'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Ngọc Anh
Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt ở khu vực này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thách thức giải quyết ‘đa khủng hoảng’ tại Thái Bình Dương
Dự kiến hơn 1.000 đại biểu tham dự Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 tại thủ đô Nuku'alofa, Tonga từ ngày 26-30/8. (Nguồn: PIF)

Trong hội nghị thượng đỉnh cùng các nhà lãnh đạo của Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương (PIF) vào 5 năm trước, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres từng trở thành tiêu điểm của truyền thông quốc tế khi đứng ở bờ biển ngoài khơi Tuvalu, nước ngập quá đầu gối khi vẫn đang khoác trên mình bộ vest.

Ngay lập tức, tạp chí Time đăng tải hình ảnh này lên trang bìa, kèm với tiêu đề “Trái đất đang chìm dần” như lời cảnh báo về mối đe dọa mà các quốc gia Thái Bình Dương phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu.

Năm năm sau, Tổng thư ký Antonio Guterres trở lại nơi đây tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo PIF lần thứ 53, các mối đe dọa đang hiện diện càng trở nên trầm trọng hơn trên nhiều phương diện, rung lên hồi chuông cảnh báo, thúc giục tất cả cùng hành động.

Xây dựng thế giới tốt đẹp hơn ngay từ bây giờ

Vào tháng 6/2024, Thủ tướng Fiji Sitiveni Rabuka cho rằng khu vực Thái Bình Dương đang phải đối mặt với “đa khủng hoảng”, trầm trọng hơn từ những mối lo như biến đổi khí hậu, an ninh nhân loại, buôn bán ma tuý xuyên quốc gia và cạnh tranh địa chính trị.

Các nhà lãnh đạo khu vực Thái Bình Dương được kỳ vọng đưa ra hành động cho những vấn đề còn tồn đọng tại hội nghị lần này, cũng như bàn về các vấn đề cấp bách hiện nay, tiêu biểu như cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại lãnh thổ hải ngoại New Caledonia của Pháp. Dự kiến có hơn 1.000 đại biểu quốc tế có mặt tại thủ đô Nuku'alofa, Tonga từ ngày 26-30/8.

Vào tháng 4/2024, Thủ tướng Tonga Siaosi Sovaleni thông báo chủ đề Hội nghị là “Xây dựng thế giới tốt đẹp hơn ngay từ bây giờ” và kêu gọi các nhà lãnh đạo đứng lên hành động chứ không đơn thuần thảo luận chính sách, nhằm hướng tới những kết quả thiết thực hơn.

Theo bà Sandra Tarte, chuyên gia về chính trị khu vực tại Đại học Nam Thái Bình Dương (Fiji), cuộc họp lần này đưa ra nhiều “tham vọng” trong chương trình nghị sự. Cụ thể, ngoài những cấp bách liên quan đến biến đổi khí hậu, mối lo ngại sâu sắc về khả năng leo thang căng thẳng giữa Mỹ, Trung Quốc cùng các cường quốc khác cũng được đặt ra. Cùng với đó là nỗ lực của các quốc gia trong phục hồi kinh tế hậu Covid-19 cũng như vấn nạn buôn bán ma tuý xuyên quốc gia đang nhức nhối trong khu vực.

Bà Tarte khẳng định, nếu khu vực Thái Bình Dương này muốn tồn tại, cần một động lực thúc đẩy chương trình nghị sự cũng như bản sắc chung của mỗi quốc gia. Hơn hết, điều mà các nhà lãnh đạo khu vực Thái Bình Dương đặt cược chính là chiến lược Lục địa xanh Thái Bình Dương 2050.

Được các thành viên PIF thông qua vào năm 2022, chiến lược này là bản kế hoạch tổng thể cho khu vực Thái Bình Dương với 7 chủ đề, trong đó có công lý và bình đẳng, biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế, xu hướng địa chính trị và an ninh.

Theo bà Tarte, chiến lược Lục địa xanh Thái Bình Dương 2050 được xem là những yếu tố tiên quyết mà khu vực này muốn phần còn lại của thế giới công nhận và tham gia. Tuy vậy, tính chất bao quát của bản chiến lược lại đặt ra câu hỏi về tính khả thi để hiện thực hoá và ý nghĩa mang lại.

