Panama nỗ lực xoay xở trong cạnh tranh Mỹ-Trung

Minh Vương
Sự hiện diện về kinh tế ngày một rõ nét của Bắc Kinh, song song với ảnh hưởng còn đó của Washington đang đặt ra bài toán khó dành cho chính quyền Panama.
Theo dõi TGVN trên
(05.05) Cây cầu Atlantic là cây cầu thứ ba tại Kênh đào Panama, kết nối hai bờ khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ. (Nguồn: Dennis Garcia)
Trung Quốc dự kiến là nhà thầu xây dựng cây cầu thứ tư tại Kênh đào Panama. Trong ảnh, cầu Atlantic, cây cầu thứ ba tại Kênh đào Panama, kết nối hai bờ khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ. (Nguồn: Dennis Garcia)

Tại Kênh đào Panama, một trong các tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới, có ba cây cầu lớn, nối Trung Mỹ và Nam Mỹ. Cây cầu đầu tiên là sản phẩm của Mỹ, hai chiếc sau đó do công ty châu Âu xây dựng.

Tuy nhiên, điểm thú vị lại nằm ở cây cầu thứ tư. Nếu như ba cây cầu trên đại diện cho sự phát triển của đất nước này, cũng như mối quan hệ sâu sắc giữa Panama và Washington, cây cầu còn lại, dự kiến do Trung Quốc xây dựng song liên tục bị trì hoãn 6 năm qua, cho thấy bài toán quốc gia Trung Mỹ đang phải giải quyết.

Đó là tìm kiếm sự cân bằng giữa một bên là Mỹ, “người bảo hộ” một thời ở khu vực và Trung Quốc, cường quốc châu Á đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Tình thân một thời…

Xuyên suốt thế kỷ XX, Panama đã luôn nằm trong các ưu tiên của Washington. Mỹ đã giúp nước này giành quyền độc lập từ Colombia. Đổi lại xứ cờ hoa được quyền sở hữu một dải đất để xây dựng và hoạt động kênh vận chuyển của mình. Các căn cứ không quân vả hải quân, bao gồm trụ sở của Bộ Chỉ huy miền Nam (SOUTHCOM) của Mỹ, từng duy trì sự hiện diện tại đây cho đến năm 1999.

Trong khi đó, Panama đã cố gắng xây dựng quan hệ với Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Theo cựu Ngoại trưởng nước này Jorge Ritter, khi Tổng thống Panama Aristides Royo bắt đầu đối thoại với Trung Quốc về thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979, nhà lãnh đạo này đã nhận một cuộc gọi từ ông chủ Nhà Trắng Jimmy Carter. Trước sự thuyết phục của Tổng thống Mỹ, Panama đã từ bỏ nỗ lực này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ có nhiều mối quan tâm ở thế kỷ XXI, Panama cũng cần thay đổi. Một cựu Tổng thống nước này từng nói: “Chúng tôi cảm giác rằng mình không còn trong nghị trình của họ. Bốn năm liền, Mỹ không cử đại sứ tại Panama. Nói đúng hơn, khu vực này dường như không còn có lợi ích với họ nữa”.

Ngay cả đương kim Tổng thống Panama Laurentino Cortizo, một người có lập trường gần gũi với Washington, cũng đôi lần khó chịu trước những lần “thất hứa” của xứ cờ hoa trong thúc đẩy các dự án phát triển quan trọng trên đất nước Trung Mỹ. Nhắc lại chủ trương “xây dựng lại, tốt đẹp hơn” của đoàn đại biểu Mỹ thăm Panama tháng 4/2022, nhà lãnh đạo này thừa nhận: “Cho đến nay, nó vẫn chưa mang lại kết quả”.

(05.05) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) trao đổi cùng Tổng thống Panama Laurentino Cortizo trong khuôn khổ chuyến thăm đất nước Trung Mỹ ngày 19/4. (Nguồn: Reuters)
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) trao đổi cùng Tổng thống Panama Laurentino Cortizo trong khuôn khổ chuyến thăm đất nước Trung Mỹ ngày 19/4. (Nguồn: Reuters)

Trước lợi ích mới

Tuy nhiên, Trung Quốc thì khác. Năm 2017, Panama từ bỏ mối liên kết kéo dài nhiều thập kỷ với đảo Đài Loan và thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Cùng lúc đó, hàng loạt dự án được cường quốc châu Á tài trợ xuất hiện, từ bến du thuyền, đường tàu cao tốc tới Costa Rica, trung tâm hội nghị lớn, cây cầu thứ tư vắt ngang qua Kênh đào Panama và một đại sứ quán Trung Quốc ở ngay gần đó.

Sáu năm sau, với một chính quyền mới cùng áp lực chính trị, được cho là từ phía Mỹ, sự hiện diện của Trung Quốc đã “khiêm tốn” hơn nhiều. Bến du thuyền đã gần hoàn tất và trung tâm hội nghị đã mở cửa, song các dự án khác đã bị trì hoãn.

Đại sứ Trung Quốc Wei Qiang bức xúc: “Tôi không thể hiểu tại sao một đất nước, siêu cường duy nhất trên thế giới, lại ám ảnh tới vậy (chỉ việc Mỹ phản đối dự án của Trung Quốc). Sự lo sợ của họ chẳng khác nào như thời Chiến tranh Lạnh”.

Về phần mình, trong tuyên bố chính thức, giới chức xứ cờ hoa phủ nhận việc can thiệp gây trì hoãn dự án Trung Quốc tại Panama. Tổng thống Panama Laurentino Cortizo nhấn mạnh: “Chúng tôi không chịu bất kỳ sức ép nào từ Mỹ”. Tuy nhiên, bà Rita Vasquez, Thư ký tòa soạn của tờ La Prensa (Argentina) lại nghĩ khác: “Chính phủ mới (của Panama) dường như đã ‘ly hôn với Trung Quốc…Ngay khi họ nắm quyền, dự án đường tàu cao tốc (của Bắc Kinh) đã lập tức ‘xếp xó’.”

(05.05) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ hai từ trái sang) và Tổng thống Panama Juan Carlos Varela (thứ hai từ phải sang) trong lễ khánh thành cửa Cocoli của Kênh đào Panama tháng 12/2018. (Nguồn: Tân Hoa xã
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) và Tổng thống Panama Juan Carlos Varela trong lễ khánh thành cửa Cocoli của Kênh đào Panama tháng 12/2018. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Tuy nhiên, chừng đó thay đổi rõ ràng là chưa đủ. Trung Quốc vẫn đang có bước tiến dài tại Panama. Nước này đã cử đoàn đại biểu lớn nhất tham dự hội chợ thương mại năm nay. Dự kiến, trụ sở Đại sứ quán của Trung Quốc tại đây sẽ chính thức được khởi công trong vài tháng tới. Đáng chú ý, một số nguồn tin cho rằng dự án xây dựng cây cầu thứ tư qua Kênh đào Panama sẽ sớm được thông qua.

Mặc dù vui mừng trước những khoản đầu tư kếch sù này, song đất nước Trung Mỹ cũng lo ngại rằng nỗ lực duy trì vai trò trung lập nhiều năm qua đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Về phần mình, Đại sứ Mỹ Mari Carmen Aponte trấn an: “Tôi ở đây không phải để buộc Panama phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc”. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung gay gắt và sự hiện diện ngày một rõ nét của Bắc Kinh tại Panama, hiện thực hóa cam kết này sẽ không hề đơn giản.

“Với một đất nước nhỏ, mong manh như chúng tôi, trung lập không chỉ cần thiết, mà còn là sự lựa chọn duy nhất”.

Cựu Ngoại trưởng Panama Jorge Ritter nhận định về lập trường của Panama trước cạnh tranh Mỹ-Trung.

EU 'bừng tỉnh' hối hả nhập cuộc chiến chip bán dẫn, so găng với các đối thủ nặng ký, châu Âu còn hy vọng?

EU 'bừng tỉnh' hối hả nhập cuộc chiến chip bán dẫn, so găng với các đối thủ nặng ký, châu Âu còn hy vọng?

Trong bối cảnh Mỹ đã can thiệp mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, EU vừa chính thức thông qua Thỏa thuận tạm thời ...

Tổng thống Mỹ: Cam kết về bảo vệ đồng minh Philippines là 'không gì lay chuyển'

Tổng thống Mỹ: Cam kết về bảo vệ đồng minh Philippines là 'không gì lay chuyển'

Ngày 1/5, Mỹ và Philippines tái khẳng định liên minh an ninh tồn tại hàng thập kỷ giữa hai nước.

