Tầm nhìn EU của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Vũ Đoàn Kết
Sau gần 5 năm, có thể thấy các định hướng lớn mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kiên định theo đuổi đã dần được cụ thể hóa thành những chuyển biến lớn trong Liên minh châu Âu (EU).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tầm nhìn EU của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Nguồn: EPA)
Tầm nhìn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về EU chủ yếu xoay quanh ý niệm về “châu Âu chủ quyền”, nhằm khẳng định sức mạnh chính trị, kinh tế cả ở bên trong lẫn trên trường quốc tế. (Nguồn: EPA)

Năm 2017, sau khi thắng cử trở thành Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử Đệ ngũ cộng hòa Pháp, ông Emmanuel Macron đã đề xuất tầm nhìn EU qua ba bài diễn văn tại Athena (7/9/2017), Sorbonne (26/9/2017) và Strasbourg (17/4/2018).

Ba trục ưu tiên

Tầm nhìn EU của Tổng thống Macron xoay quanh ba trục chính.

Thứ nhất, tầm nhìn này được xây dựng xung quanh ý niệm về một “châu Âu chủ quyền”. Ông Macron cho rằng, châu Âu (EU) “quá yếu, quá chậm, quá thiếu hiệu quả”.

Nhưng chỉ EU mới mang lại cho nước Pháp năng lực hành động trên thế giới và đối mặt với các thách thức to lớn của thời đại. Chỉ châu Âu mới có thể đảm bảo chủ quyền thực sự của Pháp tồn tại trong thế giới ngày nay để bảo vệ các giá trị và lợi ích của nước này.

Thứ hai, Paris ưu tiên đẩy mạnh nhất thể hóa kinh tế EU. Để đảm bảo một “châu Âu chủ quyền”, theo ông Macron, EU cần mạnh về kinh tế và trước tiên là một đồng Euro mạnh. Vì vậy, ông đề xuất xây dựng một ngân sách và một nghị viện khu vực đồng Euro.

Thứ ba, khi ông Macron lên nắm quyền ở nhiệm kỳ đầu tiên, EU đang đứng trước những thách thức địa chính trị lớn, tác động đến sự đoàn kết cũng như niềm tin vào năng lực của liên minh như khủng hoảng người nhập cư, Brexit, quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga... Tổng thống Macron đã đề xuất cần phải tái thiết châu Âu và xây dựng khả năng tự bảo vệ mình.

Tầm nhìn của Tổng thống Pháp về EU chủ yếu xoay quanh ý niệm về “châu Âu chủ quyền”, nhằm khẳng định sức mạnh chính trị, kinh tế cả ở bên trong lẫn trên trường quốc tế.

Theo ông Macron, nhà nước chỉ có hiệu quả hơn nếu biết kết hợp song hành giữa chủ quyền quốc gia với chủ quyền của EU.

"Chủ quyền thực sự của Pháp ở đâu? Đôi khi nó ở trong nước Pháp nhưng nó cũng nằm chính trong EU”, Tổng thống Macron từng nhấn mạnh.

Sau 5 năm, tầm nhìn này của Tổng thống Macron cũng được cụ thể hóa thành ba trục ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu của Pháp (1-6/2022) với khẩu hiệu “phục hồi, sức mạnh và quy thuộc” và cũng là nền tảng của chương trình tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2.

Sự tiếp nối mang tính truyền thống

Nhìn lại gần 5 năm nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Macron, có thể nhận thấy, trong chính sách đối ngoại nói chung, chính sách đối với châu Âu nói riêng, có sự tiếp nối mang tính truyền thống. Truyền thống này thể hiện rõ trong việc duy trì mối quan hệ đặc biệt xuyên Đại Tây Dương.

Giành chiến thắng phần lớn nhờ vào các lá phiếu chống lại chủ nghĩa dân tuý, cực hữu nhưng ông Macron đã trải thảm đỏ đón Tổng thống Mỹ Donald Trump, khách mời đặc biệt trong lễ diễu binh đầu tiên trong tư cách Tổng thống Pháp vào ngày 14/7/2017.

