Một chi nhánh của H&M ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 28/3. (Nguồn: Reuters). |
Theo tờ Wall Street Journal, báo cáo tài chính quý II/2021 được công bố mới đây của tập đoàn H&M cho thấy trong quý II/2021, doanh số bán hàng của H&M ở thị trường Trung Quốc giảm 28% so với cùng kỳ năm 2020, thiệt hại khoảng 74 triệu USD.
So với doanh số toàn cầu 5,4 tỷ USD của H&M thì thiệt hại 74 triệu USD có thể nói là không đáng kể, nhưng đây “lại là một cú đánh mạnh” vào thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh của tập đoàn này.
Trước đó, trong quý I/2021, khi H&M chưa bị tẩy chay, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn thứ ba của tập đoàn này, chỉ xếp sau Mỹ và Đức. Khi đó, tỷ lệ đóng góp của thị trường Trung Quốc đối với doanh số của H&M đạt gần 6%, là thị trường chủ chốt duy nhất của H&M vẫn tăng trưởng trong giai đoạn hiện tại.
Ngược lại, trong quý II/2021 vừa kết thúc, Trung Quốc lại trở thành thị trường chủ chốt duy nhất ghi nhận doanh số quý sụt giảm so với cùng kỳ, đồng thời tụt xuống vị trí thứ sáu trong số các thị trường bán lẻ của H&M.
Giám đốc điều hành H&M Helena Helmersson nhấn mạnh rằng, tập đoàn vẫn đang chịu ảnh hưởng của sự cố tẩy chay nói trên, khi hiện vẫn có khoảng 10 cửa hàng ở Trung Quốc đang ở trong trạng thái đóng cửa, nhưng đã thấp hơn con số 20 cửa hàng phải ngừng hoạt động ba tháng trước đây.
Bà Helena Helmersson từ chối bình luận thêm về thị trường Trung Quốc mà chỉ nói rằng “H&M đang ở trong tình huống phức tạp”.
| Thế giới chờ Trung Quốc thể hiện trong mục tiêu ‘100 năm thứ hai’ "Mục tiêu 100 năm" đầu tiên là xây dựng xã hội toàn diện khá giả đã hoàn thành, Bắc Kinh đang hướng đến việc chinh ... |
| Không riêng Trung Quốc, ASEAN cũng 'đau đầu' với bài toán già hóa dân số Giống như Trung Quốc, nhiều quốc gia ASEAN cũng đang phải đối mặt với nguy cơ già hóa dân số, già trước khi giàu. |