TIN LIÊN QUAN | |
Xác định danh tính các thủ phạm trong vụ tấn công Tổng thống Venezuela | |
Nhóm nổi dậy bí ẩn nhận đứng sau vụ ám sát bất thành Tổng thống N. Maduro |
Trong lúc ông Maduro đang phát biểu tại lễ kỷ niệm 81 năm ngày thành lập lực lượng Phòng vệ Quốc gia Venezuela, hai thiết bị bay không người lái gắn chất nổ được cho là đã được kích hoạt, gây ra sự hỗn loạn. Vị tổng thống 55 tuổi này không hề hấn gì, nhưng có 7 người bị thương. Vậy Tổng thống Venezuela là ai? Và tại sao có âm mưu sát hại ông?
Ông Nicolás Maduro là ai?
Ông Maduro sinh năm 1962 trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động và là con trai của một nhà lãnh đạo công đoàn xuất chúng. Ông tiếp tục thể hiện niềm tin chính trị mạnh mẽ của mình khi trở thành chủ tịch Hiệp hội sinh viên của trường trung học Jose Avalos ở El Valle, ngoại ô Caracas.
Nhân viên an ninh vây quanh Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 4 /8. (Nguồn: AP) |
Theo hồ sơ, ông Maduro bắt đầu đi làm cho công ty Caracas Metro với vị trí tài xế xe buýt. Tại đó, ông đã gia nhập Liên đoàn xã hội và thành lập một trong những công đoàn không chính thức đầu tiên của công ty, do thời điểm đó Venezuela cấm lập công đoàn chính thức trong công ty.
Tháng 12/1993, ông Maduro đã gặp cựu Tổng thống Venezuela Hugo Chávez và trở thành nhân vật trung tâm trong Phong trào Bolivarian của ông Chávez, giúp khởi xướng Phong trào Cộng hòa thứ năm hồi năm 1997 - phong trào ủng hộ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Chávez. Năm 1998, ông Chávez đã giành chiến thắng đột phá trong cuộc tổng tuyển cử và ông Maduro được bầu làm nghị sĩ.
Sự nghiệp chính trị của ông Maduro tiếp tục thăng tiến và năm 1999, ông đã giúp soạn thảo bản hiến pháp mới, trước khi được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội. Năm 2000, ông được bầu làm Chủ tịch cơ quan lập pháp của Venezuela. Tiếp đó, ông được Tổng thống Chávez bổ nhiệm làm Ngoại trưởng vào năm 2006.
Năm 2007, khi Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Condoleezza Rice chỉ trích Chính phủ Venezuela về việc đóng cửa một đài truyền hình tư nhân, ông Maduro đã gọi bà là một "kẻ đạo đức giả" và so sánh nhà tù của Mỹ tại Vịnh Guantánamo với các trại tập trung của Đức quốc xã.
Ông Maduro trở thành Tổng thống lâm thời, sau khi ông Chávez qua đời hồi tháng 3/2013 và một tháng sau đó, ông đã đắc cử tổng thống với nhiệm kỳ 6 năm với tỷ lệ phiếu sít sao.
Ông Maduro không được công nhận
Sự ủng hộ dành cho Tổng thống Maduro đã bị giảm sút mạnh do kinh tế suy yếu. Dưới thời chính quyền Maduro, Venezuela đã rơi vào suy thoái, lạm phát tăng vọt và tình trạng thiếu lương thực trở thành chuyện thường ngày. Rất ít người nghĩ rằng, nhà lãnh đạo này có thể chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai. Tuy nhiên, ông đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng Năm vừa qua. Các đối thủ chính của ông đã bác bỏ kết quả bầu cử, cáo buộc có những gian lận.
Chính quyền Maduro đã bị nhiều quốc gia chỉ trích về việc phá hoại nền dân chủ và vi phạm nhân quyền. Năm ngoái, hàng chục người biểu tình đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ tại các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã công khai buộc tội Chính phủ Colombia và những người chỉ trích ông là "quá cực hữu". (Nguồn: Elconfidencial) |
Tổng thống Maduro đã tiếp tục tập trung quyền lực, thành lập một hội đồng lập hiến mới có quyền bỏ qua, hoặc thậm chí giải tán Quốc hội do phe đối lập lãnh đạo. Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia Mỹ Latinh chủ chốt đã từ chối công nhận thể chế mới này.
Trong khi ông Maduro bấu víu vào sự ủng hộ của một số tổ chức như quân đội, thì những người chỉ trích ông ngày càng nhiều. Một tổ chức ít được biết đến có tên gọi "Phong trào binh sĩ áo phông quốc gia" (Soldiers in T-shirts) đã thừa nhận, đứng sau kế hoạch ám sát nhằm vào ông Maduro, đồng thời cho biết họ đã lên kế hoạch điều khiển 2 thiết bị không người lái gắn chất nổ nhằm vào tổng thống, nhưng các binh sĩ chính phủ đã bắn hạ những thiết bị đó, trước khi chúng nhắm tới mục tiêu.
Tổ chức này sau đó đã đăng trên mạng xã hội Tweeter rằng: "Chúng tôi đã cho thấy rằng, họ dễ bị tổn thương... Hôm nay kế hoạch đã không thành công nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian".
Kể từ khi ông Maduro đắc cử tổng thống và kinh tế rơi vào suy thoái, các đảng đối lập đã cùng liên kết chống lại ông, cáo buộc ông đưa nền kinh tế đất nước đến chỗ sa sút, vi phạm nhân quyền và thao túng các tiến trình dân chủ. Trong khi đó, ông Maduro tuyên bố đất nước đang là nạn nhân của một "cuộc chiến tranh kinh tế" do các nhà lãnh đạo đối lập khởi xướng với sự trợ giúp của Washington.
Quan hệ ngoại giao giữa Venezuela và Colombia cũng gia tăng căng thẳng, khi nhiều người Venezuela chạy sang nước láng giềng do tình trạng siêu lạm phát, thiếu lương thực và thuốc men.
Tuần trước, Colombia đã cấp giấy phép cho hơn 440.000 người nhập cư ở lại nước này trong vòng 2 năm và Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos đã lớn tiếng chỉ trích ông Maduro. "Cả thế giới ngày càng cảm thấy lo sợ trước những gì đang diễn ra ở Venezuela... Một đất nước giàu có, một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, với một dân số đang chết vì đói và bệnh tật do thiếu thuốc men". Colombia cũng đã từ chối công nhận chiến thắng của ông Maduro trong cuộc bầu cử hồi tháng Năm.
Venezuela bắt giữ một số đối tượng ám sát bất thành Tổng thống Maduro Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo cơ quan an ninh nước này đã bắt giữ một số đối tượng tham gia vụ ám sát bất ... |
IMF: Lạm phát của Venezuela có thể lên tới 1 triệu phần trăm năm 2018 Tình hình kinh tế Venezuela hiện nay tương tự tình trạng kinh tế Đức năm 1923 và Zimbabwe năm 2000. |