Hội nghị thượng đỉnh 3 bên: Trung Quốc hạ 'cái tôi', Nhật-Hàn tính thêm một bước lùi, lợi ích chung nào là tối thượng?

Vy Anh
Trung Quốc cần không gian hợp tác kinh tế, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn cần thêm 'tự chủ chiến lược' và an ninh khu vực Đông Bắc Á luôn là ưu tiên quan trọng... đó là những yếu tố cốt lõi để 3 nước khởi động lại thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh 3 bên Trung-Nhật-Hàn: Trung Quốc hạ 'cái tôi', Nhật-Hàn tính thêm một bước lùi, lợi ích chung nào là tối thượng?
(Từ trái sang) Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ gặp nhau tại Seoul. (Nguồn: EPA/Jiji)

Dù thế nào vẫn rất cần nhau

Ngày 26/5, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ cùng có mặt ở thủ đô Seoul để dự Hội nghị thượng đỉnh 3 bên đầu tiên kể từ năm 2019.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ tham dự hội nghị bị trì hoãn lâu nay với các chương trình nghị sự đa dạng nhưng có chung mong muốn là duy trì ổn định quan hệ trong bối cảnh an ninh khu vực nhiều biến động.

Tin liên quan
Tổng thống Mỹ mời lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên Tổng thống Mỹ mời lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008, hội nghị 3 bên ban đầu là một hoạt động thường niên với trọng tâm là vấn đề kinh tế. Sau hội nghị năm 2019 ở Thành Đô (Trung Quốc), đại dịch Covid-19 đã cản trở việc tổ chức các hội nghị tiếp theo.

Trung Quốc vừa qua tỏ ra phản đối việc nối lại hội nghị, một phần có thể do nghi ngờ chính quyền Seoul nghiêng về phía Washington và Bắc Kinh cũng có những bất đồng với Tokyo.

Tuy nhiên, đối mặt với một nền kinh tế trì trệ, sự hình thành của một số thỏa thuận an ninh do Mỹ dẫn dắt, Bắc Kinh đã thay đổi lập trường.

Trung Quốc mong muốn tăng cường đầu tư của các quốc gia láng giềng, tạo một đối trọng địa chính trị đối với sự ủng hộ của Mỹ dành cho các đồng minh trong khu vực.

Thời gian qua, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã xích lại gần hơn với Mỹ bằng cách tăng cường liên minh và áp dụng mối quan hệ 3 bên với các cuộc tập trận và trao đổi quân sự thường xuyên.

Với trung gian là Washington, cả Tokyo và Seoul đã gạt bỏ các vấn đề lịch sử vốn đã gây khó khăn cho mối quan hệ song phương trong những năm qua.

Việc “xích lại gần nhau” giữa Hàn Quốc và Nhật Bản được chính thức hóa tại Trại David (năm 2023) dường như đã cảnh báo Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải phát đi tín hiệu “cởi mở” trong việc nối lại cơ chế đối thoại 3 bên, với hy vọng có thể làm xói mòn sự hội tụ chiến lược đang nổi lên.

Mặc dù có vẻ như Nhật Bản hay Hàn Quốc sẽ khó rút lại các cam kết của họ với Mỹ, nhưng Trung Quốc có thể chủ trương rằng cả hai nước này đều tìm kiếm một mức độ “tự chủ chiến lược” nào đó thay vì bám chặt vào các ưu tiên an ninh của Mỹ.

Trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ và thậm chí mở rộng sự ủng hộ của họ đối với các quan điểm của Washington trên toàn cầu, song cả Seoul và Tokyo đều có tính hai mặt trong cách tiếp cận về chính sách đối ngoại của họ đối với Trung Quốc.

Mặc dù cảnh giác trước sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng lớn của Bắc Kinh, cả Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn cần duy trì quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhiều công ty Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn coi Trung Quốc là cơ hội thị trường quan trọng.

Thành công lớn nhất là ngồi lại đàm phán

Tại Hội nghị cấp cao 3 bên gần đây nhất, thương mại là vấn đề nổi bật trong chương trình nghị sự. Lãnh đạo 3 nước đã nhất trí hợp tác thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và thúc đẩy đàm phán về Hiệp định thương mại tự do 3 bên.

Tuy nhiên, triển vọng đạt được một thỏa thuận như vậy hiện nay còn xa vời. Trong những năm gần đây, sự chú ý đến các chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương (đặc biệt là những chuỗi cung ứng trong lĩnh vực công nghệ nhạy cảm) đã gia tăng, khiến các cuộc đàm phán thương mại trở nên phức tạp.

