Thăm Iran, Thủ tướng Modi dùng Panchatantra làm “vũ khí mềm”

Với các hoạt động văn hóa tại Tehran, Thủ tướng Ấn Độ đang muốn làm sống lại mối liên kết lâu dài giữa hai nước…
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bạn có biết rằng các Hoàng tử Ba Tư (Iran ngày nay) đã được dạy những bài học từ truyện ngụ ngôn Panchatantra của Ấn Độ để kiểm soát cá tính bướng bỉnh của những vị vua tương lai? Các câu chuyện ngụ ngôn đó thu hút sự chú ý của họ hơn bất kỳ nhà sư phạm giỏi nào có thể làm được.

Giáo dục hoàng gia thời ấy được xem như một thách thức đến nỗi Vua Khusrau (thế kỷ V) đã phái thầy thuốc Burzuya đến Ấn Độ. Burzuya đã cất công dịch Panchatantra từ tiếng Phạn (Sanskrit) sang ngôn ngữ về sau gọi là tiếng Pahlavi, với 5 chương và đặt tên là Kalileh-wa-Dimneh.

tham iran thu tuong modi dung panchatantra lam vu khi mem
Panchatantra được coi là viên ngọc trong kho tàng văn chương của loài người. (Nguồn: Amazon)

Cuốn sách được các vị vua và hoàng tử Iran vô cùng tôn kính, sử dụng để giảng dạy cả về tổ chức xã hội và nghệ thuật quản lý nhà nước một cách dễ hiểu và hài hước. Cuốn sách sau đó đã được dịch sang tiếng Ả rập và tiếng Ba Tư, trở thành cẩm nang cho cả giới hoàng gia lẫn dân thường.

“Mối quan hệ tự nhiên”

Và trong chuyến thăm Tehran từ ngày 22-23/5, Thủ tướng Narendra Modi sẽ giới thiệu một bản sao của tập bản thảo viết tay Panchatantra từ thế kỷ XV (đang bảo quản tại Thư viện Raza ở Rampur, bang Uttar Pradesh) tại một cuộc trưng bày chưa từng có về quan hệ lịch sử giữa Ấn Độ và Iran. Ngoài ra, ông Modi sẽ tham dự Hội thảo “Ấn Độ - Iran, hai nền văn minh vĩ đại: Hồi tưởng và Triển vọng”. Các nhà thơ hai nước sẽ cùng giao lưu trong một buổi ngâm thơ và nghệ sĩ Nishat Khan sẽ biểu diễn đàn sitar – một nhạc cụ truyền thống của Ấn Độ…

Đây là lần đầu tiên các thành tố văn hóa được nâng lên ngang tầm với các quan hệ kinh tế và thương mại trong việc tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước. Từ đây, Iran và Ấn Độ sