Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung:

Quốc tế đánh giá cao nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Đức Khải
TGVN. Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III đã được thông qua tại Khóa họp 41 của Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 4/7 vừa qua.  Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp đã trả lời phỏng vấn. Xin trân trọng giới thiệu.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quoc te danh gia cao no lu c ba o da m quye n con nguo i cua vie t nam Quốc tế hoan nghênh nỗ lực bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
quoc te danh gia cao no lu c ba o da m quye n con nguo i cua vie t nam Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung: Thành tựu đổi mới của Việt Nam được khẳng định
quoc te danh gia cao no lu c ba o da m quye n con nguo i cua vie t nam Niềm vui của Việt Nam khi trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ
quoc te danh gia cao no lu c ba o da m quye n con nguo i cua vie t nam
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung khẳng định Quốc tế đánh giá cao nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam (ảnh Đức Khải)
quoc te danh gia cao no lu c ba o da m quye n con nguo i cua vie t nam

Giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu

TGVN. Ngày 2/7, tại Hà Nội đã diễn đàn Giáo dục vì Sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu của UNESCO 2019 ...

Thưa Thứ trưởng, Phiên họp trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 41 Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp quốc đã thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát về quyền con người (UPR) ngày 4/7 vừa qua tại Geneve, Thụy Sỹ. Thứ trưởng có thể chia sẻ đánh giá về kết quả này của cộng đồng quốc tế?

Có thể nói, Phiên họp lần này là sự tiếp nối và kết thúc của đợt Rà soát Định kỳ Phổ quát lần II trên cơ sở Phiên Đối thoại vào tháng 1/2019 với Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (LHQ). Nếu Phiên họp hồi tháng 1/2019 kéo dài trên 3 tiếng đồng hồ và có hơn 130 quốc gia phát biểu đóng góp ý kiến, thì Phiên họp lần này có thời gian có ngắn hơn, chỉ hơn 1 giờ đồng hồ. Và trong 1 tiếng đó, thì đã có hơn 20 phút dành cho đoàn Việt Nam trình bày và trao đổi quan điểm còn 40 phút còn lại là dành cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ phát biểu.

Tại Phiên họp lần này, các quốc gia đã đánh giá rất cao về quá trình chuẩn bị nghiêm túc Báo cáo quốc gia Rà soát Định kỳ Phổ quát về bảo đảm và phát huy quyền con người của Việt Nam. Các quốc gia đều hoan nghênh thành tựu đạt được của Việt Nam thể hiện qua quá trình xây dựng luật pháp, xây dựng chính sách cũng như các biện pháp thực hiện của Việt Nam trong chu kỳ rà soát lần này. Tại Phiên họp lần này, các quốc gia đưa ra 291 khuyến nghị thì Việt Nam đã đồng ý tới 241 khuyến nghị, một tỷ lệ rất cao tới 83%. Điều đó cho thấy, mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Phải nói thêm rằng, các quốc gia đưa ra nhiều khuyến nghị như vậy cũng là thể hiện sự quan tâm về các thành tựu mà Việt Nam đạt được và mong muốn chúng ta chia sẻ, mong muốn chúng ta làm tốt hơn các vấn đề đó. Có thể nói, đánh giá chung về kết quả báo cáo và các kết quả đạt được lần này của Việt Nam là rất tích cực. Tuy nhiên, cũng có một số ít, ít thôi những ý kiến khác biệt, những nhận định không khách quan, thông tin sai sự thật về tình hình Việt Nam và chúng ta đã bác bỏ những nhận định phiến diện này. Và đây cũng là dịp để đoàn Việt Nam thông tin lại, trao đổi lại để làm rõ thêm một số vấn đề mà các nước còn quan tâm, các ý kiến còn khác biệt.

Nội dung cụ thể nào được các nước đánh gia cao trong Báo cáo UPR lần này của Việt Nam, thưa Thứ trưởng?

Trong kỳ báo cáo lần này, nếu nói về kết quả thì các nước đánh giá Việt Nam đạt được kết quả rất toàn diện, đặc biệt các quốc gia đánh giá cao Việt Nam trong quá trình xây dựng luật. Ví dụ như trong thời gian 4-5 năm chu kỳ giai đoạn từ 2014-2019, chúng ta đã xây dựng được khoảng 100 các văn bản luật khác nhau, trong tất cả cá lĩnh vực về các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Kết quả thứ hai của Việt Nam cũng được đánh giá rất cao đó là sự gắn bó giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và phát triển bền vững. Đây là vấn đề đang được các nước trong liên minh châu Âu, nhất là nghị viện châu Âu rất quan tâm, bởi vì bảo đảm quyền con người không chỉ là tập trung vào phát triển kinh tế mà còn là phát triển xã hội, trong đó có các vấn đề như xóa đói giảm nghèo, môi trường, quyền của người lao động...

Điều thứ ba được quan tâm là một loạt các vấn đề mới, có thể gọi là cụm các vấn đề mới đặt ra trong quá quá trình thực hiện bảo đảm quyền con người. Ví dụ như vấn đề di cư, quyền của người lao động, biến đổi khí hậu, trong đó có cả những vấn đề mà chúng ta đã đạt được nhiều bước tiến triển trong thời gian vừa qua, ví dụ như vấn đề liên quan đến bảo đảm quyền cho người đồng tính, chuyển giới…

Thứ trưởng có đề cập đến việc Việt Nam cam kết thực hiện 241 khuyến nghị trên 291 khuyến nghị trong kỳ rà soát lần này, vậy các bước tiếp theo để thực hiện các khuyến nghị này như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Sau kỳ họp lần này, Việt Nam sẽ có khoảng 4-5 năm để triển khai các khuyến nghị UPR mà chu kỳ III vừa rồi đã chấp thuận. Sau đó, Việt Nam sẽ báo cáo ở chu kỳ IV, dự kiến vào năm 2023. Trên cơ sở kinh nghiệm của các chu kỳ trước đây, trong thời gian tới, các bộ ngành liên quan mà Bộ Ngoại giao được giao trách nhiệm làm đầu mối chủ trì sẽ đánh giá về các khuyến nghị chúng ta vừa cam kết thực hiện nằm trong lĩnh vực nào. Trên cơ sở đó, các khuyến nghị sẽ được phân công cho các bộ ngành, có sự tham gia của địa phương và các tổ chức chính trị xã hội thực hiện. Trong quá trình này, chúng ta cũng sẽ tham khảo các đối tác nước ngoài để từ đó, xây dựng thành chương trình hành động trình lên Thủ tướng Chính phủ.

Chúng ta cũng sẽ có kiểm điểm việc thực hiện hàng năm những khuyến nghị đã cam kết thực hiện, chương trình hành động trong đó có các vấn đề về xây dựng luật pháp, xây dựng chính sách, biện pháp triển khai cụ thể như tăng ngân sách, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người... Bộ Ngoại giao cũng cùng các bộ ngành liên quan có các kiểm điểm giữa kỳ. Đây là các bước chúng ta đã làm trong chu kỳ II giai đoạn 2014-2019 vừa qua và cách làm này được nhiều nước đánh giá rất cao. Chúng ta cũng sẵn sàng hợp tác với các nước, các cơ quan Liên hợp quốc trong quá trình triển khai các khuyến nghị UPR, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong tiến trình này.

quoc te danh gia cao no lu c ba o da m quye n con nguo i cua vie t nam

Đại diện các nước chúc mừng Trưởng đoàn Việt Nam – Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung sau khi Báo cáo UPR chu kỳ III của Việt Nam được thông qua, ngày 4/7 tại Trụ sở Liên hợp quốc, Geneve, Thụy Sỹ.

