Nhỏ Bình thường Lớn

Cuộc khủng hoảng người di cư ám ảnh EU

 Vấn đề di cư vẫn là thách thức lớn nhất đối với Liên minh châu Âu (EU). Đây là nhận định này của giáo sư thỉnh giảng Stefan Lehne tại tổ chức Carnegie Europe, trong bối cảnh số người nhập cư vào EU đã giảm, song chủ nghĩa dân túy đang tiếp tục lớn mạnh, với càng nhiều chính trị gia theo đuổi chủ trương bài người nhập cư.
TIN LIÊN QUAN
cuo c khu ng hoa ng nguo i di cu a m a nh eu Liên hợp quốc kêu gọi châu Âu tiếp nhận người di cư trên tàu Diciotti
cuo c khu ng hoa ng nguo i di cu a m a nh eu Vấn đề người di cư: Libya cứu 60 người di cư trên biển

Trong bài viết đăng tải ngày 2/9, AFP nhận định ngày 4/9/2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã giành được sự ủng hộ để mở cửa nước Đức cho hàng nghìn người tị nạn, phần lớn đến từ Syria và Iraq. Tuy nhiên, 3 năm sau đó, hình ảnh những người biểu tình bài người nhập cư đuổi đánh những người nước ngoài tại một thành phố của Đức đã khiến thế giới nhận ra cuộc khủng hoảng người di cư tại châu Âu chưa kết thúc.

Giới quan sát cho rằng toàn thể châu Âu đã chứng kiến những thay đổi lớn kể từ khi cuộc khủng hoảng người di cư nổ ra. Chỉ vài tháng nữa, Anh sẽ rời khỏi EU (Brexit), các đảng cực hữu đang cầm quyền tại Italy và Áo, trong khi tại Đức, đảng cực hữu AfD đã trở thành đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội nước này. Theo các nhà phân tích, nếu có một điểm chung cho những sự chuyển dịch trong các nền chính trị châu Âu thì đó là cuộc khủng hoảng người di cư đã bị lực lượng ủng hộ Brexit và các lực lượng cực hữu trên toàn châu Âu lợi dụng trong các chiến dịch truyền thông của mình. 

cuo c khu ng hoa ng nguo i di cu a m a nh eu
Cuộc khủng hoảng người di cư đang trở thành nỗi ám ảnh của toàn EU. (Nguồn: AP)

Bi quan hơn, sử gia người Anh Niall Ferguson nhận định: "Tôi ngày càng tin rằng vấn đề người di cư sẽ được các sử gia tương lai nhìn nhận như một yếu tố gây tan rã EU, và Brexit chỉ là dấu hiệu ban đầu".

Trả lời phỏng vấn nhật báo Die Welt, nhà nghiên cứu chính trị người Bulgaria Ivan Krastev nhận định: "10 năm trước, vấn đề lớn nhất ở châu Âu là các nước Tây Âu không vui về việc mở rộng EU vì lo ngại sẽ mất việc làm. Ngày nay, các nước Tây Âu cảm thấy họ là những người thua thiệt nhiều nhất". Ông Krastev ủng hộ quyết định mở cửa nước Đức của Thủ tướng Merkel, cho rằng việc để Italy và Hy Lạp, hai quốc gia ở biên giới châu Âu, tự mình đối phó với cuộc khủng hoảng năm 2015 sẽ "là sự chấm hết của EU".

Trong khi đó, Giáo sư Stefan Lehne khẳng định vấn đề di cư vẫn là thách thức lớn nhất đối với châu Âu. Ông nhận định: "Mặc dù số người đến đã giảm, song sự kích động lại tăng, khi các phong trào dân túy và một số lượng ngày càng tăng các chính trị gia đang xây dựng sự nghiệp dựa trên quan điểm bài người nhập cư".

Ông đề cập sự hình thành của một phe phản đối người nhập cư trước thềm cuộc bầu cử Nghị viên châu Âu ở nhiều nước, việc này có thể dẫn tới một cuộc tranh luận lớn về tương lai của EU. Tuy nhiên, giáo sư Lehne cho rằng cuộc tranh luận như vậy cũng có thể biến thành chất xúc tác cho những thay đổi tích cực. Ông nói: "Một số cơn bão là cần thiết để không khí trong lành và mang đến tầm nhìn tốt hơn về tương lai".

cuo c khu ng hoa ng nguo i di cu a m a nh eu Đức, Tây Ban Nha thúc đẩy hợp tác giải quyết vấn đề người di cư

Vấn đề người di cư là thách thức mà các nước cần phải hợp tác để cùng giải quyết và không một quốc gia nào ...

cuo c khu ng hoa ng nguo i di cu a m a nh eu Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 7 Tiến trình Bali

Ngày 07/8/2018, tại Bali, Indonesia đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 7 Tiến trình Bali về phòng chống đưa người di cư ...

cuo c khu ng hoa ng nguo i di cu a m a nh eu Đàn chim cánh cụt hoàng đế lớn nhất thế giới giảm 90% số lượng

Trong vòng 30 năm, đàn cánh cụt hoàng đế trên đảo Ile aux Cochons, Pháp, giảm số lượng từ 2 triệu cá thể xuống còn ...

(theo AFP)

Tin cũ hơn

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp' Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'