TIN LIÊN QUAN | |
Chính phủ Syria kiểm soát hoàn toàn thị trấn Douma và Đông Ghouta | |
Syria sơ tán các cơ sở quân sự trước nguy cơ bị tấn công |
Ngày 9/4, Không quân Israel được cho là đã thực hiện một vụ tấn công bất ngờ vào sân bay quân sự T4 của Chính quyền Syria gần tỉnh Homs. Theo đó, khi bay ngang qua lãnh thổ Lebanon và chưa xâm nhập không phận Syria, hai chiếc F-15 đã phóng tám quả tên lửa hành trình không đối đất Popey Turbo vào căn cứ này. Năm quả đã bị lực lượng phòng không Syria bắn hạ và chỉ có ba quả thành công trong việc phá hủy một phần phía Tây của sân bay T4, khiến 14 người thiệt mạng, trong đó có bốn cố vấn quân sự Iran.
Đáng chú ý, đợt không kích này diễn ra chỉ một ngày sau khi vụ tấn công được cho là sử dụng vũ khí hóa học diễn ra tại Đông Ghouta, Syria, khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và nhiều người trong tình trạng nguy kịch. London và Washington đã lập tức lên án “sự tàn bạo của chính quyền Tổng thống Al-Assad”, song cho đến nay, giới chức Syria và Nga khẳng định đây chỉ là “câu chuyện được thêu dệt”.
Máy bay chiến đấu F-15 của Israel được cho là đã oanh tạc căn cứ T4 của không quân Syria ngày 9/4. (Nguồn: FighterSweep) |
Ngay sau khi vụ oanh tạc tên lửa diễn ra, Moscow đã quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, máy bay chiến đấu MIG-31 nhằm tăng cường bảo vệ các căn cứ quân sự của mình tại Syria. Nga cũng bàn giao cho Syria 40 tổ hợp tên lửa Pantsir-S1, vũ khí “đặc trị” diệt tên lửa hành trình kiểu Tomahawk. Trong trường hợp có địa điểm bị tấn công bởi tên lửa Mỹ như hồi năm ngoái, lực lượng Nga đồn trú tại Syria hoàn toàn có thể đáp trả các tàu chiến và máy bay của Washington.
Động thái này hoàn toàn có cơ sở, nhất là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mạnh mẽ khẳng định Washington có thể phát động tấn công Syria trong 24 hoặc 48 giờ tới. Ngay sau tuyên bố trên, Hải quân Mỹ đã điều động tàu chiến USS Donald Cook cùng gần 100 tên lửa Tomahawk thẳng tiến đến vùng biển Syria, phối hợp tàu khu trục USS-Mahan, USS-Ramage, USS-Gravely, USS-Barry và USS-Stout thuộc Hạm đội 6 phụ trách khu vực Địa Trung Hải và lân cận. Khi đó, Mỹ sẽ có trong tay 480 tên lửa Tomahawk, sẵn sàng san phẳng bất cứ một mục tiêu nào.
Tuy nhiên, hiện khó có thể biết liệu Mỹ có một lần nữa mở rộng sự hiện diện của mình tại Syria hay không. Một mặt, ngày 1/4, Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ mong muốn rút quân khỏi Syria càng sớm càng tốt, nhằm tiếp tục chính sách “Nước Mỹ trên hết”. Mặt khác, việc Mỹ rút quân quá sớm khỏi Syria sẽ tác động tiêu cực tới tình hình chiến sự tại đây và nhiều chiến trường khác, đồng thời khiến ông Trump đánh mất sự ủng hộ của nhiều tướng lĩnh hàng đầu, vốn mong muốn tăng cường hiện diện của Washington tại Syria.
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Việc Israel liên tiếp “nhúng tay” tại Syria nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng lan rộng của Iran và lực lượng Hezbollah chỉ làm cho chiến sự tại đây thêm phần rối ren. Tháng 3/2017 và tháng 2/2018, máy bay của Tel Aviv đã không kích các căn cứ có sự hiện diện của cố vấn quân sự từ Tehran, phá hủy trạm điều khiển máy bay do thám không người lái của Iran. Một khi những vụ tấn công còn tiếp diễn, quan hệ Israel – Iran, Nga – Mỹ sẽ khó lòng cải thiện và khiến cuộc chiến Syria ngày một bế tắc.
Nga kêu gọi Mỹ kiềm chế trong vấn đề Syria Ngày 10/4, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia đã kêu gọi Mỹ "kiềm chế" đối với mọi hành động mà nước này có thể ... |
HĐBA không thể thông qua dự thảo nghị quyết thứ ba về Syria Rạng sáng 11/4 theo giờ Hà Nội, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã không thể thông qua dự thảo nghị quyết ... |
Pháp cảnh báo đáp trả nếu Syria sử dụng vũ khí hóa học Ngày 10/4, trả lời phỏng vấn đài phát thanh Europe 1, Người Phát ngôn Chính phủ Pháp Benjamin Griveaux nói: "Nếu giới hạn đỏ bị ... |