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đã tác động đến Nhật Bản và Hàn Quốc trong mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ và sự phụ thuộc vào Trung Quốc, ngay cả trong các lĩnh vực chiến lược như chất bán dẫn.

Việc hình thành sự hợp tác mới trong các cuộc xung đột địa chính trị hiện nay cũng có thể khó đạt được tại hội nghị lần này.

Cả 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều chia sẻ mối quan ngại về những tiến bộ của Triều Tiên trong các chương trình hạt nhân và tên lửa nhưng mỗi bên lại có những ưu tiên rất khác nhau. Ngay trong vấn đề xung đột Nga-Ukraine, 3 nước cũng đều có những hành xử khác nhau. Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước ủng hộ mạnh mẽ Ukraine trong xung đột với Nga trong khi Trung Quốc vẫn kiên định quan hệ đối tác với Moscow.

Có vẻ như bất kỳ tuyên bố chung nào được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh lần này khó có thể tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy hợp tác mới giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ngoại trừ một số điểm thảo luận khiêm tốn về phát triển bền vững, trao đổi quốc tế và một vấn đề chung là giải quyết các xã hội già hóa.

Vậy tầm quan trọng của việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh 3 bên lần này là gì khi các bên tiếp tục có bất đồng về các vấn đề an ninh cấp bách nhất trên thế giới? Kết quả lớn nhất chính là sự kiện này và việc 3 nước nhận thấy có đủ lợi thế để gặp gỡ và đàm phán.

Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nên lưu ý thực tế là ngay cả các đồng minh thân cận nhất của Washington cũng đang tìm kiếm một mối quan hệ an toàn hợp lý với Trung Quốc. Đông Bắc Á có mối liên kết chặt chẽ với nhau bất chấp hàng loạt lo ngại về an ninh.

Cả Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đều đang quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới với sự lo lắng và cảm thấy cần phải ổn định tình hình địa chính trị ở khu vực lân cận. Nguy cơ xuất hiện một chính sách đối ngoại khó lường từ Washington có thể là một trong những động lực chính dẫn đến việc triệu tập lại Hội nghị thượng đỉnh 3 bên Trung-Nhật-Hàn, vốn hứa hẹn ít kết quả cụ thể.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Hàn Quốc nói về quốc gia truyền cảm hứng sâu sắc, Nhật Bản gặp riêng Thổ Nhĩ Kỳ để làm gì?

Hội nghị thượng đỉnh G20: Hàn Quốc nói về quốc gia truyền cảm hứng sâu sắc, Nhật Bản gặp riêng Thổ Nhĩ Kỳ để làm gì?

Lãnh đạo nhiều nước đang đổ về thủ đô New Delhi (Ấn Độ) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế ...

Hàn Quốc: Bình Nhưỡng phóng hai tên lửa đạn đạo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nga-Triều Tiên

Hàn Quốc: Bình Nhưỡng phóng hai tên lửa đạn đạo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nga-Triều Tiên

Theo quân đội Hàn Quốc, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông từ khu vực Sunan ...

Phái đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ đột ngột hủy chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc

Phái đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ đột ngột hủy chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc

Ngày 10/10, Đại sứ quán Mỹ tại Nhật Bản cho biết, phái đoàn do Thượng nghị sĩ Chuck Schumer - lãnh đạo phe đa số ...

Ngoại trưởng Vương Nghị: Con đường tới Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc 'không hề dễ dàng'

Ngoại trưởng Vương Nghị: Con đường tới Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc 'không hề dễ dàng'

Ngoại trưởng Vương Nghị nói, Mỹ-Trung Quốc nên tìm cách mở rộng điểm chung theo hướng hợp tác, mang lại lợi ích cho cả hai ...

Ngân hàng Trung Quốc thắt chặt hạn chế giao dịch từ Nga, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn

Ngân hàng Trung Quốc thắt chặt hạn chế giao dịch từ Nga, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn

Ngày 17/4, báo Izvestia dẫn các nguồn tin cho biết, kể từ cuối tháng 3, tình hình thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Ukraine tấn công sân bay quân sự Nga ở Crimea, Nga cấm một tổ chức do Mỹ thành lập hoạt động, Trung Quốc ca ngợi thành tựu hợp tác với ASEAN, tàu chiến Trung Quốc ...
Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Một nguồn tin cho hay, khinh hạm đa năng Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc Nga sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Australia, New Zealand và Canada kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Tính từ năm 2014 đến nay, các băng nhóm tội phạm đã thu 33 triệu USD từ các vụ bắt cóc tống tiền ở nhiều thành phố của Mozambique.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Phiên bản di động