Nhỏ Bình thường Lớn

Paris: "Vườn ươm" lực lượng

Đánh giá về địa điểm diễn ra cuộc đàm phán trong giai đoạn 1968 -1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định, Paris là lựa chọn tuyệt vời cho quá trình đàm phán, bởi nhiều lý do, nhưng tựu trung lại, Thủ đô nước Pháp thời điểm đó hội đủ hai yếu tố địa lợi và nhân hòa.
Paris: "Vườn ươm" lực lượng
Ông Xuân Thủy gặp Ban Lãnh đạo Việt kiều ở Pháp, ngày 24/10/1969.

“Vườn ươm" lực lượng

Với vai trò là người trợ giúp vòng ngoài cho Phái đoàn đàm phán của Việt Nam tại Paris trong những năm 1968 - 1973 và một số lần là phiên dịch tiếng Anh trong các cuộc tiếp xúc không chính thức cho Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho biết tuy bà không được chứng kiến các cuộc đàm phán chính thức nhưng vẫn cảm thấy là người may mắn khi được gián tiếp đóng góp cho sự kiện lịch sử này.

Đánh giá về địa điểm diễn ra Hội nghị 4 bên về hòa bình ở Việt Nam trong giai đoạn 1968-1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định, Paris là lựa chọn tuyệt vời cho quá trình đàm phán, bởi nhiều lý do, nhưng tựu trung lại, Thủ đô nước Pháp thời điểm đó hội đủ hai yếu tố địa lợi và nhân hòa.

Lúc đó, tại Pháp, có phong trào gồm nhiều giai tầng xã hội ủng hộ hòa bình cho Việt Nam rất mạnh. Ở đây còn có một cộng đồng người Việt đông đảo, tuy định cư đã lâu nhưng rất gắn bó với đất nước. Rất nhiều người Việt tham gia các tổ chức như Hội trí thức yêu nước, Hội sinh viên yêu nước, Hội người Việt yêu nước... và các Hội đó chính là "vườn ươm" lực lượng hậu thuẫn cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLT).

Phái đoàn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời rất đặc biệt, khác với mọi đoàn đàm phán khác - bà Ninh chia sẻ - bởi đoàn không chỉ có những nhà ngoại giao chuyên lo công việc thương thảo mà còn có một bộ phận đặc trách công tác vận động, xây dựng lực lượng. Thời điểm này, bà Nguyễn Thị Chơn (cố Ủy viên Ban Phụ vận Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, phu nhân của cố Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định Trần Bạch Đằng) được điều sang Pháp thay thế bà Đỗ Duy Liên và bà Chơn là một trong những phụ tá đắc lực cho Bộ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán Nguyễn Thị Bình trong công tác này. Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác vận động nội thành, với phong thái lúc nào cũng ung dung, khẽ khàng, bà Chơn rất biết cách tiếp xúc, vận động những người trí thức, tôn giáo, chính khách vốn luôn có những chính kiến, quan điểm khác nhau

Biết cô gái trẻ gốc cố đô Huế đang giảng dạy tại Đại học danh giá Sorbonne có tinh thần yêu nước, bà Chơn đã gặp, bồi dưỡng bà Ninh để đưa về hoạt động nội thành Sài Gòn. Trong 6 tháng ròng, cứ 1-2 tuần, bà Tôn Nữ Thị Ninh lại được bố trí gặp bà Nguyễn Thị Chơn ở nhà riêng của các công nhân kiều bào. Mỗi lần đến lớp "tập huấn", bà Chơn đều được một thanh niên người Pháp hộ tống, lần thì người này, lần thì người khác. Mãi sau này, bà Tôn Nữ Thị Ninh mới biết đó là những người được Đảng Cộng sản Pháp bố trí để bảo vệ cho bà Chơn. Nhờ có "vườn ươm" tại Paris, sau khi Hiệp định được ký kết, có những trí thức đã về Sài Gòn tham gia đấu tranh chính trị, tăng cường cho lực lượng nội thành.

Paris: "Vườn ươm" lực lượng
Bà Nguyễn Thị Bình trả lời phỏng vấn báo chí.