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Mỹ nói doanh nghiệp nước ngoài trì hoãn đầu tư vào Trung Quốc

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Mỹ nói doanh nghiệp nước ngoài trì hoãn đầu tư vào Trung Quốc

Ngày 2/5, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns cho biết rất nhiều công ty nước ngoài đang trì hoãn các khoản đầu tư ...

Câu trả lời của Nhật Bản về Trung Quốc

Câu trả lời của Nhật Bản về Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhận định trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, các quốc gia cần có ‘những nước đi ...

Giữa lúc Mỹ loay hoay giải quyết bế tắc về trần nợ, Trung Quốc có thể giáng 'cú đấm bồi'

Giữa lúc Mỹ loay hoay giải quyết bế tắc về trần nợ, Trung Quốc có thể giáng 'cú đấm bồi'

Các nhà phân tích cho biết, bế tắc ở Washington về trần nợ quốc gia sẽ đẩy nhanh việc Trung Quốc cắt giảm lượng trái ...

(theo Financial Times)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 10/6/2023: Xử Nữ có cơ hội tỏa sáng

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 10/6/2023: Xử Nữ có cơ hội tỏa sáng

Tử vi hôm nay 10/6/2023 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay 10/6, xem tử vi 12 con giáp thứ Bảy ngày 10/6/2023: Tuổi Thân xuất sắc duy trì tài chính

Tử vi hôm nay 10/6, xem tử vi 12 con giáp thứ Bảy ngày 10/6/2023: Tuổi Thân xuất sắc duy trì tài chính

Tử vi 10/6 - tử vi 12 con giáp hôm nay 10/6/2023 của - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Điện mừng Thủ tướng Cộng hoà Bulgaria

Điện mừng Thủ tướng Cộng hoà Bulgaria

Nhân dịp ông Nikolay Denkov được bầu làm Thủ tướng Cộng hoà Bulgaria, ngày 9/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ Marxist

Tiếp Đoàn đại biểu Đảng CPI-M, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai bày tỏ vui mừng về quan hệ Việt Nam-Ấn Độ tiếp tục phát triển tốt đẹp.
Kỷ niệm 50 năm thành lập MIA và 35 năm triển khai hoạt động tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích

Kỷ niệm 50 năm thành lập MIA và 35 năm triển khai hoạt động tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích

Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (1973-2023) và 35 năm triển khai hoạt động hỗn hợp tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) (1982-2023).
Giá vàng hôm nay 10/6/2023: Giá vàng bật tăng, thị trường 'phấn chấn', Trung Quốc tiếp tục tích lũy

Giá vàng hôm nay 10/6/2023: Giá vàng bật tăng, thị trường 'phấn chấn', Trung Quốc tiếp tục tích lũy

Giá vàng hôm nay 10/6/2023 tiếp đà tăng nhờ sự suy yếu của đồng USD và số liệu tiêu cực từ nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tin thế giới 9/6: Nga-Ukraine tranh cãi về đập Kakhovka; Bắc Kinh chỉ trích AUKUS

Tin thế giới 9/6: Nga-Ukraine tranh cãi về đập Kakhovka; Bắc Kinh chỉ trích AUKUS

ASEAN khẳng định lập trường về quan hệ Mỹ-Trung, tàu chiến Trung Quốc đi tới Philippines, diễn biến mới về Sudan… là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Mỹ nỗ lực 'kiến tạo' cơ hội cho Israel hội nhập Trung Đông, Saudi Arabia nhắc ngay đến Palestine

Mỹ nỗ lực 'kiến tạo' cơ hội cho Israel hội nhập Trung Đông, Saudi Arabia nhắc ngay đến Palestine

Mỹ nhấn mạnh với Israel cần duy trì các cam kết để tránh những biện pháp làm suy yếu triển vọng về giải pháp hai nhà nước với Palestine.
Cảnh báo Hàn Quốc 'đặt cược sai' trong quan hệ Mỹ-Trung, Đại sứ Trung Quốc tại Seoul bị triệu tập

Cảnh báo Hàn Quốc 'đặt cược sai' trong quan hệ Mỹ-Trung, Đại sứ Trung Quốc tại Seoul bị triệu tập

Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc kêu gọi Seoul ngừng 'tách khỏi' Bắc Kinh và khôi phục mạng lưới quan hệ kinh tế, ngoại giao song phương.
Phóng thử thành công tên lửa đạn đạo, Ấn Độ tạo đột phá trong tự sản xuất vũ khí

