Phần Lan có nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới: Khi thuận lợi là thách thức

TGVN. Yếu tố đưa bà Sanna Marin lên đỉnh cao quyền lực có thể biến thành lực cản cho hành trình phía trước của Thủ tướng đắc cử này. Nhận định của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phan lan co nu thu tuong tre nhat the gioi khi thuan loi la thach thuc Phần Lan: Thủ tướng trẻ nhất thế giới và Chính phủ “Spice Girls”
phan lan co nu thu tuong tre nhat the gioi khi thuan loi la thach thuc Nữ Bộ trưởng xinh đẹp trở thành Thủ tướng Phần Lan trẻ nhất lịch sử
phan lan co nu thu tuong tre nhat the gioi khi thuan loi la thach thuc
Nữ Thủ tướng đắc cử Phần Lan Sanna Marin. (Nguồn: Quartz)

Tối ngày 8/12, Hội đồng đại diện của đảng Xã hội Dân chủ (SDP) đã bầu Phó Chủ tịch đảng kiêm Bộ trưởng Giao thông và Truyền thông Sanna Marin làm Thủ tướng thay ông Antti Rinne, người vừa từ chức hôm 3/12. Nữ Bộ trưởng 34 tuổi đã giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ sát nút - 32 phiếu, nhiều hơn 3 phiếu so với đối thủ Antti Lindtman. Như vây, bà Sanna Marin đã trở thành lãnh đạo quốc gia trẻ nhất tại nhiệm từ trước đến nay, “soán ngôi” của Thủ tướng Ukraine Oleksiy Honcharuk.

Nắm bắt thời cơ

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến thành công của bà Sanna Marin.

Thứ nhất, chính trường Phần Lan đã trải qua một số xáo trộn khi chứng kiến sự thay đổi ở vị trí lãnh đạo: Ngày 3/12, ông Antti Rinne đã từ chức Thủ tướng sau khi thất bại tại bỏ phiếu tín nhiệm do đảng Trung tâm khởi xướng. Trước đó, ông được đánh giá đã không giải quyết ổn thỏa vụ đình công của ngành bưu điện, gây mất lòng tin trong liên minh cầm quyền. Sự xáo trộn này là cơ hội cho bà Sanna Marin thể hiện mình như một nhà lãnh đạo thực thụ, có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để dẫn dắt đảng SDP nói riêng và Phần Lan nói chung, khôi phục lòng tin cử tri.

Thứ hai, Phần Lan vốn nổi tiếng với sự tham dự tích cực của “phái yếu” trên chính trường và với sự trỗi dậy của phong trào nữ quyền toàn cầu, việc bà Sanna Marin trở thành Thủ tướng quốc gia Bắc Âu không có gì khó hiểu. Như vậy, Chính phủ quốc gia Bắc Âu này sẽ có 5 Chủ tịch đảng đều là phụ nữ, trong đó có 4 người dưới 35 tuổi. Sát cánh cùng bà Sanna Marin của đảng Dân chủ xã hội là bà Li Anderson (32 tuổi), Chủ tịch đảng Liên minh Cánh tả kiêm Bộ trưởng Giáo dục; bà Katri Kulmuni (32 tuổi), Chủ tịch đảng Trung tâm kiêm Bộ trưởng Kinh tế; bà Maria Ohisalo (34 tuổi), Chủ tịch đảng Xanh kiêm Bộ trưởng Nội vụ; và bà Anna-Maja Henrikssonia (55 tuổi), Chủ tịch đảng Người Thụy Điển của Phần Lan kiêm Bộ trưởng Tư pháp.

Thứ ba, dù tuổi đời còn rất trẻ, song bà Sanna Marin đã là một chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn tại Phần Lan, trở thành Phó Chủ tịch đảng SDP kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông khi chỉ mới 34 tuổi và là một phần trong thế hệ lãnh đạo kế cận của Phần Lan. Quan trọng hơn, làn sóng trẻ hóa giới lãnh đạo đang lan tỏa khắp châu Âu, với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và bây giờ là bà Sanna Marin. Đặc điểm chung của những nhân vật này là tuổi đời còn trẻ song đã sở hữu kinh nghiệm chính trị phong phú, năng động và nhiệt huyết, biết cách sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại như video clip, mạng xã hội nhằm tăng tính tương tác, kết nối với cử tri trẻ tuổi.

