Tầm nhìn mở rộng cho APEC sau năm 2020

Đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), năm 2020 sẽ là một cơ hội để tuyên bố chiến thắng các mục tiêu Bogor. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tam nhin mo rong cho apec sau nam 2020 Doanh nhân APEC khơi dậy tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam
tam nhin mo rong cho apec sau nam 2020 APEC 2017: Thúc đẩy các MSME đổi mới sáng tạo

Đó là quan điểm của học giả Andrew Elek, Trường Chính sách công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia trong bài viết đăng tải trên East Asia Forum mới đây.

Những tiến bộ lớn

Mặc dù mục tiêu thương mại và đầu tư hoàn toàn cởi mở và tự do sẽ khó đạt được, nhưng các nhà lãnh đạo APEC có thể tự hào về những tiến bộ kể từ năm 1989. Phần lớn hàng hoá sẽ không phải đối mặt với những rào cản thương mại hoặc đối mặt với rào cản rất thấp, sự tiến bộ đáng kể đã đạt được nhằm làm giảm bớt các hạn chế về thương mại dịch vụ và hầu hết các lĩnh vực đang mở cửa cho đầu tư quốc tế. 

tam nhin mo rong cho apec sau nam 2020
Học giả Andrew Elek, Trường Chính sách công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia. (Nguồn: EastAsiaForum)

Sau năm 2010, các nhà lãnh đạo APEC có thể hành động vượt ra ngoài chính sách thương mại. Họ có thể làm sống lại các mục tiêu rộng hơn cho khu vực tại cuộc họp đầu tiên vào năm 1993. Những mục tiêu này bao gồm phát triển chính sách hợp tác để đối phó với những thách thức đang nổi lên, trong đó có nhu cầu bảo vệ môi trường, thúc đẩy khả năng kết nối tốt hơn và phát triển nguồn nhân lực. Trong số này, họ có thể thiết lập các mục tiêu thực tế nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách và quan trọng nhất, đem lại hiệu quả cho hợp tác tự nguyện giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. 

Sự nóng lên toàn cầu là thách thức kinh tế cấp bách nhất đối với khu vực. APEC có thể đã nhận được một số lời khen ngợi sau Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, nơi mô hình tự nguyện của APEC giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và chuyên môn giữa các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương có thể giúp đẩy nhanh việc nắm bắt những cơ hội công nghệ mới để giảm lượng khí thải. Ví dụ, một số nền kinh tế khu vực có thể khuyến khích những nền kinh tế khác thiết lập các mục tiêu giảm dần khí thải, trong khi mức sống tiếp tục tăng. 

Những tiến bộ về công nghệ thông tin, người máy và trí tuệ nhân tạo sẽ dẫn đến những điều chỉnh cơ cấu sâu rộng và những thay đổi trong thị trường lao động. Các công nghệ mới này là một cơ hội, chứ không phải là một mối đe dọa. APEC, phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nên nghĩ đến công nghệ mới có thể cách mạng hóa khả năng của các cá nhân như thế nào, bắt đầu ngay từ khi còn rất trẻ, để tiếp thu và sử dụng các kỹ năng mới. 

Việc các thể chế có thể tận dụng tối đa công nghệ mới cũng sẽ là cần thiết để nâng cao sự kết nối về tự nhiên, thể chế và giữa con người với con người ở các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Những lợi ích tiềm năng từ việc cải thiện sự kết nối có hiệu quả hơn nhiều so với việc tự do hóa thương mại ở một số ít sản phẩm vẫn còn được bảo hộ nặng nề bởi các hàng rào thương mại truyền thống. 

tam nhin mo rong cho apec sau nam 2020
Lãnh đạo các nền kinh tế APEC tại Hội nghị cấp cao APEC 2016 tại Peru. (Nguồn: AP)

Sự phối hợp giữa chính phủ và tư nhân 

APEC đang giúp xác định những cơ hội làm cho thương mại quốc tế rẻ hơn, dễ dàng hơn và nhanh hơn bằng cách cải thiện các chính sách và thể chế. Việc hành động dựa trên những cơ hội này sẽ đòi hỏi nguồn lực tài chính. 

