TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc có thể không tham gia đàm phán thương mại với Mỹ | |
Mỹ đề xuất vòng đàm phán thương mại mới với Trung Quốc |
Chỉ là trật tự bình thường bị đảo lộn
Nhiều người đang lo lắng chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump về dài hạn có thể sẽ làm suy giảm thương mại thế giới. Một số khác, nhất là những người ủng hộ ông Trump, lại hy vọng những chính sách cứng rắn có thể ngăn chặn Trung Quốc trở thành cường quốc công nghệ ngang hàng với Mỹ.
Mỹ đang lo ngại về sức mạnh công nghệ của nền kinh tế thứ hai thế giới. (theo MarketWatch) |
Tuy nhiên, những lo ngại về tác động dài hạn có lẽ đã được thổi phồng quá mức và hy vọng về những động thái quyết liệt trong thương mại của Tổng thống Trump có thể ngăn chặn đà lấn lướt của Trung Quốc khó có cơ may thực hiện được. Bởi vì, thương mại vẫn có những lý do để phát triển, dù có thể bị gián đoạn trong một giai đoạn nào đó.
Trước tiên, mỗi quốc gia đều có những nguồn tài nguyên khác nhau và có thế mạnh về những sản phẩm ấy, nước có dầu lửa, nước có đồng, nước là “cường quốc” về chuối, một số nước khác buôn bán gạo, lúa mỳ. Nếu dòng chảy thương mại đột nhiên bị ngừng lại, sự thịnh vượng của thế giới chắc sẽ bị ảnh hưởng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là dòng chảy ấy sẽ ngừng hẳn.
Thương mại cũng phản ảnh sự khác nhau về giá nhân công. Các quốc gia có giá nhân công rẻ thì sản xuất hàng hóa chế tạo cần nhiều nhân lực và nhập máy móc từ những nước mà giá nhân công cao. Tác động của yếu tố này tại các nước phát triển có thể xấu đối với một số người lao động, nhưng lại tốt đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp. Nhân công rẻ có thể rất tốt đối với tất cả các nước đang phát triển vì những nước này ưu tiên cho việc cân bằng giữa đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp địa phương.
Trên thực tế, thành công ngoạn mục về kinh tế của Trung Quốc có thể đã không thể có nếu không có giai đoạn thương mại bắt đầu từ việc dựa trên sự khác biệt về giá nhân công. Tuy vậy, trong tương lai, thương mại dựa trên yếu tố này có thể sẽ không còn là thế mạnh, do giá nhân công tại Trung Quốc hiện đang tăng nhanh, nên lợi thế về giá nhân công cũng đang giảm nhanh tại nền kinh tế này.
Cuối cùng, yếu tố chuyên môn hóa và sản xuất theo dây chuyền, công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như các sản phẩm nhãn mác riêng của từng quốc gia, cũng là những yếu tố buộc các nước giàu phải trao đổi thương mại với nhau.
Khi các mối quan hệ thương mại như trên đã được hình thành, việc thay đổi bất ngờ về thuế quan sẽ làm trật tự bình thường bị đảo lộn nghiêm trọng. Do vậy, các chính sách thuế mới của Tổng thống Mỹ rõ ràng về ngắn hạn là một mối đe dọa lớn đối với tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. Nhưng về dài hạn, thương mại giữa các châu lục sẽ dần phục hồi và sự ảnh hưởng sẽ ngày một giảm đi.
Thế mạnh riêng của Trung Quốc
Vấn đề mấu chốt là cần xem xét quy mô cần thiết đến đâu để ưu tiên sản xuất, trong khi vẫn duy trì được sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Chẳng hạn, một nước như Ireland, với dân số chỉ 5 triệu người, mà tìm cách tự chủ đối với mọi sản phẩm thì thu nhập chắc chắn sẽ chỉ bằng một phần nhỏ so với kết quả đạt được hiện nay. Thậm chí, cả những nước lớn hơn như Anh, Pháp, Đức… nếu cố tìm cách tự cung tự cấp thì tình hình cũng sẽ không dễ dàng.
Nhưng ngược lại, với 1,4 tỷ dân, Trung Quốc có nền kinh tế tầm cỡ châu lục, có thể thực hiện được gần như tất cả các dây chuyền sản xuất mà vẫn duy trì được sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nội bộ nền kinh tế. Sự thiệt hại nếu không có tự do thương mại – và hơn thế nữa là nếu không có làn sóng đầu tư – có chăng sẽ là việc hạn chế trong chuyển giao kiến thức, công nghệ và các kỹ năng thực hành.
Sự cất cánh kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu nhờ giá nhân công rẻ, nhưng cũng được hỗ trợ nhờ việc chuyển giao kiến thức ồ ạt. Mặc dù một phần của sự chuyển giao này bị cho là nhờ gián điệp công nghiệp, nhưng phần lớn vẫn là chuyển giao tự động, hợp pháp và không thể tránh khỏi.
Hiện Mỹ đang lo ngại về sức mạnh công nghệ của nền kinh tế thứ hai thế giới đang tăng quá nhanh. Giới doanh nghiệp hối tiếc vì mất đi các khoản thu nhờ lợi thế vượt trội về công nghệ và sở hữu trí tuệ, còn giới diều hâu trong ngành an ninh quốc gia lo ngại về những hậu quả địa chính trị, do sự sói mòn về ưu thế công nghệ của Mỹ. Do vậy, chính sách đánh thuế cao đối với các sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu là một câu trả lời cho những mối quan ngại này. Và việc hạn chế Trung Quốc đầu tư trong các doanh nghiệp công nghiệp cao là nhằm giải quyết trực tiếp mối đe dọa đang hiện hữu.
Chương trình “Made in China 2025” hứa hẹn sẽ góp phần thay đổi hướng tới sản xuất các sản phẩm giá trị cao. (Nguồn: Tradevistas) |
Nhưng đã quá muộn, nếu những năm 1980 – 1990, Washington cấm tất cả doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, thay vì thúc đẩy Trung Quốc mở cửa kinh tế, thì có lẽ sự thăng tiến của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể, mặc dù không thể ngăn chặn mãi sự phát triển mạnh mẽ này.
Trung Quốc đang tự chủ phát triển, với một thị trường nội địa rộng lớn và ngày càng tiềm năng, giúp tăng trưởng của nước này giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu. Trước việc giá nhân công tăng cao, Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và robot. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng ngày càng khẳng định sự phát triển sáng tạo trong các lĩnh vực thông minh nhân tạo, sản xuất xe hơi điện và năng lượng tái tạo.
Hơn nữa, chương trình “Made in China 2025” hứa hẹn sẽ góp phần thay đổi nền kinh tế, hướng tới sản xuất các sản phẩm giá trị cao nhờ công tác nghiên cứu và phát triển (R&D).
Như vậy, dù những đòn tấn công từ Mỹ vào Trung Quốc có thể rất mạnh, làm ảnh hưởng lớn về thương mại và đầu tư, thì cũng khó làm thay đổi nhiều đối với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trong tương lai.
ASEAN có “lợi thế nhất định” trước cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Về ngắn hạn, xu hướng chuyển dịch các cơ sở sản xuất sang Đông Nam Á của Trung Quốc có thể thúc đẩy kinh tế ... |
Chĩa "mũi dùi" vào Trung Quốc - Sự chuyển hướng mạo hiểm của ông Trump Không còn coi Triều Tiên là mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng dồn sự ... |
Ông Trump đã châm ngòi khủng hoảng nợ ở Trung Quốc Chưa có khả năng Bắc Kinh sẽ cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ để đối phó với các mối đe dọa thuế quan ... |