Rác thải nhựa và hành động của các nước ASEAN

Minh Nhật
Trước thách thức rác thải nhựa, ASEAN thông qua việc thay đổi hành động và xây dựng lộ trình kinh tế tuần hoàn, trong đó ưu tiên các chính sách liên quan đến nhựa, hướng đến phát triển bền vững.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Rác thải nhựa và hành động của các nước ASEAN
Sự bùng nổ của rác thải nhựa trở thành mối quan tâm chung của loài người. (Nguồn: AFP)

Được coi là một chất liệu kỳ diệu vào giữa thế kỷ XX, nhựa len lỏi vào mọi khía cạnh cuộc sống của người dân toàn cầu. Tuy nhiên, sự bùng nổ của rác thải nhựa đang là mối quan tâm chung của loài người khi chúng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho hệ sinh thái môi trường và tác động đến mọi mặt của cuộc sống.

Kể từ năm 1950, con người đã sản xuất hơn 8 tỷ tấn nhựa, hơn một nửa trong số đó, sau khi sử dụng, được đưa thẳng đến các bãi chôn lấp và chỉ khoảng 9% trong số đó được tái chế.

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), ước tính, trung bình mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 400 triệu chất thải nhựa và có từ 75-199 triệu tấn nhựa hiện đang ở trong các đại dương của chúng ta. Và nếu không hành động để giải quyết thực trạng trên, số rác thải nhiễm vào đại dương có thể sẽ tăng gấp ba thậm chí là nhiều hơn nữa trong vòng hai thập niên tới.

Điểm nóng rác thải nhựa

Đông Nam Á nổi lên như một điểm nóng về ô nhiễm nhựa do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cơ sở hạ tầng xử lý chất thải không đáp ứng kịp.

Một nghiên cứu năm 2021 do WEF công bố cho thấy, 10 quốc gia thải nhựa ra đại dương nhiều nhất gồm: Philippines, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Việt Nam, Bangladesh, Thái Lan và Nigeria. Trong số 10 quốc gia trên có đến 5 quốc gia tại khu vực ASEAN gồm Philippines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.

Báo cáo của Tổ chức Bảo vệ đại dương và Trung tâm McKinsey về Doanh nghiệp và môi trường nêu rõ, 5 quốc gia tại châu Á (gồm Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines) đang bùng nổ nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng nhưng thiếu cơ sở hạ tầng để xử lý rác thải, nhất là trong việc đối phó với sự gia tăng của các loại túi nhựa và trở thành những quốc gia “đi đầu” gây rò rỉ nhựa ra đại dương.

Tại Malaysia, Philippines và Thái Lan, các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, hơn 75% giá trị vật chất của nhựa tái chế trị giá 6 tỷ USD bị mất mỗi năm khi nhựa sử dụng một lần bị vứt bỏ thay vì được thu hồi và tái sử dụng.

Cũng theo WB, mỗi năm, Indonesia thải ra môi trường khoảng 7,8 triệu tấn rác thải nhựa và là quốc gia gây ô nhiễm đại dương lớn thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Trong đó, gần 5 triệu tấn rác thải nhựa ở Indonesia không được thu gom hoặc xử lý ở các bãi rác lộ thiên, một số rò rỉ ra môi trường từ các bãi chôn lấp không đạt yêu cầu. Việc quản lý chất thải nhựa không đúng cách trở thành mối đe dọa đáng kể đối với môi trường biển của Indonesia.

Tại Việt Nam, ước tính, mỗi năm có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra đất liền và 10% trong số đó sẽ đổ ra biển. Theo một nghiên cứu của WB công bố hồi tháng 7/2022, phần lớn chất thải nhựa gây ô nhiễm đại dương tại Việt Nam là những đồ dùng một lần, có giá trị thấp như túi ni lông, hộp đựng thực phẩm hay ống hút.

Nhóm công tác triển khai Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa tại Việt Nam (Chương trình NPAP) cho rằng, lượng rác thải nhựa xâm nhập vào hệ thống đường thuỷ có thể tăng gấp đôi vào năm 2030, nếu quy trình thu gom, tái chế và xử lý chất thải hiện tại của Việt Nam không được cải thiện.

Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, khủng hoảng về rác thải nhựa đã tăng đáng kể khi con người tiêu thụ một lượng lớn khẩu trang y tế, chai nước sát khuẩn, bao bì giao hàng trực tuyến và các sản phẩm sử dụng một lần khác.

Chính phủ và người dân các quốc gia đang vô tình sa lầy vào hệ thống sản xuất, tiêu dùng và xử lý nhựa không đúng cách, gây ra vô số tác động tiêu cực đến con người và môi trường. Bởi đặc tính bền vững, không hòa tan, rác thải nhựa có ảnh hưởng đến môi trường hàng trăm đến hàng nghìn năm và tác động không nhỏ đến quyền và lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai.

Hành động của ASEAN

Trước thực trạng trên, các quốc gia Đông Nam Á đã và đang chuẩn bị kế hoạch hành động và lộ trình kinh tế tuần hoàn, trong đó ưu tiên các chính sách liên quan đến nhựa.

Tuy nhiên, các nước không thể giải quyết các thách thức này một mình mà đòi hỏi những giải pháp xuyên biên giới. Năm 2019, ASEAN đã ra Tuyên bố Bangkok về chống nhựa biển.

Ngày 28/5/2021, ASEAN ban hành Kế hoạch Hành động chống rác thải biển giai đoạn 2021-2025 nhằm cung cấp chiến lược chung tập trung vào giải pháp cho vấn đề này.

Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi cho rằng, Kế hoạch Hành động chống rác thải biển của ASEAN là phản ứng của tập thể, hướng tới tương lai của các nước thành viên ASEAN, nhằm hỗ trợ các chính sách và nền tảng khu vực và huy động các nguồn lực để bổ sung cho các hành động quốc gia hiện có.

Kế hoạch Hành động thể hiện một cột mốc quan trọng đối với ASEAN, thể hiện một cam kết tập thể mới, mạnh mẽ hơn thông qua các hành động khu vực, phù hợp với các chương trình nghị sự quốc gia nhằm giải quyết thách thức môi trường nghiêm trọng.

Rác thải nhựa và hành động của các nước ASEAN
Plastic People là startup Việt lọt vào top 5 của Thử thách tái chế rác thải nhựa. (Nguồn: Plastic People)
Top 5 nhà đổi mới xuất sắc nhất được lựa chọn từ Thử thách tái chế rác thải nhựa Đông Nam Á:

Bank Sampah Bersinar (Indonesia): doanh nghiệp xã hội cung cấp các giải pháp quản lý chất thải cộng đồng.

ENVIROTECH WASTE RECYCLING INC.(Philippines): thu gom nhựa sử dụng một lần và biến thành những sản phẩm hữu dụng.

Kibumi (Indonesia): công ty khởi nghiệp sáng tạo với giải pháp củng cố chuỗi cung ứng tái chế nhựa thông qua các điểm thu gom được số hóa và hiện đại hóa.

Plastic People (Việt Nam): tái chế rác thải nhựa thành những sản phẩm hữu dụng và độc đáo như phụ kiện hoặc nội thất.

TerraCycle Global Foundation (Thái Lan): cung cấp các giải pháp đơn giản, sáng tạo và hiệu quả cao để ngăn chặn, loại bỏ và tái chế chất thải từ môi trường.

Mới đây, Mạng lưới Vườn ươm doanh nghiệp (The Incubation Network), kết hợp cùng Chương trình Hợp tác Hành động toàn cầu về nhựa (Global Plastic Action Partnership), nền tảng đổi mới UpLink của WEF và Liên minh Xử lý chất thải nhựa, khởi động Thử thách tái chế rác thải nhựa Đông Nam Á để giải quyết vấn đề quản lý chất thải nhựa trong khu vực.

Sáng kiến nhằm thúc đẩy các giải pháp đổi mới tập trung sáng chế và thu gom nhựa ở các nước Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Thử thách tái chế rác thải nhựa Đông Nam Á gồm 5 nhà đổi mới sẽ tham gia vào chương trình phát triển trong thời gian 5 tháng.

Là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã tiên phong triển khai nhiều chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa.

Trong đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với việc bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon.

Trong Kế hoạch Hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm 50% rác thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 75% vào năm 2030.

