OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

MAI ANH
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được thành lập vào năm 1961, có trụ sở chính tại Paris (Pháp), với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày 5/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Mathias Cormann, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)  chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam - OECD giai đoạn 2022-2026. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 5/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Mathias Cormann, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam - OECD giai đoạn 2022-2026. (Nguồn: TTXVN)

Tiền thân của OECD là Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC), được thành lập năm 1948 nhằm mục đích phục hồi kinh tế châu Âu và giám sát phân bổ viện trợ của Mỹ dành cho châu Âu sau Thế chiến II thông qua Kế hoạch Marshall.

Uy tín trong phát triển

Đến nay, OECD đã phát triển thành một diễn đàn quốc tế uy tín gồm 38 quốc gia thành viên. Hơn 60 năm qua, OECD luôn giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ kinh tế, phúc lợi xã hội và hợp tác quốc tế, là diễn đàn nơi các chính phủ thúc đẩy hợp tác về các vấn đề chính sách kinh tế và xã hội.

Mục đích của OECD là tăng cường hợp tác kinh tế, phối hợp chính sách giữa các nước thành viên về các vấn đề kinh tế và phát triển ở tầm toàn cầu. Ngoài các chương trình hoạt động với các nước thành viên, OECD có một số cơ chế hoạt động đặc thù với sự tham gia của các nước không phải thành viên như Chương trình Đông Nam Á (SEARP), Trung tâm phát triển OECD. Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM) là hoạt động thường niên quan trọng nhất của OECD nhằm thảo luận các vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội chiến lược, định hướng hợp tác trong OECD cũng như trao đổi về xây dựng các quy định, tiêu chuẩn quản trị kinh tế toàn cầu.

Thông qua nghiên cứu, phân tích và khuyến nghị chính sách, tổ chức này góp phần đưa ra khuyến nghị và cải cách chính sách về kinh tế và phát triển trên toàn thế giới. Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm của OECD bao gồm chính sách kinh tế, giáo dục, môi trường, số hóa, chăm sóc sức khỏe, thương mại và đầu tư… và khuyến nghị chính sách tương ứng đã trở thành tiêu chuẩn cho các chính phủ và tổ chức quốc tế. Các báo cáo của OECD về các chỉ số kinh tế như tăng trưởng GDP, lạm phát và thất nghiệp… được các nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và giới tài phiệt thế giới sử dụng rộng rãi. Hơn nữa, cơ chế đánh giá ngang hàng của OECD khuyến khích các nước thành viên thực hiện điều chỉnh chính sách và cải cách hành chính, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Các quốc gia không phải thành viên cũng được hưởng lợi từ hợp tác chuyên môn của OECD thông qua việc chia sẻ các sáng kiến hợp tác và xây dựng năng lực.

OECD và Việt Nam

Là một nước không phải thành viên đầy đủ nhưng trong những năm qua, Việt Nam tích cực tham gia hợp tác với OECD trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cải tổ chính sách, xúc tiến đầu tư, quản trị công để thúc đẩy các mục tiêu kinh tế xã hội.

Tháng 3/2008, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Trung tâm phát triển OECD, một nền tảng chia sẻ tri thức và đối thoại chính sách giữa các nước thành viên OECD và các nước đang phát triển nhưng chưa là thành viên của diễn đàn. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên của một trong những cơ chế trực thuộc OECD.

Việc Việt Nam tham gia Trung tâm phát triển OECD đem lại nhiều lợi ích thiết thực để tranh thủ được nhiều tư vấn, hỗ trợ chính sách dựa trên thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên và chưa phải thành viên của OECD thông qua nhiều diễn đàn, đối thoại và tận dụng được mạng lưới rộng lớn của các tập đoàn đa quốc gia và các quỹ đầu tư phát triển trên toàn cầu. Đặc biệt, thông qua Trung tâm phát triển OECD, Việt Nam xây dựng thành công Báo cáo đánh giá đa chiều (MDR) vào năm 2020. Báo cáo này đóng vai trò quan trọng và hữu ích trong việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm năm giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam.