Vượt khó thành công

Tuy nhiên, cần phải thừa nhận thực tế rằng bà Sanna Marin sẽ phải nỗ lực hết sức sau khi nhậm chức ngày 10/12, nhằm khẳng định mình trên cương vị Thủ tướng Phần Lan. “Nước có thể đẩy thuyền, cũng có thể lật thuyền” – những yếu tố đưa bà lên đỉnh cao quyền lực giờ có thể trở thành rào cản trên hành trình của bà.

phan lan co nu thu tuong tre nhat the gioi khi thuan loi la thach thuc
Liệu bà Sanna Marin có thể tránh đi vào vết xe đổ của cựu Thủ tướng Phần Lan Antti Rinne? (Nguồn: EPA)

Thứ nhất, sự ra đi của ông Antti Rinne cho thấy chính trường Phần Lan đang đối mặt với một số bất ổn nhất định, sau vụ đình công hàng loạt của ngành bưu điện và ngành giao thông vận tải. Khi ấy, bà Sanna Marin cần khôi phục lòng tin của đảng Trung tâm nói riêng và người dân nói chung nếu muốn tiếp tục cầm quyền thời gian tới.

Thứ hai, bà Sanna Marin là nữ Thủ tướng thứ 3 trong lịch sử Phần Lan, với nội các dự kiến sẽ có tỷ lệ nữ giới cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, hai nữ Thủ tướng trước bà là Anneli Jäätteenmäki (2003) và Mari Johanna Kiviniemi (7/2010 – 7/2011) đều có thời gian tại nhiệm ngắn và không để lại dấu ấn đáng kể. Thậm chí, trong thời gian cầm quyền của bà Anneli, Phần Lan là quốc gia duy nhất trên thế giới có cả Thủ tướng và Tổng thống với hơn một nửa nội các là nữ, song không đem lại hiệu quả tích cực.

Thứ ba, bà Sanna Marin, dù được đánh giá là có kinh nghiệm chính trường phong phú, song chưa đáng kể nếu so sánh với những chính trị gia lão làng khác. Cụ thể, bà chỉ chính thức tham gia chính trường 7 năm trước khi được bầu vào Hội đồng Thành phố Tampere, trước khi đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch đảng SDP năm 2014, Nghị sỹ quận Pirkanmaa năm 2015, và Bộ trưởng Bộ Giao thông và Truyền thông năm 2019. Con số này là không nhiều, nếu so với những chính trị gia lão làng khác tại Helsinki, trong đó có người tiền nhiệm của bà, cựu Thủ tướng Antti Rinne, người đã bắt đầu hoạt động công đoàn từ những năm 1990, trước khi chuyển sang làm chính trị. Ngay cả ông Rinne, sau 4 năm đàm nhiệm vai trò lãnh đạo ở Helsinki vẫn “sa cơ lỡ bước” thì chẳng có gì đảm bảo rằng bà Sanna Marin không mắc phải sai lầm tương tự.

Cơ hội đã tỏ, thách thức đã tường, song cân bằng chúng ra sao, chèo lái con thuyền Phần Lan giữa những gập ghềnh, giông bão chính trường quốc tế như thế nào sẽ là nhiệm vụ không hề đơn giản đối với chính trị gia trẻ tuổi, nữ Thủ tướng đắc cử Sanna Marin.

phan lan co nu thu tuong tre nhat the gioi khi thuan loi la thach thuc Nga - Ukraine trước thềm Thể thức Normandy: Thoát “bĩ” khó khả dĩ

TGVN. Lần này, liệu Nga, Ukraine, Đức và Pháp có thể nhất trí nguyên tắc về chấm dứt chiến sự tại miền Đông Ukraine, hay lại ...

phan lan co nu thu tuong tre nhat the gioi khi thuan loi la thach thuc Tổng thống Pháp Macron phát biểu về Nga và NATO: Đòn nặng mới

TGVN. Tổng thống Pháp Macron lại vừa tung ra một “đòn” mới nhắm vào NATO sau khi tuyên bố tổ chức trên bị “chết não”. ...

phan lan co nu thu tuong tre nhat the gioi khi thuan loi la thach thuc Góc nhìn toàn cảnh về bầu cử Áo

TGVN. Kẻ thắng người thua tại bầu cử Áo đã rõ ràng sau ngày 26/9, song chặng đường thành lập chính phủ để dẫn dắt đất ...

Lưu Huỳnh

Xem nhiều

Đọc thêm

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao ...
Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Tắt định vị trên iPhone giúp bảo vệ quyền riêng tư. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tắt định vị giúp bạn kiểm soát việc chia sẻ vị trí ...
Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

TikTok đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến được ưa chuộng. Dưới đây là các bước hướng dẫn nhanh để giúp bạn mở TikTok Shop bán hàng online hiệu ...
Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Ngày 20/11, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Y dược Cổ truyền kết hợp cùng Công ty Omy Pharma tổ chức thành công buổi hội thảo trực tuyến về chủ đề ...
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động