Màn hình lớn ngoài trời ở Bắc Kinh đưa tin về Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 16/11. Cuộc gặp diễn ra khi cả hai nhà lãnh đạo cố gắng phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mỗi nước. (Nguồn: EPA-EFE) |
Trong bài viết ngày 23/11 trên SCMP, Giám đốc điều hành của New View Economics David Brown nhận định, tin tốt là quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang bắt đầu tan băng, do đó, rạn nứt thương mại giữa hai nước có thể chấm dứt. Vấn đề là có thể mất một thời gian dài trước khi một thỏa thuận khả thi được ký kết.
Thắp sáng niềm tin phục hồi tăng trưởng toàn cầu
Thế giới đang chờ đợi một bước đột phá có thể tạo cơ hội cho nền kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn sau đại dịch Covid-19, đồng thời giảm bớt áp lực lạm phát.
Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phải chấm dứt, không còn ràng buộc bởi các lệnh trừng phạt thuế và thương mại thế giới được tự do “trôi chảy”.
Nhờ đó, phần thưởng có thể rất lớn, tăng trưởng toàn cầu sẽ được thúc đẩy trong dài hạn, mất cân bằng thương mại giảm, căng thẳng chính trị giảm bớt và tăng khả năng ổn định tài chính.
Có những thách thức khó khăn ở phía trước, nhưng ít nhất cả hai bên đang nói chuyện cùng nhau. Sau cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến ngày 16/11 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hy vọng rất cao về mối quan hệ được cải thiện trên một số mặt.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật tuần (12-18/11): Nga-Ukraine căng vì cơn khát khí đốt, Moscow-Minks bắt tay trung chuyển; Thượng đỉnh Mỹ-Trung chiếm diễn đàn |
Thương mại phải ở gần vị trí hàng đầu của chương trình nghị sự, xét đến đà giảm tốc của kinh tế Mỹ và Trung Quốc trong quý vừa qua.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm xuống 2% trong quý III/2021 từ 6,7% trong quý thứ hai.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giảm xuống 4,9% trong quý thứ ba, so với 7,9% trong ba tháng trước đó.
Lợi ích của việc đồng tiền rẻ và dễ kiếm sẽ không tồn tại mãi mãi, vì vậy, các nhà hoạch định chính sách ở cả hai quốc gia có thể đang tự hỏi liệu sự suy thoái có thể kéo dài lâu dài hơn hay không và họ có thể làm gì để đảo ngược xu hướng này? Tăng trưởng thương mại thế giới nhanh hơn có thể là câu trả lời.
Dòng chảy thương mại thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề trong những năm gần đây do tác động kép của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và suy thoái toàn cầu, xảy ra bởi sự bùng phát của đại dịch Covid-19 vào đầu năm 2020.
Cả hai yếu tố đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới, với khối lượng thương mại cơ bản giảm tới 14% mỗi năm vào tháng 6/2020 khi cuộc khủng hoảng Covid-19 xảy ra.
Còn nhiều lo ngại
Tuy nhiên, một năm sau, vào tháng 6/2021, niềm tin kinh tế phục hồi đã được thắp sáng khi tăng trưởng thương mại thế giới cơ bản đã tăng tới 21%. Dù vậy, mối bận tâm hiện nay là tốc độ phục hồi đang giảm mạnh trong những tháng gần đây. Do đó, triển vọng tăng trưởng toàn cầu cần một sự khởi động lại đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giảm xuống 4,9% trong quý III/2021, so với 7,9% trong 3 tháng trước đó. (Nguồn: AFP) |
Có nhiều yếu tố có thể giúp thực hiện nhiệm vụ trên, đặc biệt là việc đưa thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, vấn đề vốn đang gây tranh cãi, xuống mức có thể chấp nhận được trong tương lai gần mà không làm tổn hại đến tiềm năng tăng trưởng của cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Cuộc chiến thương mại đã gây ra thiệt hại nặng nề kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vào tháng 1/2018 và Bắc Kinh áp dụng các biện pháp trả đũa.
Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu bùng phát tại các thành phố của Mỹ khi các kệ hàng trống rỗng trong bối cảnh nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao.
Tại Mỹ, thuế quan cao hơn đã dẫn đến tăng chi phí cho các nhà sản xuất, giá thành sản phẩm cao hơn cho người tiêu dùng và khó khăn cho người nông dân khi nông sản làm ra khó xuất khẩu sang Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới.
Còn tại Trung Quốc, cuộc chiến thương mại đã trở thành một lực cản tiếp tục đối với tăng trưởng, vốn đã bước vào giai đoạn suy giảm.
Tác động của các lệnh trừng phạt đã tạo ra một số khác biệt đối với thâm hụt thương mại Mỹ-Trung lúc đầu, với khoảng cách thu hẹp từ mức kỷ lục 419 tỷ USD năm 2018 xuống 310 tỷ USD năm 2020. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là thâm hụt giữa hai nước đã bắt đầu mở rộng trở lại.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng cộng lũy kế kim ngạch thâm hụt đã tăng lên 255 tỷ USD, có nghĩa là khoảng cách thương mại có thể tăng lên tới 340 tỷ USD trong cả năm. Như vậy, trừ khi Washington và Bắc Kinh có biện pháp kìm hãm, căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia có thể nhanh chóng gia tăng trở lại.
Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có thể đạt được, nhưng chỉ thông qua sự đồng thuận chung về những thay đổi chính sách của cả hai bên.
Ngoài ra, người tiêu dùng Mỹ ngày càng có nhu cầu cao hơn đối với các loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này khó có thể kiềm chế khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
Câu trả lời nằm ở việc xây dựng lại sức mạnh sản xuất của Mỹ với việc tái đầu tư lớn trong nước.
Trung Quốc đang thực hiện các chính sách đúng đắn trong việc chuyển trọng tâm khỏi tăng trưởng do xuất khẩu và hướng tới tăng trưởng thị trường trong nước với hy vọng sẽ kích cầu nhiều hơn đối với cả hàng trong nước và hàng nhập khẩu từ Mỹ trong tương lai.
Quá trình thay đổi sẽ mất thời gian, nhưng sẽ có hy vọng khi cùng có ý chí, có hướng đi. Ít nhất là cả hai bên đang cùng nhau bàn thảo về vấn đề này.
| Ảnh ấn tượng tuần 15-21/11: Nga phô diễn sức mạnh trinh sát, Thượng đỉnh Mỹ-Trung không đột phá, biên giới Belarus-Ba Lan vẫn nóng rực Lực lượng trinh sát thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tập trận, Thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung không có đột phá, Tổng thống ... |
| Hậu Thượng đỉnh Mỹ-Trung, Australia cũng muốn đối thoại cấp cao với Trung Quốc Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cho rằng, thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc sẽ tạo dư địa để Canberra có thể đối thoại cấp cao ... |