Thách thức giải quyết ‘đa khủng hoảng’ tại Thái Bình Dương
Một quỹ mới sẽ giúp các quốc đảo Thái Bình Dương bao gồm Tonga ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. (Nguồn: AP)

Màn xuất hiện đầy ấn tượng

Sau động thái của Thủ tướng Siaosi Sovaleni, các nhà lãnh đạo PIF hướng tới việc đạt được tiến triển cụ thể khi triển khai chiến lược Thái Bình Dương 2050 trong hội nghị tại Tonga.

18 quốc gia thành viên của Diễn đàn, với lãnh thổ chủ yếu là các đảo và rạn san hô thấp, là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Mực nước biển được dự đoán dâng cao, khiến các khu vực này đến giữa thế kỷ XXI có khả năng không còn có thể sinh sống được nữa.

Trong số những nỗ lực chống chọi với biến đổi khí hậu, Quỹ phục hồi Thái Bình Dương (PRF) được thành lập với sứ mệnh cung cấp hỗ trợ tài chính cho các khu vực thường bị các nhà tài trợ quốc tế bỏ qua. Tổ chức tài chính “do Thái Bình Dương sở hữu và dẫn đầu” này dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2025, giúp các cộng đồng tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai.

Các nhà lãnh đạo có thể sẽ ủng hộ kiến nghị về việc đặt trụ sở tổ chức này tại Tonga trong hội nghị lần này, nhưng việc huy động vốn lại là một trở ngại lớn.

Các quốc gia Thái Bình Dương đặt ra mục tiêu huy động 500 triệu USD cho PRF vào năm 2026. Tuy vậy, cho đến nay chỉ mới huy động được 116 triệu USD, trong đó 100 triệu USD đến từ Australia; Mỹ, Trung Quốc, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ cam kết hỗ trợ số tiền tổng cộng 16 triệu USD.

Theo bà Kerryn Baker, nhà nghiên cứu tại Khoa các vấn đề Thái Bình Dương thuộc Đại học Quốc gia Australia, sự có mặt của Tổng thư ký Antonio Guterres tại PIF có thể giúp thúc đẩy chiến dịch gây quỹ.

PRF là một cách tiếp cận mới đối với nguồn tài chính cho vấn đề khí hậu, cũng là cách tiếp cận do Thái Bình Dương dẫn đầu nhưng lại chưa nhận được nguồn tài trợ cần thiết từ bên ngoài. “Sự hiện diện của ông Guterres đóng vai trò quan trọng trong thu hút sự quan tâm tới khoảng cách giữa tham vọng đặt ra và năng lực hiện có”, bà Baker nhận định.

Bà Meg Keen, nhà nghiên cứu cao cấp trong chương trình quần đảo Thái Bình Dương tại Viện Lowy, cũng cho rằng sự tham gia “đầy ấn tượng” của ông Guterres hướng sự chú ý đến PRF trên trường quốc tế và nhấn mạnh về tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.

“Các quốc đảo Thái Bình Dương luôn khẳng định biến đổi khí hậu là vấn đề an ninh lớn nhất với đất nước mình. Nếu có Tổng thư ký Liên hợp quốc ủng hộ, điều này sẽ tạo áp lực để các quốc gia chi tiền và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu”, bà Meg Keen nhấn mạnh.

Thách thức giải quyết ‘đa khủng hoảng’ tại Thái Bình Dương
Các quốc đảo Thái Bình Dương đang vận động để có thêm kinh phí cho sáng kiến tài chính hỗ trợ giảm thiểu biến đổi khí hậu. (Nguồn: Reuters)

Vấn nạn buôn ma tuý xuyên quốc gia

Buôn bán ma túy cũng là một vấn đề nổi trội trong chương trình nghị sự của hội nghị. Trong nhiều thập kỷ qua, diện tích rộng lớn của các quần đảo Thái Bình Dương khiến nơi đây dễ bị xâm nhập và trở thành một trạm trung chuyển trên các tuyến đường buôn lậu ma túy xuyên quốc gia từ châu Á và châu Mỹ - những nơi sản xuất methamphetamine và cocaine lớn nhất thế giới đến Australia và New Zealand - các thị trường trả giá cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, nguồn cung dư thừa và sự phát triển theo thời gian của các loại ma túy cấp thấp, giá rẻ thúc đẩy việc tiêu thụ tại chính khu vực này. Theo bà Meg Keen, các quốc gia như Fiji ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, nhưng suy rộng ra cũng là vấn đề của cả khu vực.