Những cảm nhận riêng

Trong những lần phối hợp với phái đoàn miền Bắc về công việc biên dịch tài liệu, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã có dịp tiếp xúc với ông Xuân Thủy - khi đó là Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris. Biết về năng lực cũng như tình cảm dành cho dân tộc của bà Tôn Nữ Thị Ninh, ông Xuân Thủy đã chủ động mời bà tham dự các cuộc họp thông báo tình hình của phái đoàn để tạo sự gần gũi, gắn kết chặt chẽ với cộng đồng người Việt yêu nước tại Pháp. Theo bà Ninh, ông Xuân Thủy là người cởi mở, dễ gần. Bà cũng rất ấn tượng khi tham gia các hoạt động do ông Phạm Văn Ba, Trưởng Phòng Thông tin của CPCMLT tại Paris tổ chức, kể cả nhân dịp những Trại hè của Hội sinh viên yêu nước.

Khi được hỏi cảm nhận về bà Nguyễn Thị Bình, bà Ninh cho biết, mọi người ở Paris lúc đó đều vừa ngạc nhiên, vừa thú vị khi gặp một người phụ nữ có vẻ đẹp Việt Nam như bà Bình. Dù luôn bận bịu và phải đương đầu với nhiều khó khăn nhưng Bà Bình lúc nào cũng đàng hoàng, duyên dáng, lịch lãm, tự tin và có sức hút. Bà nói tiếng Pháp lưu loát, hiểu tiếng Anh và có khả năng hòa đồng rất nhanh và tự nhiên. Bà cũng được báo chí quốc tế khen ngợi về khả năng truyền thông và ứng xử với báo chí rất tốt.

Theo bà Ninh, không những chỉ cộng đồng người Việt tại châu Âu tự hào về bà Trưởng đoàn Nguyễn Thị Bình mà nhiều chính khách quốc tế như Cố Thủ tướng Thụy Điển O. Palme hay Tổng thống Bouteflica của Algeria hiện nay cũng luôn nể phục, quý trọng bà Bình.

Bài học không bao giờ cũ

Đánh giá về thành công của ngoại giao Việt Nam trên bàn đàm phán Paris năm 1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng, đó là do Việt Nam đã thành công trong việc tổ chức và gắn kết các Mặt trận và đặc thù của thành công này chính là tính chất Mặt trận. "Thời đó, khái niệm Mặt trận không hề hình thức. Các thành phần trong xã hội khác nhau đều tham gia phong trào yêu nước và đấu tranh cho hòa bình. Từ trí thức đến công nhân, từ các bạn trẻ tuổi (học sinh mới sang học) cho đến những người đang làm việc tại đây đều muốn đất nước được hòa bình, thống nhất". Đối phương thường tuyên truyền Việt Cộng như là môt nhúm "dân đen" nhưng thực tế có đông đảo các tầng lớp tham gia, ủng hộ CPCMLT. Sau này, mỗi khi bạn bè quốc tế hỏi về lý do dẫn đến thắng lợi của Việt Nam, bà Tôn Nữ Thị Ninh thường giải thích một cách giản dị: Nếu phong trào giải phóng hẹp và chỉ dựa vào lực lượng trực tiếp mà không có cơ sở rộng thì không thể thành công.

Phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại (nội lực và ngoại lực) - Việt Nam đã làm hết sức tự nhiên. Ngày nay, hội nhập quốc tế vẫn theo phương châm đó, tính chất Mặt trận vận dụng năm xưa vẫn có thể áp dụng được trên cả bình diện kinh tế vào giai đoạn hiện nay.

Ngoài tính chất Mặt trận đặc thù, bà Tôn Nữ Thị Ninh còn chia sẻ những nhận thức sâu sắc về bài học mà Việt Nam và ngành ngoại giao nói riêng cần rút ra từ sự kiện Hiệp định Paris 1973. Đó là:

- Bài học đầu tiên là tập hợp lực lượng, thêm bạn, bớt thù. Phương châm này đã giúp Việt Nam tập hợp được lực lượng bao bọc, nâng đỡ; xác định được mẫu số chung là lợi ích, lợi ích gặp nhau chứ không phải nói suông, khẩu hiệu.

- Thứ hai, nhu cầu hòa bình là phổ biến trong tất cả các xã hội. Nhận thức được niềm khao khát hòa bình của người dân Mỹ khi lính Mỹ chết nhiều, phong trào đấu tranh cho hòa bình của Việt Nam đã tranh thủ được sự đoàn kết của các bà mẹ từ hai phía - điều mà không phải phong trào giải phóng dân tộc nào cũng tận dụng được. Khi đó, mẫu số chung lợi ích về hòa bình đã vượt lên trên ý thức hệ của các bên.