Hợp tác song phương Việt Nam - OECD chủ yếu thông qua các dự án quốc gia cụ thể và chương trình Đông Nam Á (SEARP), bằng nhiều hình thức, bao gồm tham gia vào các cơ quan của OECD, các báo cáo rà soát chính sách quốc gia, tham gia đóng góp dữ liệu cho hệ thống dữ liệu của OECD, các hoạt động đo lường/đánh giá và tuân thủ các tiêu chuẩn của OECD. Kể từ năm 2012, Việt Nam luôn xây dựng kế hoạch hợp tác song phương với OECD theo giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020, 2021-2025. Trên cơ sở bám sát phương hướng và khung chương trình hợp tác cụ thể với từng Bộ, ngành, hợp tác Việt Nam - OECD ngày càng phát triển thực chất và hiệu quả.

Song song với đó, Việt Nam và OECD cùng phối hợp nghiên cứu và xây dựng 10 báo cáo ở lĩnh vực và cấp độ khác nhau như Báo cáo triển vọng kinh tế Đông Nam Á của OECD (cùng với Thụy Sỹ) nhiệm kỳ 2018-2021; Báo cáo “Đánh giá đa chiều của Việt Nam” (MDR). Báo cáo MDR của Việt Nam được đánh giá là tài liệu công phu, có giá trị tham khảo và là một nghiên cứu đầu vào hữu ích cho quá trình xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm (2021-2025).

Bên cạnh đó, từ tháng 1/2019, theo đề xuất của OECD, Việt Nam và tổ chức này đã đàm phán xây dựng Chương trình quốc gia, bao gồm 8-10 dự án hợp tác cụ thể thực hiện trong ba năm từ 2020-2023. Chương trình quốc gia là cấp độ cao hơn trong hợp tác của OECD với một nước không phải thành viên. Các dự án hợp tác không chỉ gồm khuyến nghị, tư vấn chính sách mà còn hỗ trợ quá trình thực thi chính sách.

Năm 2021, Việt Nam và Australia được bầu là đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022-2025. Tại Hội nghị Bộ trưởng Chương trình SEARP (9-10/2/2022, Seoul, Hàn Quốc), Việt Nam và Australia đã chính thức tiếp nhận vai trò đồng Chủ tịch từ Hàn Quốc và Thái Lan. Việc Việt Nam lần đầu được tín nhiệm là đồng Chủ tịch Chương trình nhiệm kỳ 2022-2025 cùng Australia có ý nghĩa quan trọng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí chủ trì một cơ chế tiêu chuẩn cao của một tổ chức mà Việt Nam không phải là thành viên, khẳng định sự ghi nhận vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam, cũng như sự tin tưởng của các nước OECD và khu vực đối với năng lực của Việt Nam trong gắn kết hiệu quả OECD và khu vực.

Trong nhiệm kỳ đồng Chủ tịch, năm 2022, Việt Nam đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Bộ trưởng OECD - Đông Nam Á và Diễn đàn cao cấp OECD - Đông Nam Á. Tại Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á năm 2023 và Diễn đàn đầu tư Việt Nam – OECD về “Đẩy mạnh thu hút đầu tư chất lượng cao phục vụ tăng trưởng xanh, thông minh và bền vững”, với các chủ đề thiết thực, gắn chặt với nhu cầu của các nước trong khu vực và phù hợp với ưu tiên, thế mạnh của các nước OECD, các diễn đàn do Việt Nam tổ chức đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nước thành viên OECD và ASEAN. Năm 2023, nhận lời mời của Tổng thư ký OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh (Chủ tịch OECD năm 2023), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (7-8/6, tại Paris). Đây là lần đầu tiên OECD mời Việt Nam và một số khách mời tham dự tất cả các phiên của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, OECD vẫn phải đối mặt với một số thách thức bởi có một số ý kiến cho rằng các cách tiếp cận và chính sách của tổ chức này chủ yếu phản ánh lợi ích của các quốc gia thành viên giàu có nhất, dẫn đến thiếu tính toàn diện và đại diện cho các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, các khuyến nghị của OECD đôi khi bị chỉ trích vì mang tính quy chuẩn quá mức và phù hợp với tất cả mọi người, bỏ qua nhu cầu và bối cảnh đa dạng của từng quốc gia. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức trong việc bảo đảm tính toàn diện và giải quyết những lời chỉ trích về cách tiếp cận của mình, OECD vẫn là diễn đàn quan trọng để các chính phủ hợp tác và giải quyết những thách thức chung trong một thế giới ngày càng gắn kết với nhau chặt chẽ hơn.

