Nhỏ Bình thường Lớn

Tại sao Pakistan 'sống chết' vẫn phải chế tạo vũ khí hạt nhân?

TGVN. Bị kẹp giữa Iran, Trung Quốc, Ấn Độ và Afghanistan - khu vực phức tạp với nhiều vấn đề an ninh, kho vũ khí hạt nhân và học thuyết của Pakistan đang liên tục phát triển để phù hợp với các mối đe dọa hiện hữu.
TIN LIÊN QUAN
tai sao pakistan song chet van phai che tao vu khi hat nhan Trước đồn đoán Mỹ định nối lại các vụ thử hạt nhân, Trung Quốc nói gì?
tai sao pakistan song chet van phai che tao vu khi hat nhan Việt Nam tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân
tai sao pakistan song chet van phai che tao vu khi hat nhan
Pakistan là một trong 9 cường quốc hạt nhân của thế giới. (Nguồn: Arms Control)

"Thà ăn cỏ" để có vũ khí hạt nhân

Là một cường quốc hạt nhân trong nhiều thập kỷ, Pakistan hiện đang cố gắng xây dựng bộ ba hạt nhân của riêng mình, tạo thành kho vũ khí hạt nhân hùng mạnh, có khả năng ra đòn tấn công trả đũa một cách khốc liệt.

Khi mới bắt đầu cạnh tranh với Ấn Độ, năm 1965, Tổng thống bấy giờ là Zulfikar Ali Bhutto đã tuyên bố, “nếu Ấn Độ chế tạo bom, chúng ta sẽ ăn cỏ hoặc lá, thậm chí là đói, nhưng chúng ta sẽ có được một trong những thứ của riêng mình”.

Chương trình hạt nhân được ưu tiên hơn sau khi Pakistan bị Ấn Độ đánh bại năm 1971, khiến Đông Pakistan chia tách và trở thành Bangladesh hiện nay. Sau đó, Ấn Độ tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào tháng 5/1974, đưa nước này vào danh sách các nước lớn sở hữu hạt nhân.

Các chuyên gia tin rằng việc mất đi một phần lãnh thổ đã thúc đẩy chương trình hạt nhân Pakistan nhiều hơn lý do Ấn Độ đang theo đuổi vũ khí hạt nhân. Pakistan bắt đầu quá trình tích lũy nhiên liệu cần thiết cho vũ khí hạt nhân, làm giàu uranium và plutonium.

A.Q. Khan - nhà luyện kim làm việc ở phương Tây đã trở về cố quốc vào năm 1975 với các thiết kế máy ly tâm và chuyên môn cần thiết để bắt đầu quá trình làm giàu chương trình này.

Chương trình Pakistan được các nước châu Âu hỗ trợ; việc mua thiết bị bí mật được thiết kế để qua mắt các nỗ lực cấm chạy đua vũ trang. Hiện chưa rõ fhính xác khi nào Pakistan hoàn thành thiết bị hạt nhân đầu tiên nhưng theo cựu Tổng thống Benazir Bhutto, con gái của Zulfikar Bhutto, cha cô nói thiết bị đầu tiên đã sẵn sàng vào năm 1977.

Một thành viên của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Pakistan cho rằng, thiết kế của quả bom đã được hoàn thành vào năm 1978 và bom đã được “thử nghiệm lạnh” năm 1983.

Benazir Bhutto sau đó tuyên bố rằng bom Pakistan đã được cất giữ ở trạng thái không lắp ráp cho đến năm 1998, khi Ấn Độ thử 6 quả bom trong vòng 3 ngày. Gần 3 tuần sau, Pakistan đã tiến hành một lịch trình thử nghiệm cấp tập tương tự, với 5 quả bom trong 1 ngày và quả bom thứ 6 vào 3 ngày sau đó.

Quả đầu tiên, ước tính khoảng 25-30 kiloton, có thể là một thiết bị uranium được tăng cường. Quả thứ 2 được ước tính là 12 kiloton, và 3 quả tiếp theo là các thiết bị dưới 1 kiloton.

Quả thứ 6 dường như cũng là một quả bom 12 kiloton được kích nổ ở địa điểm thử nghiệm khác; một máy bay trinh sát hạt nhân của Không quân Mỹ “Constant Phoenix” đã phát hiện ra plutonium sau đó. Do Pakistan đang chế tạo bom uranium và Triều Tiên, nước từng chia sẻ hoặc mua nghiên cứu với Pakistan thông qua mạng A.Q. Khan, đã nghiên cứu về bom uranium. Một số nhà quan sát đã kết luận thử nghiệm thứ 6 thực tế là một thử nghiệm của Triều Tiên, được kích nổ ở nơi khác để che giấu sự tham gia của Bình Nhưỡng.

tai sao pakistan song chet van phai che tao vu khi hat nhan
Pakistan được cho có đủ bộ ba hạt nhân. (Nguồn: static 01)

Học thuyết hạt nhân Pakistan

Các chuyên gia tin rằng, kho dự trữ hạt nhân của Pakistan đang tăng trưởng đều đặn. Năm 1998, kho vũ khí của nước này được ước tính có từ 5 đến 25 thiết bị. Ngày nay, Pakistan ước tính có kho vũ khí từ 110 đến 130 quả bom hạt nhân. Vào năm 2015, Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế và Trung tâm Stimson đã ước tính khả năng chế tạo bom của Pakistan khoảng 20 thiết bị mỗi năm, ngoài số dự trữ đã có - nghĩa là Pakistan có thể nhanh chóng trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới.