- Thứ ba, Việt Nam phải luôn sẵn sàng đi đầu. Những năm đó, thế giới không nhìn vào bề ngoài hay cách ăn mặc của đoàn Việt Nam, người ta bỏ qua sự vụng về vì chính nghĩa chói lòa của Việt Nam. Cần mạnh dạn và biết lựa chọn khi đi đầu trong một số vấn đề. Hiện việc tập hợp lực lượng cũng phức tạp hơn và phải linh động tùy theo điều kiện, thời điểm. Ta cần có bản lĩnh, dám nghĩ cái mới và không để rơi vào tự mãn. Tìm ra được "linh hồn" của ngoại giao Việt Nam, cái khác biệt thiên hạ không phải là việc đơn giản, bà Tôn Nữ Thị Ninh kết luận.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh sinh năm 1947 tại Thành phố Huế. Bà học tại trường Cambrige và Sorbonne - Paris. Năm 1972, bà trở về Sài Gòn đảm nhiệm chức vụ Phó Khoa của Phân khoa Anh ngữ (Đại học Sư phạm Sài Gòn) và hoạt động trong phong trào nội thành.

Bà từng công tác tại Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, và Quốc hội. Bà nguyên là Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và Cộng đồng Âu châu (EU), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Khoá XI.

(Bài viết được đăng tải trong Đặc san 40 năm Hiệp định Paris của Báo Thế giới & Việt Nam)

Hội nghị Paris: Một đấu bốn và ‘bốn trong một'

Hội nghị Paris: Một đấu bốn và ‘bốn trong một'

Tại Hội nghị Paris, Bộ trưởng Xuân Thủy không chỉ lần lượt đấu với 4 Trưởng đoàn của Mỹ mà còn phải thực hiện đồng ...

50 năm ký Hiệp định Paris: Thanh niên Quảng Bình tổ chức chương trình nghệ thuật 'Dấu mốc hòa bình'

50 năm ký Hiệp định Paris: Thanh niên Quảng Bình tổ chức chương trình nghệ thuật 'Dấu mốc hòa bình'

Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao mà đỉnh cao là Hiệp định Paris năm 1973 là hành trang quý giá để thế hệ trẻ ...

Hiệp định Paris về Việt Nam: Những điều khoản ký kết và thực hiện

Hiệp định Paris về Việt Nam: Những điều khoản ký kết và thực hiện

Hiệp định Paris là kết quả của một cuộc hội đàm lịch sử trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm ...

Một phong trào chống chiến tranh Việt Nam: Quỹ Đoàn kết Đông Dương 1971-1973

Một phong trào chống chiến tranh Việt Nam: Quỹ Đoàn kết Đông Dương 1971-1973

Laurent JALABERT, giáo sư sử học Trường Đại học Tổng hợp Pau và vùng Adour, (Pháp) chuyên nghiên cứu về lịch sử chính trị Pháp ...

Tản mạn chuyện đàm phán ở Paris…

Tản mạn chuyện đàm phán ở Paris…

Trong gần năm năm diễn ra đàm phán Paris về Việt Nam, không chỉ đồng bào và chiến sĩ trong nước mà nhân dân thế ...

Tin cũ hơn

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực quản lý và khai thác bền vững khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực quản lý và khai thác bền vững khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng
ASEAN ủng hộ Liên hợp quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật ASEAN ủng hộ Liên hợp quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật
Hợp tác và kết nối du lịch giữa Việt Nam với Brunei và tiểu vùng BIMP – EAGA Hợp tác và kết nối du lịch giữa Việt Nam với Brunei và tiểu vùng BIMP – EAGA
Việt Nam bày tỏ đoàn kết với Cuba khắc phục hậu quả cơn bão Oscar Việt Nam bày tỏ đoàn kết với Cuba khắc phục hậu quả cơn bão Oscar
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC
Nâng tầm công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao xứng với tầm vóc Việt Nam trong kỷ nguyên mới Nâng tầm công tác lịch sử và truyền thống ngoại giao xứng với tầm vóc Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn
Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện ở Brazil và Saudi Arabia Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện ở Brazil và Saudi Arabia
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư
Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám