Hai tàu thực thi pháp luật của Trung Quốc bắn cảnh cáo bằng vòi rồng vào một tàu Philippines ở Biển Đông ngày 5/3. (Ảnh: VCG) |
Ngày 15/6, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này vừa trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên hợp quốc bản đăng ký mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 15/6, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết: "Hôm nay, thông qua phái đoàn Philippines tại Liên hợp quốc ở New York, Philippines đã trình thông tin lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc, để đăng ký quyền của Philippines đối với thềm lục địa mở rộng (ECS) tại khu vực Tây Palawan ở Biển Đông".
Việc nộp yêu sách về thềm lục địa mở rộng này đã được Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr phê chuẩn, diễn ra sau khi Philippines thực hiện cuộc nghiên cứu khoa học và kỹ thuật toàn diện về thềm lục địa ở Biển Đông.
Trang Naval News ngày 12/6 đưa tin chính quyền Manila đang tìm cách xây dựng một căn cứ quân sự mới ở Vịnh Subic để tăng cường khả năng giám sát trên không và triển khai sức mạnh ở Biển Đông.
Theo tài liệu đấu thầu và kế hoạch phát triển của không quân Philippines, một căn cứ tiền phương mới sẽ được khởi công tại sân bay quốc tế Vịnh Subic để hỗ trợ máy bay trinh sát và tấn công. Dự án này đánh dấu sự trở lại và tái đầu tư mạnh mẽ của Philippines tại Vịnh Subic, nơi từng là căn cứ của hải quân Mỹ.
Những động thái trên của Manila diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông.
Thời gian qua Philippines liên tục tố tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối, ngăn chặn và thực hiện các hành động nguy hiểm nhằm vào tàu của họ ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này mất hơn 15 năm để chuẩn bị cho việc đệ trình lên Liên hợp quốc nói trên. Manila lập luận quyền theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 để thiết lập ranh giới ngoài của thềm lục địa, bao gồm vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, kéo dài lên tới 350 hải lý.
Ông Marshall Louis Alferez, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines phụ trách các sự vụ hàng hải và đại dương bình luận với Reuters rằng: "Các sự cố trên biển có xu hướng làm lu mờ tầm quan trọng của những thứ nằm bên dưới. Đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trải dài từ quần đảo của chúng tôi lên đến mức tối đa được UNCLOS cho phép hiện nắm giữ các nguồn tài nguyên tiềm năng đáng kể, vốn sẽ mang lại lợi ích cho quốc gia và người dân trong nhiều thế hệ tiếp theo".
Quan chức này nói thêm: "Hôm nay, chúng tôi bảo đảm tương lai của mình bằng cách thể hiện đặc quyền trong việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, theo quyền ECS của chúng tôi".
Vào cuối tháng 3, trong bối cảnh leo thang căng thẳng với Trung Quốc, Tổng thống Philippines Marcos Jr. đã ra lệnh cho Chính phủ nước này tăng cường khả năng phối hợp an ninh hàng hải để đối mặt với “một loạt thách thức nghiêm trọng” ở Biển Đông. Ngoài yếu tố quân sự, giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao cũng được người dân Philippines ủng hộ.
| Các vấn đề trên biển không phải là tất cả trong quan hệ Philippines - Trung Quốc Một số chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp và học giả ở Philippines khẳng định các vấn đề trên biển không phải là tổng ... |
| Việt Nam ủng hộ nghị quyết Đại hội đồng về vấn đề thành viên Liên hợp quốc của Palestine Đại sứ Đặng Hoàng Giang tuyên bố, Việt Nam đồng tài trợ và ủng hộ nghị quyết lịch sử của Đại hội đồng; ủng hộ ... |
| Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong chương trình nghị sự của Liên hợp quốc Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam với tư cách là thành viên tích cực của Hội đồng chấp hành UNESCO luôn ủng ... |
| Philippines điều chỉnh nhân sự quan trọng, mua thêm 5 tàu của Nhật Bản, khẳng định lập trường 'cứng' trước Trung Quốc tại Biển Đông Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng gay gắt, Manila liên tục có các động thái mới ... |
| Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết liên quan xung đột vũ trang, Nga bỏ phiếu trắng Nghị quyết 2730 vừa được Hội đồng Bảo an thông qua với sự ủng hộ của 14/15 thành viên, trong đó bao gồm các nội ... |