Tuy nhiên, các nhà quan sát khác tin rằng Pakistan chỉ có thể phát triển thêm 40-50 đầu đạn trong tương lai gần. Vũ khí hạt nhân Pakistan nằm dưới sự kiểm soát của Cục Kế hoạch Chiến lược Quân đội, và chủ yếu được tàng trữ tại tỉnh Punjab, cách xa biên giới Tây Bắc và Taliban. 10.000 lính Pakistan và nhân viên tình báo SPD canh giữ bảo vệ chúng. Pakistan tuyên bố rằng các vũ khí chỉ được trang bị mã sử dụng phù hợp vào thời điểm cuối cùng, ngăn chặn kịch bản “vũ khí hạt nhân giả”.

Học thuyết hạt nhân Pakistan dường như là để ngăn chặn những gì nước này coi là một Ấn Độ mạnh hơn về kinh tế, chính trị và quân sự. Bế tắc hạt nhân trở nên trầm trọng hơn bởi sự thù địch truyền thống giữa hai nước, thể hiện ở một số cuộc chiến tranh mà hai nước đã tham gia và các sự kiện như cuộc tấn công khủng bố năm 2008 ở Mumbai, do Pakistan chỉ đạo.

Không giống như nước láng giềng Ấn Độ và Trung Quốc, Pakistan không đưa ra học thuyết “không sử dụng đầu tiên” và bảo lưu quyền sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là vũ khí hạt nhân chiến thuật công suất thấp, để đáp trả lợi thế của Ấn Độ về các lực lượng thông thường.

Bộ ba yếu tố hạt nhân

Pakistan hiện có một bộ ba hạt nhân với hệ thống sử dụng vũ khí hạt nhân bố trí trên đất liền, trên không và trên biển. Islamabad được cho là đã sửa đổi máy bay chiến đấu F-16A do Mỹ chế tạo và có thể là máy bay chiến đấu Mirage do Pháp sản xuất để mang bom hạt nhân trước năm 1995.

Các máy bay chiến đấu sẽ phải thâm nhập mạng lưới phòng không của Ấn Độ để tấn công các thành phố và các mục tiêu khác, và có khả năng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại các mục tiêu chiến trường.

Vũ khí hạt nhân trên đất liền là các tên lửa, với nhiều thiết kế dựa trên hoặc chịu ảnh hưởng bởi các thiết kế của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Các serie tên lửa di động Hatf bao gồm các nhiên liệu rắn Hatf-III (180 dặm), tên lửa nhiên liệu rắn Hatf-IV (466 dặm) và nhiên liệu lỏng Hatf V (766 dặm).

Sáng kiến về mối đe dọa tên lửa (Missile Threat Initiative) của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tin rằng, đến năm 2014, Hatf VI (1.242 dặm) đã được đưa vào trang bị. Pakistan cũng đang phát triển một tên lửa tầm trung Shaheen III có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa 1.708 dặm, để tấn công Nicobar và đảo Andaman.

Lực lượng hạt nhân trên biển của Pakistan bao gồm lớp tên lửa hành trình Babur. Phiên bản mới nhất, Babur-2 được trang bị động cơ quạt hoặc động cơ phản lực, có tầm bắn 434 dặm. Thay vì hướng dẫn bằng GPS, có thể bị Mỹ vô hiệu hóa cục bộ, Babur-2 sử dụng Fông nghệ điều hướng phù hợp theo địa hình (TERCOM) và Phù hợp phông kỹ thuật số và liên kết khu vực (DSMAC). Babur-2 được triển khai cả trên đất liền và trên tàu biển để khó bị vô hiệu hóa. Một phiên bản phóng từ tàu ngầm, Babur-3 đã được thử nghiệm vào tháng 1 và sẽ là thiết bị có khả năng sống sót lớn nhất trong tất cả hệ thống phân sử dụng hạt nhân của Pakistan.

Pakistan đang phát triển một tiềm lực hạt nhân mạnh, không chỉ có thể ngăn chặn mà còn để chiến đấu một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nước này cũng đang đối phó với các vấn đề an ninh nội bộ có thể đe dọa tính toàn vẹn của kho vũ khí hạt nhân. Pakistan và Ấn Độ đang ở giữa một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, có thể dẫn đến các kho dự trữ hạt nhân quy mô lớn gợi nhớ đến Chiến tranh Lạnh. Rõ ràng, một thỏa thuận kiểm soát vũ khí cho tiểu lục địa lúc này là rất cần thiết.

tai sao pakistan song chet van phai che tao vu khi hat nhan Ấn Độ trục xuất 2 nhà ngoại giao Pakistan vì 'tội gián điệp', Islamabad lên tiếng

TGVN. Ngày 31/5, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, nhà chức trách nước này đã bắt giữ 2 quan chức thuộc Đại sứ quán ...

tai sao pakistan song chet van phai che tao vu khi hat nhan Pakistan phản ứng mạnh mẽ với hành động của Ấn Độ, quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng

TGVN. Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Shah Mahmood Qureshi cho rằng, Ấn Độ cần có hành động phù hợp tại khu vực Jammu & Kashmir, ...

tai sao pakistan song chet van phai che tao vu khi hat nhan Lý do cuộc cải tổ nội các bất ngờ của Thủ tướng Pakistan

TGVN. Ngày 6/4, Pakistan đã tiến hành cải tổ nội các với việc thay thế một số bộ trưởng và các cố vấn chủ chốt.

(theo National Interest, Arms Control)