Sách lược 'tiếp cận nhiều giỏ' của Tổng thống Hàn Quốc

ThS. Lê Như Mai
Hàn Quốc chủ động thúc đẩy nối lại cơ chế Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn vốn đã bị đình trệ từ 2019 cho thấy nỗ lực muốn phá bế tắc trong vấn đề Triều Tiên và nhu cầu để lại di sản của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Lý Khắc Cường tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 tại Phnom Penh, Campuchia vào tháng 11 năm 2022./News1
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (giữa), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 tại Phnom Penh, Campuchia, tháng 11/2022.(Nguồn: the Chosun Daily)

Sau hơn 4 năm liên tiếp bị trì hoãn, Hội nghị Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn lần thứ 9 cuối cùng sẽ được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc trong các ngày 26-27/5. Hội nghị lần này có sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.

Nối lại truyền thống

Sự kiện này vốn được kỳ vọng tổ chức vào năm 2020 sau Hội nghị lần thứ 8 tại Thành Đô, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Tuy nhiên, sự bùng phát nhanh chóng trên diện rộng của đại dịch Covid-19 và quan hệ căng thẳng Nhật-Hàn xoay quanh vấn đề bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng ép của Hàn Quốc đã khiến việc tổ chức sự kiện này trở nên khó khăn. Việc đăng cai Thượng đỉnh ba bên lần thứ 9 sau một thời gian ngắt quãng cho thấy thành công ngoại giao của chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol và phản ánh rõ hơn cách tiếp cận “nhiều giỏ” của ông Yoon đối với vấn đề Triều Tiên.

Tin liên quan
Trung Quốc hoan nghênh họp thượng đỉnh với Hàn Quốc và Nhật Bản vào thời điểm thích hợp Trung Quốc hoan nghênh họp thượng đỉnh với Hàn Quốc và Nhật Bản vào thời điểm thích hợp

Bắt đầu từ năm 2008 tại Fukuoka, Nhật Bản, cơ chế Thượng đỉnh ba bên Trung-Nhật-Hàn được thành lập với ý định tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy trao đổi thường xuyên và hợp tác giữa ba nước Đông Bắc Á. Mỗi nước lần lượt làm Chủ tịch luân phiên qua từng năm, theo thứ tự Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tuy nhiên, cơ chế này đã bị ngắt quãng 3 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 3-4 năm.

Năm 2012, Thượng đỉnh lần thứ 5 do Trung Quốc chủ trì được tổ chức tại Bắc Kinh. Trong bối cảnh căng thẳng giữa ba nước gia tăng xoay quanh các vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh thổ, phải mất tới 3 năm để nước Chủ tịch tiếp theo là Hàn Quốc tổ chức Hội nghị lần thứ 6 tại Seoul năm 2015 nhờ các nỗ lực vận động của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye.

Sau đó, khi đến lượt Nhật Bản đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 7 tại Tokyo năm 2016, ba nước đã quyết định trì hoãn việc này trong bối cảnh bà Park bị luận tội, dẫn đến bất ổn chính trị ở Hàn Quốc. Đến năm 2017, khủng hoảng THAAD (Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối tại Hàn Quốc) một lần nữa khiến cơ chế này bị hoãn do những căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ Trung-Hàn.

Phải đến khi người thay thế bà Park là cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In lên nắm quyền với chính sách “3 không” về vấn đề THAAD, Thượng đỉnh lần thứ 7 tại Tokyo mới chính thức được tổ chức năm 2018.

Tạo thêm dấu ấn

Có thể thấy, hai lần ngắt quãng của cơ chế Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn đều xảy ra khi đến phiên Hàn Quốc làm Chủ tịch, và lần tạm hoãn thứ 3 cơ bản là hệ quả của biến động chính trị ở Hàn Quốc. Trong khi đó, Hàn Quốc là nước đã chủ động đề xuất việc thành lập Ban Thư ký Hợp tác Ba bên (TCS) vào năm 2009, góp phần dẫn đến việc thành lập chính thức cơ quan này vào năm 2011 sau đó, đặt trụ sở tại Seoul.

TCS là một tổ chức liên chính phủ có mục đích thúc đẩy hợp tác lâu dài giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn thông qua các khuyến nghị chính sách. Việc thành lập TCS đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thể chế hóa hợp tác ba bên vốn đã được bắt đầu từ năm 1999. Với thực tế này, việc Hàn Quốc có thể nối lại cơ chế Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn bị trì hoãn từ năm 2019 đến nay có thể được đánh giá là một thành công ngoại giao, một dấu ấn nhất định trong di sản nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm của ông Yoon Suk Yeol.

Không chỉ có ý nghĩa về mặt ngoại giao, sự kiện này còn là một nỗ lực của Hàn Quốc nhằm gửi đi thông điệp liên quan đến vấn đề Triều Tiên. Trước mối đe dọa hạt nhân và chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Yoon Suk Yeol đang theo đuổi cách tiếp cận “bỏ trứng vào nhiều giỏ”, vận động đa dạng các đối tác ở cả Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Trước đó, Tổng thống Yoon cần dành nhiều quan tâm và nguồn lực cho cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc ngày 10/4. Sau bầu cử, ông Yoon đã có thể tập trung nhiều hơn vào vấn đề Triều Tiên. Hàn Quốc đã và đang thúc đẩy việc chính thức nâng cấp quan hệ ASEAN-Hàn Quốc lên Đối tác chiến lược toàn diện vào cuối năm nay, nhân kỷ niệm 35 năm Đối tác đối thoại giữa hai bên. Vừa qua, Hàn Quốc và Campuchia cũng đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược trong chuyến thăm 4 ngày của Thủ tướng Campuchia Hun Manet đến Hàn Quốc từ 15/5. Gần đây, Hàn Quốc cũng có động thái đáng chú ý khi cử Ngoại trưởng Cho Tae Yul đến Bắc Kinh gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị (lần đầu tiên sau 6 năm) trong bối cảnh Trung Quốc còn tương đối “trầm lặng” về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện nay.