Phóng thử thành công tên lửa đạn đạo, Ấn Độ tạo đột phá trong tự sản xuất vũ khí

Việc phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni Prime nâng vị thế của Ấn Độ lên với tư cách là một cường quốc quân sự với công nghệ tinh vi.
Tình hình Ukraine: Lộ chi tiết kế hoạch phản công? IAEA  trấn an về tình hình nhà máy Zaporizhzhia sau vụ vỡ đập Kakhovka

Tình hình Ukraine: Lộ chi tiết kế hoạch phản công? IAEA trấn an về tình hình nhà máy Zaporizhzhia sau vụ vỡ đập Kakhovka

Nga lại không kích, chi tiết kế hoạch phản công của Kiev và tình hình nhà máy Zaporizhzhia sau vụ vỡ đập Kakhovka là các diễn biến mới ở Ukraine.
Tuyên bố chung Mỹ-Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh: Chống khủng bố, vũ khí hạt nhân và gì nữa?

Tuyên bố chung Mỹ-Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh: Chống khủng bố, vũ khí hạt nhân và gì nữa?

Mỹ và các nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đã ra tuyên bố chung nhằm thúc đẩy ổn định chính trị và kinh tế trong khu vực.
Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Bất đồng không cản bước

Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Bất đồng không cản bước

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Rishi Sunak tới Washington D.C là cơ hội củng cố quan hệ, nỗ lực tháo gỡ bất đồng.
Chìa khóa mới của Trung Quốc tại châu Âu

Chìa khóa mới của Trung Quốc tại châu Âu

Hungary đang trở thành một đối tác ngày một then chốt với Trung Quốc tại châu Âu. Vì sao?
Quan hệ Mỹ-Trung: Nét mới trong chuyện cũ

Quan hệ Mỹ-Trung: Nét mới trong chuyện cũ

Quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục là tâm điểm đáng chú ý nhất tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore từ ngày 2-4/6.
Cạnh tranh Mỹ-Trung: Khi Trung Quốc đáp trả...

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Khi Trung Quốc đáp trả...

Việc Trung Quốc cấm bán các sản phẩm của hãng chip Micron Technology (Mỹ) được coi là hành động 'trả đũa' đáng kể đầu tiên...
Tân Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo 'thách thức nghiêm trọng' trong quan hệ Mỹ-Trung

Tân Đại sứ Trung Quốc tại Washington cảnh báo 'thách thức nghiêm trọng' trong quan hệ Mỹ-Trung

Phát biểu khi đến Mỹ bắt đầu nhiệm kỳ Đại sứ của mình, ông Tạ Phong nói: ‘Tôi đến đây để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc'.
Điểm nhấn từ hai cuộc bầu cử

Điểm nhấn từ hai cuộc bầu cử

Hai cuộc bầu cử ở Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời khép lại với nhiều kết quả ban đầu đáng chú ý.
Những nhân tố đổ thêm dầu vào lửa ở Sudan

Những nhân tố đổ thêm dầu vào lửa ở Sudan

Đụng độ khốc liệt ở Sudan cho thấy sự tương tác phức tạp giữa bên trong và bên ngoài, các yếu tố khiến cuộc chiến ở nước này không có hồi kết.
Vấn đề trần nợ công và vỡ nợ kiểu Mỹ

Vấn đề trần nợ công và vỡ nợ kiểu Mỹ

Nếu quốc hội Mỹ không đạt được thỏa thuận nới trần nợ công vào đầu tháng Sáu, chính phủ nước này sẽ phải tuyên bố vỡ nợ.
Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?

Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?

Ngày càng có nhiều lời kêu gọi giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong giao dịch thương mại và dự trữ, đe dọa vị thế dẫn đầu của đồng bạc xanh...
FBI công bố tài liệu vụ mưu sát Nữ hoàng Anh ở Mỹ cách đây 40 năm

FBI công bố tài liệu vụ mưu sát Nữ hoàng Anh ở Mỹ cách đây 40 năm

Các cơ quan an ninh của Mỹ đã phát hiện ra những âm mưu ám sát nhằm vào Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong các chuyến thăm của bà đến Mỹ cách đây 40 năm.
Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Nhóm G7 đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên, với mong muốn các bên đều sớm đạt thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi năng lượng...
Trí tuệ nhân tạo và mối nguy chiến tranh hiện đại

Trí tuệ nhân tạo và mối nguy chiến tranh hiện đại

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm thay đổi cách thức tác chiến và ra quyết định trong chiến tranh hiện đại.
Phiên bản di động