TIN LIÊN QUAN | |
Bắc cầu cho khoai sắn quê mình | |
Kỷ niệm về tấm áo lính |
Ưu thế vị trí địa lý, giao thương
Thái Nguyên nằm ở vị trí trung tâm vùng Trung du miền núi Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 80km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 35km. Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng với khoảng cách Hà Nội - Thái Nguyên chỉ còn 62km và cách không xa cảng biển Hải Phòng, kề cận với các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc về phía Bắc. Với vị trí địa lý thuận lợi, thời tiết khí hậu tương đối ổn định, Thái Nguyên có hệ thống mạng lưới giao thông nối liền các tỉnh trong vùng đã được hình thành từ lâu và ngày nay ngày càng phát huy vai trò về phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng.
Nắm bắt được nhu cầu của các nhà đầu tư, Thái Nguyên đang đẩy nhanh công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai, quy hoạch khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên quý hiếm để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư khi đến với Thái Nguyên. Công tác quy hoạch được các nhà tư vấn nổi tiếng của thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Czech, Singapore... thực hiện.
Ngày 14/5/2015, thừa ủy quyền của Nhà nước CHDCND Lào, ông Sai-sa-mon Khôm-thạ-vông, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Luông Pha Băng trao Huy chương Hữu nghị của nước bạn tặng 3 tập thể của tỉnh Thái Nguyên, trong đó có Sở Ngoại vụ. |
Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ liên tỉnh đều thuận tiện cho giao thương, các tuyến đường Quốc lộ 3, 37 và 1A chạy qua là các tuyến đường huyết mạch nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hệ thống đường sắt đang nối Thái Nguyên với thủ đô, Thái Nguyên với tỉnh Bắc Giang - Lạng Sơn, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc tiếp cận với các tỉnh giáp Trung Quốc. Hệ thống đường sông cũng thuận tiện, nối cảng sông Đa Phúc của Tỉnh đến cảng Hải Phòng và Quảng Ninh, hạ tầng giao thông này trong tương lai gần sẽ rất tốt.
Phát triển thành trung tâm vùng
Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, là cái nôi đào tạo, dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các tỉnh trong khu vực và cả nước. Với hệ thống các bệnh viện đa khoa, chuyên ngành của Trung ương và địa phương, Thái Nguyên đã và đang đóng vai trò là trung tâm y tế của các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, tỉnh còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với nhiều hang động, khu di tích lịch sử cách mạng như: Hồ Núi Cốc, ATK - Định Hóa, khu di tích khảo cổ Thần Sa - Võ Nhai…
Chè Thái Nguyên (thường gọi là Chè Thái) - một đặc sản nổi tiếng đã và đang là sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế. Đáng quý hơn, Chè Thái Nguyên đã được xác lập 2 kỷ lục: Thương hiệu Trà danh tiếng được nhiều người Việt Nam biết đến nhất và Sản phẩm Trà Thái Nguyên thuộc Top các đặc sản quà tặng có giá trị của châu Á.
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác Bộ Ngoại giao làm việc với Lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên, ngày 1/7/2015. (Ảnh: Tuấn Anh/TGVN). |
Các dịch vụ điện, nước, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng đủ nhu cầu cho đầu tư phát triển mạnh mẽ của Thái Nguyên. Về công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện các việc như: đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết công việc; Tăng cường quán triệt, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đặc biệt là đội ngũ làm việc với doanh nghiệp, nhân dân; Kiên quyết xử lý những trường hợp gây nhũng nhiễu, phiền hà; Tổ chức đối thoại, làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp để nắm bắt, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn…
Đặc biệt, Thái Nguyên đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số này đã được cải thiện rõ rệt, có sự bứt phá rất nhanh. Năm 2011 Thái Nguyên xếp thứ 57/63 tỉnh, thành đến năm 2015 vươn lên xếp thứ 7/63 tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Kinh tế phát triển vượt bậc
Cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân, nhiều công trình, dự án quan trọng đã được đầu tư xây dựng và hoàn thành cùng với việc thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn vào tỉnh. Đặc biệt, Thái Nguyên đã thu hút Tập đoàn Samsung đầu tư 6,4 tỷ USD xây dựng thành “cứ điểm hoàn chỉnh mạnh nhất toàn cầu” tại tỉnh. Đây là những yếu tố tạo điều kiện để Thái Nguyên đạt được những kết quả vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội.
Giai đoạn 2010 - 2015, hầu hết các chỉ tiêu đặt ra đều đạt được và vượt kế hoạch. 5 năm qua, kinh tế tăng trưởng bình quân hằng năm của Thái Nguyên đạt 13,1%, cao hơn 7,28% so với mức bình quân của cả nước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 46,4 triệu đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010. Thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 6.200 tỷ đồng, gấp 3,33 lần so với năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 70,8%/năm; năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 362 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 14,5 lần so với năm 2010. Nhiều khu, cụm công nghiệp mới được hình thành. Các ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu phát triển. Dịch vụ phát triển cả về quy mô và loại hình, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,7%/năm; giá trị xuất khẩu ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng gấp 177 lần so với năm 2010...
Tỉnh đã quy hoạch 06 Khu công nghiệp, 32 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.638 ha, thu hút 178 dự án đi vào hoạt động. Hệ thống lưới điện được đầu tư nâng cấp, đã có 100% xã, phường, thị trấn có lưới điện quốc gia, trên 98% số hộ được sử dụng điện.
Đây là cơ sở để kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm 2016. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức cao (17,6%), trong đó khu vực công nghiệp xây dựng tăng 24,3%; nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,6% và khu vực dịch vụ tăng 7%. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 8,8 tỷ USD, bằng 41,8% kế hoạch năm, tăng 11,3% so với cùng kỳ 2015; trong đó xuất khẩu khu vực FDI đạt 8,67 tỷ USD, bằng 41,9% kế hoạch cả năm.
Trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại
Với mục tiêu xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc về phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục - đào tạo; tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020 đặt ra chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2020.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 10%/năm. Về cơ cấu kinh tế, công nghiệp và xây dựng 53%, Dịch vụ 36% và Nông - lâm - thủy sản 11%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4%/năm. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 9%/năm; trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 20%/năm trở lên. GRDP bình quân đầu người đạt 86 triệu đồng, (tương đương 3.300 USD).
T?nh tiếp tục giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội... tạo môi trường bình yên cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, xây dựng Thái Nguyên trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Kỷ niệm về tấm áo lính Trước khi trở thành những nhà ngoại giao, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ đã gác bút nghiên, lên đường ra mặt trận. ... |
Qatar - Chặng đường đầu tiên, hành trình ý nghĩa Là cán bộ ngoại giao trẻ và lần đầu tiên đi công tác nhiệm kỳ, nhưng anh Trần Đình Việt, chuyên viên Vụ Tây Á ... |
Vượt thác ghềnh, ra biển lớn Chiến lược “phát triển và hội nhập” đã nâng cao và cân bằng các sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao của Việt ... |