Trên cương vị Chủ tịch Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM 2024), Nhật Bản mời Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị MCM năm 2024 từ ngày 2-3/5, tại Paris kết hợp tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập Chương trình SEARP.

MCM 2024 tập trung thảo luận các vấn đề như biến đổi khí hậu, cách mạng số, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và các giá trị chung, tìm kiếm giải pháp để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và phát triển kinh tế bền vững và bao trùm.

Hội nghị MCM 2024 diễn ra trong bối cảnh hợp tác Việt Nam - OECD phát triển ngày càng tích cực, thực chất và đi vào chiều sâu. Việt Nam và OECD đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam - OECD giai đoạn 2022-2026 với nhiều nội dung cụ thể, thiết thực, phục vụ quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

OECD ra quyết định 'mang tính lịch sử' với Indonesia, Anh muốn Jakarta 'có một ghế'

OECD ra quyết định 'mang tính lịch sử' với Indonesia, Anh muốn Jakarta 'có một ghế'

Phát biểu tại cuộc họp báo mới đây, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann nhấn mạnh, quyết định thiết lập các cuộc đàm phán việc ...

Ưu tiên thúc đẩy gia nhập OECD, Argentina đối mặt với ‘một số vấn đề cần giải quyết’

Ưu tiên thúc đẩy gia nhập OECD, Argentina đối mặt với ‘một số vấn đề cần giải quyết’

Ngày 23/12, tân Ngoại trưởng Argentina, Diana Mondino, cho biết đàm phán gia nhập Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là ...

Tổng quan về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Tổng quan về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 được tổ chức ngày 23/4 tại Hà Nội, có quy mô lớn với sự tham gia của từ 200-300 ...

Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN-BRICS-Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng

Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN-BRICS-Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng

13 bài tham luận của các diễn giả trong và ngoài nước đã đề cập các khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ hợp ...

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng ...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể'

Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể'

Tờ The Straits Times đăng tải những chia sẻ của Phó Thủ tướng Lawrence Wong trước thềm lễ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5.
Thụy Điển có thể nâng cao hơn nữa vị trí trong đầu tư, thương mại tại Việt Nam

Thụy Điển có thể nâng cao hơn nữa vị trí trong đầu tư, thương mại tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Việt Nam-Thụy ĐIển có dư địa hợp tác rất lớn, dựa vào và chia sẻ cùng nhau thế mạnh riêng.
Tin thế giới 14/5: Tướng Nga bị bắt vì nhận hối lộ, Mỹ ra 'tối hậu thư' cho một công ty Trung Quốc, hồi ký của 'bà đầm thép' Đức Angela Merkel

Tin thế giới 14/5: Tướng Nga bị bắt vì nhận hối lộ, Mỹ ra 'tối hậu thư' cho một công ty Trung Quốc, hồi ký của 'bà đầm thép' Đức Angela Merkel

Nhân sự Bộ Quốc phòng Nga, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, ông Putin sẽ thăm Bắc Kinh, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza... là một số tin thế giới nổi ...
Đề xuất xếp tiền lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất xếp tiền lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Bộ GD&ĐT đang dự thảo Luật Nhà giáo, đề xuất tiền lương của nhà giáo được xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Mỹ tăng thuế sốc với xe điện, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'mọi biện pháp cần thiết'

Mỹ tăng thuế sốc với xe điện, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'mọi biện pháp cần thiết'

Trung Quốc sẽ thực hiện 'mọi biện pháp cần thiết' sau khi có thông tin Mỹ lên kế hoạch tăng thuế đối với hàng hóa năng lượng sạch của nước ...
MU: Đội trưởng Bruno Fernandes nỗ lực phục hồi chấn thương trước trận chung kết FA Cup