Việc Việt Nam tham gia tích cực vào Cơ chế UPR từ 2008 và thực hiện các khuyến nghị của các nước, nhất là trong giai đoạn 2014-2019 như thứ trưởng vừa điểm lại có ý nghĩa như thế nào với việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam, thưa Thứ trưởng?

Cơ chế UPR ra đời từ năm 2008 và được đánh giá là thành công nổi bật của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Trước hết, sự tham gia nghiêm túc của Việt Nam trong cả 3 chu kỳ UPR, thể hiện việc chúng ta đã hoàn thành có trách nhiệm nghĩa vụ của một quốc gia thành viên của LHQ, bởi vì cơ chế này là cơ chế phổ cập, dành cho tất cả các quốc gia thành viên của LHQ. Từ việc xây dựng báo cáo quốc gia, đối thoại với các nước, xem xét, chấp thuận và triển khai các khuyến nghị, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người, góp phần triển khai đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta.

Ý nghĩa thứ hai, có thể nói là qua quá trình này, chúng ta cũng chia sẻ được với các quốc gia kinh nghiệm đạt được của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy và bảo đảm quyền con người. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, chúng ta cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước để có thể làm tốt hơn công tác này ở đất nước chúng ta.

Và một điều rất quan trọng, là qua quá trình này, chúng ta cũng tiếp thu được nhiều kinh nghiệm để đưa vào các kế hoạch, chiến lược biện pháp cụ thể để quá trình triển khai làm sao đảm bảo tốt hơn quyền con người ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các khuyến nghị đã cam kết thực hiện, chúng ta cũng có thêm điều kiện để đối thoại với các quốc gia, chia sẻ và cung cấp thêm về thực tế ở Việt Nam, đồng thời có ý kiến kịp thời đối với những ý kiến còn có khác biệt với chúng ta về thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát về quyền con người (UPR) được ra đời từ năm 2008 và là một trong những thành công nổi bật của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc do được xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công bằng, không phân biệt, thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia.

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, Việt Nam đặc biệt coi trọng cơ chế UPR và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết theo cơ chế UPR, trong đó có việc triển khai các khuyến nghị UPR đã chấp thuận.

Trong chu kỳ trước, Việt Nam đã chấp thuận 80,2% số khuyến nghị nhận được, ban hành Kế hoạch tổng thể để thực hiện và hoàn thành 96,2% trong số đó, thuộc nhóm nước thực hiện hiệu quả UPR, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn thực hiện và rà soát báo cáo cho chu kỳ tiếp theo, dự kiến bắt đầu năm 2023.

quoc te danh gia cao no lu c ba o da m quye n con nguo i cua vie t nam

Việt Nam cam kết tiếp tục nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Ngày 22/01 tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneve, Thụy Sĩ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung ...

quoc te danh gia cao no lu c ba o da m quye n con nguo i cua vie t nam

Khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 41 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

TGVN. Ngày 24/6, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã khai mạc Khóa họp ...

quoc te danh gia cao no lu c ba o da m quye n con nguo i cua vie t nam

Việt Nam trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc: Đối tác vì một nền hoà bình bền vững

Việt Nam có kinh nghiệm của nhiệm kỳ thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) năm 2008-2009 và ...

Đức Khải (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa ...
Top 5 mẫu xe SUV hạng sang giá từ 3-5 tỷ đồng tại Việt Nam

Top 5 mẫu xe SUV hạng sang giá từ 3-5 tỷ đồng tại Việt Nam

Với tầm tài chính từ 3-5 tỷ đồng, khách hàng Việt có thể lựa chọn những mẫu xe SUV hạng sang với thiết kế ấn tượng, trang bị hiện đại ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mùa giải 2024-2025, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Toyota Fortuner sắp bổ sung phiên bản mới tại Việt Nam

Toyota Fortuner sắp bổ sung phiên bản mới tại Việt Nam

Toyota Fortuner tại thị trường Việt Nam sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L mới, thay vì chỉ có động cơ dầu như hiện tại.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Công tác bảo đảm quyền của người dân khi thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân...
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động