Một số biện pháp đã được đưa ra như lệnh cấm sẽ được áp đặt đối với việc sản xuất và nhập khẩu túi nilon sử dụng trong nước vào năm 2026 và hầu hết các sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm 2031.

Tương tự tại Thái Lan, từ năm 2014, chính phủ nước này đã đưa xử lý rác thải trở thành ưu tiên của chương trình nghị sự với các chính sách giảm sử dụng túi nilon, chai lọ nhựa tại các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp; đồng thời đưa ra lệnh cấm đồ nhựa tại các điểm du lịch.

Năm 2022, Thái Lan chính thức cấm 4 loại đồ nhựa dùng một lần, bao gồm túi nilon mỏng có độ dày dưới 36 micron, hộp xốp đựng thực phẩm, ống hút nhựa và ly nhựa.

Để đạt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế chất thải nhựa trong cả nước lên 50% vào năm 2022 và tiếp tục đạt 100% vào năm 2027, Thái Lan cần phải triệt để hơn trong việc ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa dù phía trước còn vô vàn những thách thức trong việc phân loại và thu gom rác thải trên mặt đất.

Riêng ở Campuchia, nhiều siêu thị lớn đã áp dụng thu phí 0,1 USD/túi nhựa đựng hàng để giảm việc sử dụng túi nhựa. Tại Lào, nước này đang khuyến khích sử dụng túi tái chế tại khu vực công cộng, thay cho túi nhựa.

Chính phủ Indonesia cam kết dành 1 tỷ USD/năm để giảm 70% lượng rác thải nhựa trên biển trước năm 2025. Malaysia cũng đang xem xét việc cấm sử dụng túi nhựa.

Tại Philippines, dù vẫn chưa có lệnh cấm sử dụng túi nhựa trên toàn quốc, nhưng chính quyền một số địa phương bắt đầu kiểm soát việc sử dụng túi nhựa. Một số trung tâm thương mại cũng đã thay thế túi nhựa bằng túi giấy, đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng các loại túi có thể tái sử dụng và mang túi riêng để đựng hàng, thay vì dùng túi nhựa.

Tuy nhiên, để hoạt động chống rác thải nhựa hiệu quả hơn, theo nhà hoạt động vì đại dương của Tổ chức Greenpeace ở Đông Nam Á A. Pipattanawattanaku, ASEAN cần có một chiến lược chung về vấn đề rác thải nhựa.

Giám đốc phụ trách các sáng kiến quốc tế của Tổ chức Bảo vệ đại dương Susan Ruffo thì cho rằng, đây không chỉ là trách nhiệm của chính phủ, mà các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và công dân đều có trách nhiệm giải quyết vấn đề rác thải nhựa.

ASEAN đã và đang hướng tới sự bền vững bằng việc chuyển đổi cách thức cũng như việc sử dụng sản phẩm từ nhựa. Và để làm được điều đó, khu vực cần phải có các khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ hơn, với các mô hình kinh doanh sáng tạo hơn.

Đặc biệt, các chính phủ cần có những cơ chế chính sách cụ thể để thực thi kinh tế tuần hoàn nhằm giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư vào các mô hình sản xuất bền vững và giảm thiểu rác thải nhựa.

UNESCO chính thức khởi động Chương trình Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa

UNESCO chính thức khởi động Chương trình Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) cùng với Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát ...

Quản lý chất thải rắn và nhựa, hướng đến giảm ô nhiễm nhựa đại dương

Quản lý chất thải rắn và nhựa, hướng đến giảm ô nhiễm nhựa đại dương

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo các giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu ...

Ngày Trái đất 2022: Giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh xanh

Ngày Trái đất 2022: Giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh xanh

Trái đất của chúng ta đang từng ngày, từng giờ phải chịu sự hủy diệt nặng nề do thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa. ...

Hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa

Hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa

Ngày 28/2, Hội thảo “Hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam” đã được ...

Khẩu trang chống Covid-19 bị coi là bom độc hại

Khẩu trang chống Covid-19 bị coi là bom độc hại

Khẩu trang dùng một lần được làm từ nilon và nhựa đã trở thành thảm họa môi trường kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động