MU: Đội trưởng Bruno Fernandes nỗ lực phục hồi chấn thương trước trận chung kết FA Cup

Bruno Fernandes đang cố gắng bình phục chấn thương để góp mặt trong trận chung kết FA Cup giữa MU và Man City, ngày 25/5 tới.
Tin thế giới 14/5: Tướng Nga bị bắt vì nhận hối lộ, Mỹ ra 'tối hậu thư' cho một công ty Trung Quốc, hồi ký của 'bà đầm thép' Đức Angela Merkel

Tin thế giới 14/5: Tướng Nga bị bắt vì nhận hối lộ, Mỹ ra 'tối hậu thư' cho một công ty Trung Quốc, hồi ký của 'bà đầm thép' Đức Angela Merkel

Nhân sự Bộ Quốc phòng Nga, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, ông Putin sẽ thăm Bắc Kinh, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza... là một số tin thế giới nổi bật.
Hàn Quốc tập trận không quân, lên kế hoạch có một hành động hiếm hoi với Mỹ

Hàn Quốc tập trận không quân, lên kế hoạch có một hành động hiếm hoi với Mỹ

Quân đội Hàn Quốc có kế hoạch tổ chức một cuộc họp giữa các quan chức hoạt động đặc biệt của Lực lượng đặc nhiệm Mỹ-Hàn.
Ấn định thời gian Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc

Ấn định thời gian Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Vladimir Putin chuẩn bị có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Trung Quốc kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ tổng thống mới.
Giữa lúc Nga tấn công Kharkov, Ngoại trưởng Mỹ đột ngột đến Ukraine, đem theo điều gì?

Giữa lúc Nga tấn công Kharkov, Ngoại trưởng Mỹ đột ngột đến Ukraine, đem theo điều gì?

Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới Kiev, một động thái nhằm trấn an đồng minh Ukraine về việc Washington tiếp tục hỗ trợ và cung cấp vũ khí.
Hội nghị Ngoại trưởng Liên đoàn Arab nhóm họp, ưu tiên sự nghiệp chính nghĩa của người Palestine và tình hình Dải Gaza

Hội nghị Ngoại trưởng Liên đoàn Arab nhóm họp, ưu tiên sự nghiệp chính nghĩa của người Palestine và tình hình Dải Gaza

Trong ngày 14/5, Ngoại trưởng các nước thuộc Liên đoàn Arab (AL) sẽ nhóm họp tại thủ đô Manama của Bahrain.
Dù là đồng minh cũng khó tránh khác biệt khi liên quan vấn đề này, Mỹ-Hàn Quốc nỗ lực tìm cách giải quyết

Dù là đồng minh cũng khó tránh khác biệt khi liên quan vấn đề này, Mỹ-Hàn Quốc nỗ lực tìm cách giải quyết

Hàn Quốc và Mỹ sẽ tổ chức vòng đàm phán lần hai về Hiệp định đặc biệt về chia sẻ chi phí quân sự (SMA) tại Seoul vào tuần tới.
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới không chỉ là một trong những cuộc bầu cử lớn nhất thế giới mà còn được đặc biệt chú ý khi châu Âu đang phải đối ...
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể'

Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể'

Tờ The Straits Times đăng tải những chia sẻ của Phó Thủ tướng Lawrence Wong trước thềm lễ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày 15/5.
Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức: Ba bức thư quan trọng chuyển giao thế hệ lãnh đạo Singapore

Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức: Ba bức thư quan trọng chuyển giao thế hệ lãnh đạo Singapore

Ba nhà lãnh đạo Singapore đã trao đổi thư về việc chuyển giao quyền lực của Thủ tướng Lý Hiển Long cho người kế nhiệm Lawrence Wong.
Tổng thống Tokayev và những cải cách đột phá ở Kazakhstan

Tổng thống Tokayev và những cải cách đột phá ở Kazakhstan

Kể từ khi đắc cử năm 2019, Tổng thống Kazakhstan Kassym Jomart Tokayev đang thực hiện những cải cách quy mô lớn nhằm hiện đại hóa chính trị, xã hội và kinh tế.
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Phiên bản di động