Ở hướng Đông, Tổng thống Macron cũng trải thảm đỏ đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Cung điện Versailles (năm 2017) và tại chính pháo đài nghỉ Hè của các tổng thống Pháp tại Brégançon (2019).

Tuy vậy, các nỗ lực mang tính truyền thống này của ông Macron không mang lại hiệu quả. Bằng chứng là, Mỹ dưới thời Tổng thống Trump vẫn quyết định rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân với Iran; liên minh an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS) được thành lập giữa “các nền dân chủ hàng hải” mà không có Pháp (thậm chí còn làm cho Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nước này bị “khập khiễng” khi mất đi trụ cột chính là đối tác với Australia); ngoại giao “thân thiện” với Moscow trong suốt hơn 4 năm đầu không mang lại kết quả cụ thể, cố gắng trung gian trong xung đột Ukraine dường như là một thất bại.

Cụ thể hóa thành những chuyển biến lớn trong EU

Tuy vậy, ở bình diện châu Âu, với tầm nhìn nhiều tham vọng, Tổng thống Macron đạt được nhiều thành quả quan trọng. Sau gần 5 năm, có thể thấy các định hướng lớn mà ông kiên định theo đuổi đã dần được cụ thể hoá thành những chuyển biến lớn trong EU.

Thứ nhất, về “tham vọng châu Âu chủ quyền”, trụ cột chính trong tầm nhìn Macron, thành công lớn nhất, rõ ràng nhất là việc hình thành “Sáng kiến can thiệp châu Âu” (EI2) và “Định hướng chiến lược” được thông qua trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU của Pháp.

Pháp cũng là nước EU đầu tiên đưa ra Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương năm 2019 và thúc đẩy EU lần đầu tiên đưa ra Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào tháng 9/2021.

Thứ hai, về cải cách khu vực đồng Euro, ngay từ đầu, các đề xuất của Pháp về ngân sách chung không nhận được sự ủng hộ của một số thành viên. Tuy vậy, Paris đã thúc đẩy việc thông qua “Công cụ ngân sách hội tụ và cạnh tranh” để ngỏ cho các nước không phải thành viên khu vực đồng Euro tham gia.

Đại dịch Covid-19, cũng mang lại một thành công khác trong chính sách của Paris về tài chính. Với sự ủng hộ của Đức, Pháp đã thúc đẩy Ủy ban EU thông qua một quỹ tái thiết châu Âu lên đến 750 tỷ Euro dựa trên nguyên tắc chia sẻ nợ.

Thứ ba, về “châu Âu bảo vệ”, Pháp đã thành công trong việc thành lập Cơ quan giám sát biên giới và bờ biển châu Âu và thúc đẩy Ủy ban EU công bố dự thảo Hiến chương nhập cư và tị nạn mới (9/2020) với tham vọng có thể thông qua văn bản này trong nhiệm kỳ chủ tịch 2022.

Paris cũng vận động tích cực các đối tác khác trong EU thúc đẩy việc ban hành quy định về việc xây dựng “cơ chế lọc” đối với đầu tư nước ngoài nhằm bảo vệ các lĩnh vực công nghiệp và công nghệ tiên tiến.

Pháp là quốc gia tích cực nhất trong việc thúc đẩy một thỏa thuận chung EU nhằm đánh thuế nhóm các doanh nghiệp số (GAFA), đóng vai trò chủ chốt trong thỏa thuận về “Lao động biệt phái” và dự thảo “Đánh thuế carbon tại biên giới” của EU.

Pháp xóa bỏ đoàn ngoại giao liệu có làm suy giảm năng lực của nền ngoại giao thứ 3 thế giới?

Pháp xóa bỏ đoàn ngoại giao liệu có làm suy giảm năng lực của nền ngoại giao thứ 3 thế giới?

