ra một số đổi mới thành công về mặt thương mại trong các dịch vụ kỹ thuật số như hai ứng dụng đặt xe được tải xuống nhiều nhất thế giới (2020) là InDriver và Yandex Taxi.

Vì vậy, nhìn tổng thể, có thể thấy rõ ràng nền kinh tế Nga không chỉ dựa vào “giếng dầu và vũ khí hạt nhân”.

Dòng chảy phương Bắc 2: Phép thử tính gắn kết trong liên minh cầm quyền Đức?

Dòng chảy phương Bắc 2: Phép thử tính gắn kết trong liên minh cầm quyền Đức?

Hiện nay liên minh cầm quyền ba bên trong chính phủ Đức dường như không có sự thống nhất trong cách tiếp cận vấn đề ...

Hé lộ: Tàu ngầm Nga và tàu chiến Anh va chạm lần đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh

Hé lộ: Tàu ngầm Nga và tàu chiến Anh va chạm lần đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh

Bộ Quốc phòng Anh tiết lộ một tàu ngầm của Nga đã từng va chạm với một tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh ...

(theo Russia Matters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
ASEAN trong mắt các bạn trẻ

ASEAN trong mắt các bạn trẻ

Trong tiến trình hướng tới tương lai khu vực, thanh niên là động lực then chốt thúc đẩy hiện thự́c hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025...
Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Cơ hội nào cho doanh nghiệp ASEAN trong thời đại số?

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác để chia sẻ về việc nắm bắt thời cơ trong thời đại số.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động