Kết nối chất lượng cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế. Việc đầu tư như vậy sẽ cần được hỗ trợ với nhiều triệu USD chi tiêu phát triển nguồn nhân lực và thể chế, để đảm bảo việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là khả thi và hợp lý. Các chính phủ cũng cần phải dẫn đầu trong đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế và đặc biệt trong hàng hóa công. Nhưng cả chính phủ lẫn ngân hàng phát triển không có đủ nguồn lực để tài trợ cho giai đoạn xây dựng của tất cả các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế cần thiết. Điều thiếu yếu là phải tìm cách thu hút đầu tư của khu vực tư nhân trên quy mô lớn. 

Các khoản tiết kiệm của khu vực tư nhân luôn có sẵn - hàng nghìn tỷ USD được các nhà đầu tư thể chế nắm giữ, nhưng chỉ có một phần rất nhỏ được đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Rủi ro đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lâu nay được xem là quá cao ở hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt ở những nước đang phát triển.

Vì vậy, cái gọi là quan hệ đối tác công - tư (PPP) đã được thương lượng để tài trợ cho xây dựng, nhưng kinh nghiệm đó đã chứng minh là gây thất vọng do tỷ lệ rủi ro cao đối với các chính phủ, các chi phí tài chính tăng cao và không có khả năng chi trả phí sử dụng. Việc mong đợi đầu tư tư nhân tốn kém nhưng hiệu quả vào cơ sở hạ tầng kinh tế, cho đến khi các dự án hoạt động hiệu quả và rủi ro dự án được hạ thấp là điều phi thực tế. 

Tiền lệ được tạo ra bởi InfraCo Asia (một công ty được tài trợ vốn từ chính phủ Anh, Thụy Sỹ và Australia với mục tiêu cung cấp tài chính phát triển cơ sở hạ tầng)  cho thấy rằng việc tham gia với đội ngũ chuyên gia giỏi, những người hiểu các chu kỳ dự án, chính sách công và những yêu cầu thương mại có thể huy động đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng kinh tế với chi phí hợp lý. 

Việc nắm bắt những cơ hội như vậy không có nghĩa là bỏ qua đầu tư, thương mại tự do và cởi mở. Tuy nhiên, APEC không nên để mình bị sa lầy trong cuộc đàm phán về thương mại đối với một số thứ hàng hóa nhạy cảm. Hợp tác tự nguyện giữa các chính phủ châu Á - Thái Bình Dương có thể giúp hiện thực hóa nhiều cơ hội quan trọng mà Kế hoạch Thực hiện Lộ trình Cạnh tranh Dịch vụ của APEC tạo ra. Ví dụ, nó có thể phát triển và hỗ trợ công nghệ thông tin liên lạc một cách sáng tạo và để giúp tạo ra một môi trường công nghệ thông tin toàn cầu, an toàn và đáng tin cậy.

Thay vì thiết lập một mục tiêu không thể đạt được cho giấc mơ đầu tư, thương mại tự do và cởi mở, APEC có thể thiết lập các mục tiêu đầy tham vọng nhưng thực tế ở trung hạn. Ví dụ, chúng ta có thể thực hiện một Thẻ Du khách Thường xuyên APEC (AFTC), dựa trên sự thành công của Thẻ Doanh nhân APEC. Bắt đầu thí điểm ở các nền kinh tế tiên phong, chương trình du khách đáng tin cậy này có thể được mở rộng đáng kể, với những mục tiêu thực tế, cho các giai đoạn đến năm 2020 và năm 2025.

tam nhin mo rong cho apec sau nam 2020 APEC hướng tới mục tiêu phát triển bao trùm

Là hội nghị có quy mô lớn nhất năm 2017 với gần 80 hoạt động và khoảng 3.000 đại biểu tham dự, Hội nghị các ...

tam nhin mo rong cho apec sau nam 2020 Hội nghị SOM 3 thành công với nhiều kết quả nổi bật

Khẳng định Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ 3 (SOM 3) và các cuộc họp liên quan là Hội nghị các quan ...

tam nhin mo rong cho apec sau nam 2020 Khai mạc Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp APEC

Sáng 29/8, Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp (SOM 3) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình ...

(theo East Asia Forum)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Phiên bản di động