“Đây là nỗi lo của tất cả mọi người. Mọi quốc gia mà chúng tôi đến đều trăn trở về nạn buôn bán ma túy. Lực lượng cảnh sát cũng đang gặp khó khăn trong việc quản lý vấn đề này”, chuyên gia về Thái Bình Dương cho hay.

Theo bà Meg Keen, Thái Bình Dương là địa điểm trung chuyển lý tưởng vì dễ dàng vận chuyển ma túy qua đây. Tuy vậy, vấn đề hiện tại còn lớn hơn thế, thanh niên và người dân địa phương đang đi vào con đường ma túy. Nạn buôn bán ma tuý tràn lan, đòi hỏi nhiều sự hợp tác hơn nữa. Đây cũng là lúc Sáng kiến cảnh sát Thái Bình Dương (PPI) đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát tình trạng này.

Do Australia đề xuất, PPI hướng đến việc cung cấp khóa huấn luyện và bồi đắp năng lực cho lực lượng cảnh sát các quần đảo Thái Bình Dương. Chương trình chính của sáng kiến là xây dựng một cơ sở đào tạo quy mô lớn ở Brisbane dành cho các sĩ quan khu vực Thái Bình Dương, những người sau đó có thể được triển khai đến các điểm nóng tội phạm trong khu vực.

Canberra khẳng định thỏa thuận này là một hoạt động do các đảo Thái Bình Dương dẫn đầu, được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu của các địa phương trong bối cảnh tội phạm gia tăng. Theo các chuyên gia, mục tiêu không chính thức là củng cố vai trò của Australia như một đối tác an ninh quan trọng, đặc biệt vào thời điểm Bắc Kinh cũng đang phát triển các quan hệ đối tác thực thi pháp luật song phương khi các đội huấn luyện cảnh sát của Trung Quốc hiện diện tại các quốc gia như quần đảo Solomon và Kiribati.

Bên cạnh đó, Australia hy vọng các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương tại hội nghị sẽ chính thức ủng hộ PPI, tổ chức được nước này đầu tư hơn 400 triệu AUD (khoảng 270 triệu USD). Tuy nhiên, với những lo ngại rằng sáng kiến này có thể trùng lặp với các thỏa thuận hiện có, bà Sandra Tarte cho rằng PPI “chỉ là vỏ bọc bên ngoài”.

PPI, theo bà, cũng có thể là “một ví dụ khác” về việc một trong những đối tác quốc tế lớn của Thái Bình Dương nỗ lực “thúc đẩy một tổ chức tiêu tốn nguồn lực lớn và có thể không mang lại nhiều lợi ích thực sự”.

Thách thức giải quyết ‘đa khủng hoảng’ tại Thái Bình Dương
Cảnh sát Liên bang Australia và lực lượng quốc phòng cùng cảnh sát quần đảo Solomon. (Nguồn: Cảnh sát Australia)

Hướng tới đại dương hoà bình, ổn định

Vốn là nơi các cường quốc nước ngoài cạnh tranh ảnh hưởng trong thời gian dài, khu vực Thái Bình Dương những năm gần đây nổi lên với tầm quan trọng chiến lược. Bắc Kinh đã tăng cường sự gắn bó với các đảo quốc Thái Bình Dương trong suốt thập kỷ qua, động thái khiến các đồng minh an ninh truyền thống là Mỹ và Australia cảm thấy không hài lòng.

Nhận thấy vai trò ngày càng tăng của Thái Bình Dương như một đấu trường địa chiến lược và cảnh báo nguy cơ khi va chạm lợi ích tại đây, Thủ tướng Fiji Rabuka đã công bố ý tưởng Đại dương hòa bình.

