Singapore-Malaysia: Không chỉ chuyện con gà

Phan Quân
Câu chuyện về lệnh cấm xuất khẩu gà của Kuala Lumpur không chỉ khiến người Singapore lo lắng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khi câu chuyện giữa Singapore-Malaysia không chỉ là về giá gà - Ảnh: Cửa hàng cơm gà Hải Nam nổi tiếng của bà Tong tại Singapore. (Nguồn: CNN)
Khi câu chuyện giữa Singapore-Malaysia không chỉ là về giá gà - Ảnh: Cửa hàng cơm gà Hải Nam nổi tiếng của bà Tong tại Singapore. (Nguồn: CNN)

Con gà, thịt gà không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hóa, mâm cỗ của người Việt, mà còn đóng vai trò khó thay thế trong nền ẩm thực của nhiều nước Đông Nam Á, cho dù là món cơm gà Hải Nam của Singapore hay Nasi Lemak từ Malaysia.

Quyết định ngưng xuất khẩu gà của Kuala Lumpur ngày 1/6 khiến Singapore không khỏi lo lắng dù hai tuần sau, Malaysia đã gỡ bỏ một phần hạn chế này. Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại giữa hai nước Đông Nam Á.

Từ một lệnh cấm…

Trước hết, Singapore coi gà là một phần tất yếu trong mâm cơm hàng ngày. Tuy nhiên, đảo quốc này lại không có nhiều đất nông nghiệp và buộc phải nhập khẩu các thực phẩm thiết yếu, trong đó có gà, từ nước láng giềng Malaysia.

Hiện trung bình Singapore nhập khẩu từ Malaysia gần 3,6 triệu con gà sống/tháng, tương đương 1/3 số gia cầm nhập khẩu; 2/3 còn lại là hàng đông lạnh. Số này sẽ được giết mổ, bảo quản tại chỗ, trở thành nguồn cung thịt tươi cho hộ gia đình, đặc biệt là những quán cơm gà Hải Nam, đặc sản của đảo quốc này.

Tương tự, với phần lớn dân số theo đạo Hồi tại Malaysia, thịt gà đã trở thành nguồn thực phẩm quan trọng vì không vi phạm đức tin, có mặt trong nhiều món ăn với giá thành hợp lý và có thể tiêu thụ mọi lúc, trừ dịp đặc biệt. Với dân số tới 34 triệu người, gấp sáu lần Singapore, nhu cầu gà của Malaysia là rất lớn.

Tuy nhiên, xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng tới nguồn cung nhiên liệu, ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi đã khiến giá gà tăng “phi mã” trong thời gian qua. Lệnh cấm xuất khẩu gà của chính phủ Thủ tướng Ismail Sabri Yakob là nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này. Dù vậy, quyết định bất đắc dĩ này cũng để lại một số hệ quả sau.

Thấy tầm quan trọng của tự chủ an ninh lương thực

Trước hết, dù chưa mang lại nhiều hiệu quả, song quyết định này đã tác động đáng kể tới thị trường thực phẩm của hai nước. Thực tế cho thấy một tuần sau khi lệnh cấm xuất khẩu ban hành ngày 1/6, giá gà vẫn chưa giảm. Điều này buộc Kuala Lumpur siết giá trần, đồng thời tăng cường tích trữ gà tươi và đông lạnh.

Ở chiều ngược lại, quyết định của Malaysia đã khiến Singapore đối mặt tình trạng thiếu hàng. Ngay cả khi lệnh cấm được dỡ bỏ một phần và Singapore có đủ dự trữ ngắn hạn cùng nguồn gà đông lạnh từ Brazil và Mỹ, gà tươi vẫn trở thành mặt hàng khan hiếm.

Nhiều cửa hàng chuyên buôn bán, chế biến các món ăn từ gà đã phải đóng cửa. Giá gà ở đảo quốc sư tử đã tăng ít nhất 3 SGD (50.000 VND)/kg, khiến nhiều người phải cân nhắc hơn khi muốn thưởng thức món cơm gà ưa thích.

Đặc biệt, quyết định của Kuala Lumpur cho thấy xu hướng “bảo hộ lương thực” ngày càng hiện hữu tại một số nước trên thế giới trước làn sóng giá thực phẩm tăng cao do xung đột Nga - Ukraine. Trước đó, Indonesia từng ra lệnh cấm xuất khẩu dầu dừa, Ấn Độ áp đặt hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường, hay Serbia và Kazakhstan công bố hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc.

Dù đây chỉ là quyết sách ngắn hạn của các chính phủ nhằm kiểm soát giá cả trong nước, song chúng cũng để lại tác động đáng kể, đặc biệt là tới những nước không tự chủ về mặt lương thực.

Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp và các nguồn cung lúa mì, phân bón, ngũ cốc chưa được nối lại còn phương Tây tiếp tục áp đặt hàng loạt trừng phạt với Moscow, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, xu hướng này nhiều khả năng sẽ còn kéo dài, thậm chí rõ nét hơn nữa thời gian tới.

Sự việc này một lần nữa cho thấy trong một thế giới kết nối, khi lợi ích đan xen giữa các nước ngày càng rộng mở và sâu sắc, mỗi sự kiện, dù nhỏ hay lớn, đều có thể đem đến thay đổi khó lường, thậm chí ảnh hưởng tới đất nước, người dân ở cách đó hàng chục nghìn km, như cái cách xung đột Nga - Ukraine đã tác động tới giá gà ở Malaysia và Singapore vậy.

Cuối cùng, câu chuyện cho thấy tầm quan trọng của duy trì sự độc lập, tự chủ trong các lĩnh vực then chốt với một đất nước, mà ở đây là an ninh lương thực.

Phát biểu sau quyết định của Malaysia, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói: “Lần này là gà, lần sau có thể là thứ khác. Chúng ta phải chuẩn bị cho điều này”.

Sự “chuẩn bị” đã được đảo quốc này triển khai từ năm 2019, dưới cái tên “kế hoạch 30”: Cụ thể, Singapore sẽ sử dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo để sản xuất, đáp ứng 30% nhu cầu thực phẩm trong nước vào năm 2030, giảm phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu. Nước này đã đầu tư hàng triệu USD hỗ trợ tài chính cho trang trại và nghiên cứu sản xuất lương thực trong đô thị. Chính phủ cũng phân phát hạt giống, khuyến khích người dân trồng rau tại nhà từ tháng 6/2020.

Theo South China Morning Post, hiện chương trình vẫn đang trong giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, những gì vừa diễn ra chắc chắn là động lực để Singapore đẩy nhanh kế hoạch này, đồng thời đa dạng hóa nguồn cung để đảm bảo an ninh lương thực, yếu tố then chốt trong duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của đất nước.

Ai là 'ngư ông đắc lợi' trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu sau xung đột Nga-Ukraine?

Ai là 'ngư ông đắc lợi' trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu sau xung đột Nga-Ukraine?

Xung đột Nga-Ukraine đang làm suy yếu ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu. Sau cùng, Mỹ và Trung Quốc dường như là những nước ...

Singapore trả Malaysia 16,3 triệu USD liên quan đến Quỹ 1MDB

Singapore trả Malaysia 16,3 triệu USD liên quan đến Quỹ 1MDB

Malaysia được Singapore hoàn trả khoảng 16,3 triệu USD từ những tài sản liên quan đến Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia (Quỹ 1MDB) từ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động