Nỗ lực tạo đột phá

Chuỗi các hoạt động ngoại giao nói trên thể hiện các nỗ lực của Hàn Quốc nhằm tìm ra “lối thoát” trong tình thế bế tắc trên bán đảo Triều Tiên hiện nay. Thay vì thay đổi cách tiếp cận cứng rắn của mình (trong đó có việc thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ và thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản trong khuôn khổ ba bên Mỹ-Nhật-Hàn), ông Yoon tìm cách vận động nhiều nước ở khu vực để tác động lên Triều Tiên, đưa nước này quay trở lại tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa.

Bằng việc tái khởi động cơ chế Thượng đỉnh Ba bên Trung-Nhật-Hàn chỉ gần hai tuần sau chuyến đi Bắc Kinh của Ngoại trưởng Cho và chuyến thăm Seoul của Thủ tướng Campuchia – đối tác gần gũi của Trung Quốc ở Đông Nam Á, Hàn Quốc đang ngầm gửi đi thông điệp khá rõ ràng cho phía Trung Quốc rằng nước này nên đóng vai trò lớn hơn nhằm ngăn chặn chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên.

Trong khi cựu Tổng thống Park Geun Hye đã không thể tiếp tục duy trì thường niên cơ chế Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn sau năm 2015, việc Tổng thống Yoon có thể tiếp nối đà tổ chức định kỳ hàng năm của cơ chế này sau năm 2024 hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Nhưng ít nhất tại thời điểm hiện nay, có thể thấy những tiến triển nhất định trong chiến thuật “nhiều giỏ” của Tổng thống Yoon kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10/4.

Với chiến thắng giòn giã của Đảng Dân chủ (DPK), chính quyền của Tổng thống Yoon sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi thi hành các chính sách đối nội cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2027. Do đó, để có thêm thành tựu trong 3 năm còn lại trên cương vị Tổng thống, ông Yoon cần thúc đẩy nhiều hơn trên mặt trận đối ngoại. Và Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn lần thứ 9 tại Seoul là một nỗ lực nằm trong tổng thể chiều hướng đó.

Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Ngày 30/4, Chính phủ Nhật Bản phản đối chuyến thăm của các nghị sĩ Hàn Quốc tới quần đảo tranh chấp Takeshima (mà Seoul cũng ...

Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Ngày 9/5, các đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản phụ trách vấn đề Triều Tiên đã gặp nhau ...

Trung-Nhật-Hàn nhất trí nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên sau thời gian dài

Trung-Nhật-Hàn nhất trí nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên sau thời gian dài

Ngày 26/9, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng ý sẽ tiến hành hội nghị thượng đỉnh ba bên - vốn bị đình ...

Quan hệ Trung-Nhật-Hàn, những động thái mới và hàm ý

Quan hệ Trung-Nhật-Hàn, những động thái mới và hàm ý

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba quốc gia phát triển giữ vai trò rất quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương. Giữa ...

Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn: Nối lại tình xưa?

Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn: Nối lại tình xưa?

Thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn vừa là kết quả từ sự “hạ nhiệt” trong quan hệ giữa ba nước, vừa là động lực để các bên đẩy ...

Xem nhiều

Đọc thêm

'Con mắt của trái đất' bí ẩn tại Croatia

'Con mắt của trái đất' bí ẩn tại Croatia

Cetina là con sông nhiều nước nhất ở vùng Dalmatia và chảy dưới chân Dirana, khối núi cao nhất tại Croatia.
MU ra mắt mẫu áo mới trên sân khách tương đồng áo truyền thống Chelsea

MU ra mắt mẫu áo mới trên sân khách tương đồng áo truyền thống Chelsea

Mẫu áo đấu sân khách mới ra mắt của MU có nhiều nét tương đồng với mẫu áo sân nhà truyền thống của Chelsea.
Jarrad Branthwaite 'ra điều kiện' với Everton

Jarrad Branthwaite 'ra điều kiện' với Everton

Jarrad Branthwaite không có ý định ký hợp đồng mới với Everton, trừ khi họ đáp ứng mức lương cao 160.000 bảng/tuần.
Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Bước đi bất ngờ này của EU có thể dẫn đến những hình phạt chưa từng có, trừ khi 7 quốc gia thành viên này thực hiện các biện pháp ...
Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng vận tải Biển Đỏ càng trở nên tồi tệ hơn, nhưng nó lại đang giúp ngành vận tải biển thay đổi số phận, chỉ có thương mại toàn ...
Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Trong bầu không khí trang nghiêm và xúc động, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Romania và gia đình cùng đại diện công đồng người Việt ...
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Ukraine tấn công sân bay quân sự Nga ở Crimea, Nga cấm một tổ chức do Mỹ thành lập hoạt động, Trung Quốc ca ngợi thành tựu hợp tác với ASEAN, tàu chiến Trung Quốc ...
Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Một nguồn tin cho hay, khinh hạm đa năng Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc Nga sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Australia, New Zealand và Canada kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Tính từ năm 2014 đến nay, các băng nhóm tội phạm đã thu 33 triệu USD từ các vụ bắt cóc tống tiền ở nhiều thành phố của Mozambique.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động