Nhỏ Bình thường Lớn

Hậu Covid-19: Du lịch Campuchia khởi sắc lại... nhờ đâu?

TGVN. Nhật báo Khmer Times đăng bài phân tích của Viện Tầm nhìn châu Á - có trụ sở tại Singapore về tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với ngành Du lịch Campuchia.
TIN LIÊN QUAN
Campuchia phát hiện tượng phật 6 mét nằm ở chân đồi Kangva
Angkor Wat - vùng đất của quá khứ
​Vietnam Airlines và Bộ Du lịch Campuchia hợp tác phát triển du lịch
1632 hai thang vat lon voi covid 19 du lich chau a nhu ngoi tren dong lua
Du lịch Campuchia kỳ vọng khởi sắc lại sau đại dịch Covid-19.

Một điều không thể phủ nhận, đại dịch Covid-19 đã phá vỡ hầu hết các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và tác động mạnh đến du lịch nói chung và ngành du lịch nói riêng. Các quốc gia đang thực hiện các biện pháp kiểm soát khác nhau nhằm cố gắng giám sát và giảm thiểu sự lây lan của virus Corona. Vì thế, việc phong tỏa và kiểm soát dịch chuyển được áp dụng rộng rãi, đã làm ngừng trệ hoạt động của ngành du lịch toàn cầu do mọi hoạt động của người dân đều bị hạn chế.

Tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia đang chịu tổn thất do lượng khách du lịch Trung Quốc giảm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Tại Campuchia, đã có 2.865 doanh nghiệp du lịch tuyên bố ngừng hoạt động hoặc đóng cửa. Dịch bệnh Covid-19 đang tàn phá nền kinh tế Campuchia vì ngành du lịch là một trong những ngành chủ chốt bên cạnh các ngành dệt may và da giày, chiếm 80% giá trị xuất khẩu của đất nước.

Tờ New Straits Times đánh giá ngành du lịch Campuchia đóng góp tới 12,1% GDP của đất nước và sử dụng tới 630.000 lao động. Nhân viên làm việc trong ngành du lịch Campuchia sẽ hoảng loạn vì lo sợ thất nghiệp đã tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và xã hội nếu như tình trạng này không được giải quyết nhanh chóng. Mặc dù các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch đóng cửa từ giữa tháng 3/2020, đã có hơn 190.000 khách du lịch nội địa và quốc tế đã đến các khu nghỉ dưỡng và địa điểm du lịch ở Campuchia. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy mặc dù không thể đi du lịch nước ngoài, song người dân vẫn cố gắng đi du lịch trong nước. Câu hỏi đặt ra là, hoạt động này có an toàn và bền vững không? Có thể đi du lịch nếu mỗi bên liên quan đều có trách nhiệm về y tế. Theo khuyến cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), khách du lịch, cộng đồng địa phương và mọi bộ phận của chuỗi giá trị du lịch phải làm đúng vai trò trong công tác ưu tiên đảm bảo sức khỏe cộng đồng. UNWTO chỉ ra sự cần thiết của các biện pháp an toàn và sức khỏe để đảm bảo du lịch thực sự an toàn. Một bài viết gần đây của UNWTO nêu rõ: “Sự tin tưởng là loại tiền mới. Nếu người dân tin chính phủ và ngành du lịch ưu tiên cho sức khỏe của người dân, chắc chắn người dân sẽ đi du lịch một lần nữa”.

Tại Campuchia, ngành du lịch đã khởi sắc trở lại. Lượng khách du lịch đến Campuchia là một tín hiệu tốt cho đất nước này vì du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế trong thời điểm kinh tế suy thoái hiện nay. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chặt chẽ, đây có thể là "con dao hai lưỡi" với một làn sóng bệnh truyền nhiễm thứ hai có nguy cơ lan rộng khắp đất nước. Để ngăn chặn điều đó xảy ra, các nhà hoạch định chính sách nên thực hiện các biện pháp rõ ràng đối với tất cả các hãng du lịch lữ hành và buộc khách du lịch phải tuân thủ quy định y tế để đảm bảo tính bền vững và an toàn của du lịch”.

Các điểm du lịch nổi tiếng và điểm tham quan thu hút nhiều du khách nhất của Campuchia như Angkor Wat và nhiều ngôi đền khác..., cần hạn chế số lượng khách du lịch đến theo từng thời điểm. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, khách du lịch thường có xu hướng ghé thăm các điểm đến có đông du khách viếng thăm. Việc quản lý số lượng khách đến đóng vai trò rất quan trọng đối với các biện pháp phòng ngừa y tế công cộng đối với biện pháp “giãn cách xã hội” để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus. Ngoài ra, điều bắt buộc đối với tất cả khách du lịch, hướng dẫn viên du lịch và nhân viên làm việc tại các địa điểm du lịch phải tuân thủ các thực hành biện pháp vệ sinh đúng cách như đeo khẩu trang mọi lúc. Cần phải có các trạm khử trùng và khăn lau khử trùng được cung cấp xung quanh các địa điểm hoặc khu vực đông người đi lại.

Tuy nhiên, điều bắt buộc là phải đảm bảo các hướng dẫn này được công chúng biết đến. Do đó, các phương tiện khác nhau nên được sử dụng để truyền tải thông điệp với nhiều sự sáng tạo như khuyến khích sử dụng video hoặc nền tảng mạng xã hội vì chúng có thể phổ biến thông tin một cách hiệu quả. Hơn nữa, hiện tại khách du lịch trẻ tuổi và thậm chí là các gia đình đang quan tâm nhiều hơn đến du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và khám phá các hòn đảo ven biển và các tỉnh xa. Điểm này cho thấy có sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng trong lĩnh vực du lịch ở Campuchia do đại dịch Covid-19.

Thay vì đổ xô đến các địa điểm du lịch đông đúc, khách du lịch thích chọn các địa điểm cho phép thực sự “giãn cách xã hội”. Địa điểm du lịch ở xa sẽ được ưa thích hơn các điểm du lịch ở đô thị vì tránh nơi đông người sẽ là xu hướng du lịch mới.

Angkor Wat - vùng đất của quá khứ

Angkor Wat - vùng đất của quá khứ

TGVN. Tôi đến Siêm Riệp, Campuchia vào một ngày nắng chói chang. Chuyến xe bon bon trên những con đường khúc khuỷu, từ thành thị ...

Mặt trái của “làn sóng” du khách Trung Quốc đổ về Campuchia

Mặt trái của “làn sóng” du khách Trung Quốc đổ về Campuchia

Lượng khách du lịch Trung Quốc đổ về Campuchia tăng mạnh trong năm qua, nhưng một số người dân địa phương tại các địa điểm ...

All Nippon Airways mở đường bay thẳng Nhật Bản - Campuchia

All Nippon Airways mở đường bay thẳng Nhật Bản - Campuchia

Từ ngày 1/9 tới, hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) của Nhật Bản sẽ mở các chuyến bay thẳng từ Tokyo đến thành phố ...