Theo ông Rabuka, sáng kiến này phản ánh cách thức của Thái Bình Dương: khiêm tốn, âm thầm lãnh đạo, hoà giải và giao tiếp. Bất cứ ai bước vào khu vực này đều phải “hạ cái tôi xuống” và nhập gia tùy tục.

Hiện tại, đây được xem là một ý tưởng nhiều hơn là một kế hoạch cụ thể. Thủ tướng Rabuka cho biết sẽ đưa đề xuất ra thảo luận tại hội nghị với hy vọng được các quốc gia Thái Bình Dương thông qua. Theo nhà nghiên cứu Kerryn Baker, ý tưởng này “dường như thu hút sự chú ý một cách đáng kể” nhưng các nhà lãnh đạo sẽ muốn “rõ ràng hơn về ý nghĩa thực tế”.

Ý tưởng Đại dương hòa bình của Thủ tướng Fiji cũng phản ánh mong muốn của các quốc gia Thái Bình Dương trong việc thoát khỏi định kiến xem khu vực này như chiến trường cho các cường quốc, đồng thời khẳng định một phần quyền tự quyết.

Chuyên gia Meg Keen, các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương bày tỏ lo ngại rằng, sự chú trọng quá mức vào địa chính trị, đặc biệt là từ các nước ngoài khu vực, đang “lấn át các ưu tiên phát triển”.

“Tại diễn đàn này, phải ưu tiên phát triển của các quốc đảo Thái Bình Dương trước hết, chứ không phải địa chính trị”, bà Meg Keen cho biết, đồng thời khẳng định các quốc gia này không muốn khu vực của mình chỉ là một chiến trường.

Bên cạnh đó, vấn đề lãnh thổ hải ngoại New Caledonia của Pháp, thành viên chính thức của PIF từ năm 2016, vẫn luôn được quan tâm. Căng thẳng tại đây bùng phát vào tháng 5/2024, xoay quanh kế hoạch trao quyền bỏ phiếu cho những người nhập cư gần đây của chính quyền Paris, dấy lên lo ngại làm lu mờ đi sự hiện diện của người dân bản địa. Bạo lực diễn ra nhiều tháng qua dẫn đến thương vong và thiệt hại hàng tỷ Euro.

Bà Meg Keen nhận định, đây là vấn đề an ninh khu vực được ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của hội nghị, nhưng chỉ “có thể bày tỏ mối quan ngại mà không thể buộc Pháp phải hành động”, vì quốc gia Tây Âu coi đây là vấn đề chủ quyền.

Các nhà lãnh đạo khu vực Thái Bình Dương sẽ không im lặng về vấn đề này, mà thay vào đó nhấn mạnh mối lo ngại về thực dân hóa và mong muốn có chủ quyền phi thực dân hóa.

“Họ muốn chắc chắn rằng người dân Thái Bình Dương được cất lên tiếng nói”, bà Meg Keen khẳng định.

Thách thức giải quyết ‘đa khủng hoảng’ tại Thái Bình Dương
Tonga xây dựng hàng chục ngôi nhà lắp ghép để đón tiếp các đại biểu đến dự hội nghị. (Nguồn: ABC News)

Tựu trung, PIF lần thứ 53 mang đến cơ hội quan trọng để các nhà lãnh đạo khu vực tham gia đối thoại thực chất, thúc đẩy hợp tác và phát triển mặt trận thống nhất nhằm giải quyết “đa khủng hoảng”. Kết quả của hội nghị không chỉ mang tính quyết định cho tương lai gần của các quốc đảo tại đây mà còn ảnh hưởng tới các cuộc thảo luận toàn cầu về biến đổi khí hậu và ổn định địa chính trị.

Trước những thách thức đa diện này, cái bắt tay vững chắc của các nhà lãnh đạo và sự hỗ trợ lớn hơn từ cộng đồng quốc tế sẽ là chìa khóa then chốt nhằm điều hướng tình thế bất ổn, đồng thời đảm bảo cho các quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương một tương lai an toàn, thịnh vượng.

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 sắp diễn ra tại Nuku'alofa, Tonga, không chỉ đưa ra các phản ứng chung đối ...

Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia đang có bước chuyển sâu sắc sau Hội nghị tham vấn bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao (AUSMIN) lần thứ 34 ...

Ngoại giao Ấn Độ: Sôi động trở lại với nhiều toan tính

Ngoại giao Ấn Độ: Sôi động trở lại với nhiều toan tính

Khi Quốc hội bắt đầu kỳ nghỉ, Ấn Độ khởi động 3 hoạt động ngoại giao lớn chỉ trong 5 ngày, gồm chuyến thăm New ...

New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

Không chỉ dừng ở thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến công du của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đến Australia (từ ngày 15-16/8) ...

Tàu tấn công đổ bộ tiên tiến nhất Trung Quốc xuất hiện ở Tây Thái Bình Dương

Tàu tấn công đổ bộ tiên tiến nhất Trung Quốc xuất hiện ở Tây Thái Bình Dương

Mới đây, Nhật Bản đã phát hiện tàu tấn công đổ bộ tiên tiến nhất của Trung Quốc ở cách quần đảo Miyako, tỉnh Okinawa ...

(theo Al Jazeera, ABC News)

Xem nhiều

Đọc thêm

Trận Việt Nam vs Myanmar: HLV Kim Sang Sik trao cơ hội ra mắt cho Xuân Son

Trận Việt Nam vs Myanmar: HLV Kim Sang Sik trao cơ hội ra mắt cho Xuân Son

Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son sẽ ra mắt đội tuyển Việt Nam ở trận hạ màn vòng bảng ASEAN Cup 2024 gặp Myanmar.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thư ký Đảng Hành động Nhân dân, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thư ký Đảng Hành động Nhân dân, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore phát triển ngày càng mạnh ...
Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm 'chỗ dựa' lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có Mỹ

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm 'chỗ dựa' lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có Mỹ

Các nước EU đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.
Tù nhân xả súng, đốt phá nhà tù ở Mexico

Tù nhân xả súng, đốt phá nhà tù ở Mexico

Nhà chức trách Mexico ngày 19/12 cho biết bạo loạn đã xảy ra tại một nhà tù ở bang Tabasco, Đông Nam nước này, khiến 7 tù nhân thiệt mạng ...
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ...
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm 'chỗ dựa' lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có Mỹ

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm 'chỗ dựa' lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có Mỹ

Các nước EU đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.
Tù nhân xả súng, đốt phá nhà tù ở Mexico

Tù nhân xả súng, đốt phá nhà tù ở Mexico

Nhà chức trách Mexico ngày 19/12 cho biết bạo loạn đã xảy ra tại một nhà tù ở bang Tabasco, Đông Nam nước này, khiến 7 tù nhân thiệt mạng và 10 người bị thương, ...
Vụ thiết quân luật Hàn Quốc: Cảnh sát thẩm vấn Thủ tướng, xem xét biện pháp cứng rắn nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chối hợp tác

Vụ thiết quân luật Hàn Quốc: Cảnh sát thẩm vấn Thủ tướng, xem xét biện pháp cứng rắn nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chối hợp tác

Nhóm điều tra liên ngành của Hàn Quốc đang rốt ráo tiến hành cuộc điều tra về vụ việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật.
Số phận của AUKUS thời chính quyền Trump 2.0 sẽ ra sao?

Số phận của AUKUS thời chính quyền Trump 2.0 sẽ ra sao?

Các sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong thời ông Biden, trong đó có AUKUS, có thể sẽ được tiếp tục dưới thời ông Trump làm Tổng thống Mỹ.
Quan chức Nhà Trắng tiết lộ sốc về Pakistan: Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Quan chức Nhà Trắng tiết lộ sốc về Pakistan: Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể cho phép tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.
Ngoại trưởng Vương Nghị: Quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ cần tuân thủ 5 nguyên tắc chung sống hòa bình

Ngoại trưởng Vương Nghị: Quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ cần tuân thủ 5 nguyên tắc chung sống hòa bình

Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ (NSA) Ajit Doval và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự cuộc họp theo cơ chế Đại diện đặc biệt ở thủ đô Bắc Kinh hôm 18/12.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Phiên bản di động