Binh sĩ Sri Lanka đứng gác ở thủ đô Colombo trước thời điểm nước này áp đặt tình trạng khẩn cấp. (Nguồn: AP) |
Động thái này diễn ra sau khi Sri Lanka áp đặt lệnh giới nghiêm trên toàn quốc để ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối tình hình kinh tế ngày càng trầm trọng.
Kênh tin tức Ada Derana cho biết Facebook, YouTube, Twitter, Instagram và WhatsApp nằm trong số các nền tảng truyền thông xã hội bị các nhà cung cấp dịch vụ Internet chặn theo lệnh của Bộ Quốc phòng Sri Lanka.
Kênh này dẫn lời cơ quan quản lý truyền thông Sri Lanka: "Theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, các nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ tạm thời hạn chế các nền tảng truyền thông xã hội".
Đảo quốc 22 triệu dân ở Ấn Độ Dương đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác nghiêm trọng, cùng với việc giá cả tăng mạnh và cắt điện trong thời kỳ suy thoái sâu nhất kể từ khi giành độc lập từ Anh năm 1948.
Quốc gia Nam Á cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng từ tháng 3/2020 nhằm tích trữ ngoại tệ để trả khoản nợ nước ngoài 51 tỷ USD.
Tổng thống Gotabaya Rajapaksa áp đặt tình trạng khẩn cấp ngày 1/4, một ngày sau khi một đám đông cố xông vào nhà ông ở thủ đô Colombo và lệnh giới nghiêm trên toàn quốc có hiệu lực cho đến sáng mai (4/4).
Lý do ban bố tình trạng khẩn cấp là để "bảo vệ trật tự công cộng".
Vào thời điểm đó, trên mạng xã hội, nhiều tài khoản đăng bài kêu gọi biểu tình vào ngày 3/4.
Trong đó, một bài khuyến khích người dân biểu tình ngay cả khi cảnh sát tìm cách dẹp các cuộc tụ tập, với nội dung: "Đừng lùi bước trước hơi cay".
| Giúp đối phó khủng hoảng, Ấn Độ viện trợ gạo cho Sri Lanka Ngày 2/4, các thương nhân Ấn Độ đã bắt đầu bốc xếp 40.000 tấn gạo để chuyển nhanh tới Sri Lanka trong đợt viện trợ ... |
| Ấn Độ luôn sát cánh với Sri Lanka Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka GL Peiris bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ hôm nay (6/2) nhằm tăng cường quan hệ song phương. |