TIN LIÊN QUAN | |
Quảng Ninh: Một năm thu hút đầu tư nông nghiệp thành công | |
Quảng Ninh đối thoại với các đơn vị tham gia OCOP |
Những điểm cộng
Là một trong 28 khu kinh tế (KKT) cửa khẩu của cả nước, Móng Cái có nhiều tiềm năng vượt trội nhờ sở hữu những lợi thế từ tài nguyên biển, rừng, du lịch... Lợi thế trước tiên của Móng Cái chính là KKT duy nhất vừa có cửa khẩu, vừa có biển, đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc cả ở đất liền và trên biển. Đây là điểm cộng giúp Móng Cái trở thành cửa ngõ trung chuyển hàng hóa với Trung Quốc và các nước ASEAN.
Bản đồ định hướng phát triển không gian KKT cửa khẩu Móng Cái. (Nguồn: BQN) |
KKT cửa khẩu Móng Cái bao gồm toàn bộ TP. Móng Cái và 9 xã, thị trấn của huyện Hải Hà, tổng diện tích 121.197 ha; trong đó diện tích đất liền 66.197 ha, diện tích mặt biển 55.000 ha. Phía Bắc giáp Đông Hưng (Trung Quốc); phía Tây giáp huyện Đầm Hà, huyện Vân Đồn; phía Đông và Nam giáp Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) được tổ chức thành khu phi thuế quan và các khu chức năng: khu cửa khẩu quốc tế, các KCN, trung tâm tài chính, khu đô thị, khu dân cư và các khu chức năng khác.
Móng Cái còn là một trong ít KKT cửa khẩu sở hữu nhiều tiềm năng du lịch. Từ biển Trà Cổ, mũi Sa Vĩ, mũi Ngọc đến đảo Vĩnh Thực, hệ thống hồ sinh thái..., tất cả mang lại cho vùng
đất nguồn khai thác du lịch nghỉ dưỡng, khám phá nổi trội. Những lợi thế trên đã và đang giúp KKT cửa khẩu Móng Cái dần định hình trở thành một trong những cầu nối trực tiếp và quan trọng trong thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á, vùng “đất vàng” phát triển về sản xuất, du lịch, thương mại, dịch vụ và vận tải...
Từ những thế mạnh vượt trội, từ năm 2012, Móng Cái đã được Chính phủ lựa chọn là một trong tám KKT cửa khẩu của quốc gia được tập trung đầu tư phát triển giai đoạn 2013 - 2015. Năm 2015, các quy hoạch phát triển KKT này cũng đã được Chính phủ phê duyệt, định hướng trở thành một cực tăng trưởng phát triển kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và là động lực phát triển mạnh của vùng Đông Bắc.
Bước chuyển mạnh
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, thành phố Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) cùng với hai địa phương khác được Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn thành lập khu thí điểm Khai phát mở cửa trọng điểm quốc gia với nhiều chính sách ưu đãi nhằm mục tiêu xây dựng Đông Hưng trở thành một Đặc khu kiểu mới của Trung Quốc ở khu vực biên giới, nơi tiếp giáp với KKT cửa khẩu Móng Cái.
Thành phố cửa khẩu Móng Cái. (Nguồn: BQN) |
Như vậy, để phát triển KKT cửa khẩu Móng Cái có tính chất vừa hợp tác, vừa đối trọng và là cầu nối trung chuyển giữa Trung Quốc và ASEAN, ngoài những chính sách áp dụng chung đối với các KKT cửa khẩu, KKT cửa khẩu Móng Cái cần phải có nguồn lực đầu tư rất lớn và hệ thống chính sách đặc thù đủ mạnh mới có thể thực hiện được các chủ trương lớn của đất nước.
Do đó, Quảng Ninh đã có những đánh giá và chủ động đề xuất với Chính phủ cho phép KKT cửa khẩu Móng Cái được hưởng những cơ chế, chính sách mang tính đặc thù. Bên cạnh đó, KKT cửa khẩu Móng Cái cũng đã được lựa chọn là một trong chín KKT cửa khẩu trọng điểm trên toàn quốc được tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020; được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Móng Cái - Đông Hưng với hệ thống cơ chế chính sách thông thoáng được áp dụng riêng trong Khu hợp tác.
Quảng Ninh cũng đã xác định đưa KKT cửa khẩu Móng Cái trở thành một trong hai điểm đột phá trong chiến lược phát triển nhanh, bền vững; là một phần trong kế hoạch phấn đấu đến năm 2020, trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp hiện đại; là trung tâm du lịch có tầm cỡ quốc tế, là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc và cả nước.
Nhờ những cơ chế, chính sách đặc thù, KKT cửa khẩu Móng Cái đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng, đường giao thông, hệ thống kho, bến, cảng, bãi bốc xếp hàng hóa… từng bước được quan tâm đầu tư, nâng cấp, mở rộng. Hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh theo từng năm, có nhiều đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của Tỉnh. Năm 2016, tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu ước đạt 9.470 triệu USD, tăng 85,8% so với năm 2015; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.620 tỷ đồng, tăng 9,1%.
Tính trong phạm vi địa phương, Móng Cái hiện đứng thứ ba về thu hút FDI với 19 dự án; tổng vốn đầu tư đăng ký 590 triệu USD, chiếm 13% tổng vốn FDI toàn tỉnh. Thu hút vốn FDI đã bổ sung vốn đầu tư cần thiết trên địa bàn và bước đầu góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch - dịch vụ.
KKT cửa khẩu Móng Cái đang tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ, tích cực. Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu về cơ hội đầu tư ở nơi đây, có những dự án hàng nghìn tỷ, và cả những khu công nghiệp hiện đại như Texhong - Hải Hà đã được triển khai… Tất cả đang tiếp tục kế thừa và phát huy những lợi thế từ giá trị pháp lý mà Quy hoạch KKT Móng Cái mang lại.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số lượng dự án đầu tư vào Móng Cái vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng của KKT này. Bởi vậy, chặng đường tiếp theo chắc chắn sẽ còn nhiều gian nan.
Tự tin chinh phục các mục tiêu mới Quảng Ninh đang ngày càng đến gần hơn mục tiêu trở thành “nơi cần đến và đáng sống”. |
Thủ tướng kỳ vọng Quảng Ninh là đầu tầu kinh tế Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước trong nhiệm kỳ này, giữ vai trò dẫn dắt sự phát triển của ... |
Thủ tướng thăm Lữ đoàn bảo vệ tuyến đảo Đông Bắc Tổ quốc Sáng 22/12, trong không khí cả nước kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2016), tại huyện ... |