Lộ trình xóa bỏ cơ chế đoàn ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Pháp đang gây tranh cãi và lo ngại về nguy cơ suy ...

Thách thức bủa vây nhiệm kỳ mới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Thách thức bủa vây nhiệm kỳ mới của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Tổng thống Emmanuel Macron sẽ tiếp tục là người chèo lái nước Pháp trong nhiệm kỳ 5 năm tới, tuy nhiên ông sẽ phải đối ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Pháp 2022

Đọc thêm

XSBD 10/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 10/5/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 10/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 10/5/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 10/5 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 10/5/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. kết quả xổ số Bình Dương ngày 3 tháng ...
XSTV 10/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 10/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 10/5, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 10/5/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 10/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 10/5/2024. ket qua xo so tra vinh. XSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 10/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 10/5/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 10/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 10/5/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 10/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 10/5/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/5/2024: Bảo Bình có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/5/2024: Bảo Bình có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 10/5/2024, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 10/5/2024, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 10/5. Lịch âm hôm nay 10/5/2024? Âm lịch hôm nay 10/5. Lịch vạn niên 10/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMB 10/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 10/5/2024. dự đoán XSMB 10/5/2024

XSMB 10/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 10/5/2024. dự đoán XSMB 10/5/2024

XSMB 10/5 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 10/5/2024. xổ số hôm nay 10/5. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Tin thế giới 9/5: Cựu Tư lệnh Nga liên quan vụ Wagner sắp trở lại? Tòa Mỹ yêu cầu một công ty Nhật bồi thường hơn 1 tỷ USD

Tin thế giới 9/5: Cựu Tư lệnh Nga liên quan vụ Wagner sắp trở lại? Tòa Mỹ yêu cầu một công ty Nhật bồi thường hơn 1 tỷ USD

Tổng thống Nga cảnh báo xung đột toàn cầu, tàu Trung Quốc sắp thăm Campuchia, NATO không gửi quân tới Ukraine, Mexico làm nhà máy điện Mặt Trời nổi đầu tiên...
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến 'bến cuối' chuyến đi châu Âu, nước chủ nhà ca ngợi 'lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến 'bến cuối' chuyến đi châu Âu, nước chủ nhà ca ngợi 'lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thủ đô Budapest của Hungary, điểm cuối trong chuyến công du của ông tới châu Âu.
NATO tuyên bố dứt khoát không gửi quân tới Ukraine, chuyên gia Canada nói Kiev chưa có 'cửa' vào liên minh

NATO tuyên bố dứt khoát không gửi quân tới Ukraine, chuyên gia Canada nói Kiev chưa có 'cửa' vào liên minh

Tổng thư ký NATO cũng cho biết, liên minh này không có kế hoạch trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ

Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ

Nga đang theo dõi với sự cảnh giác cao độ việc Mỹ-Nhật Bản tăng cường các hoạt động diễn tập gần biên giới ở Viễn Đông.
Israel tuyên bố tiêu diệt chỉ huy hải quân của Hamas, nói 'thất vọng' vì đe dọa của Tổng thống Mỹ

Israel tuyên bố tiêu diệt chỉ huy hải quân của Hamas, nói 'thất vọng' vì đe dọa của Tổng thống Mỹ

Trong ngày 8/5, IDF bắt đầu phá hủy cơ sở hạ tầng và hầm ngầm của phong trào Hamas tại Rafah, phía Nam Dải Gaza
Ngoại trưởng Cameron: Anh và đồng minh đang trong một cuộc chiến về ý chí để chứng minh đối thủ đã sai lầm

Ngoại trưởng Cameron: Anh và đồng minh đang trong một cuộc chiến về ý chí để chứng minh đối thủ đã sai lầm

Ngoại trưởng Anh nhận định, nước này không chỉ phải củng cố các liên minh hiện có mà còn phải xây dựng các mối quan hệ đối tác mới trên toàn cầu.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động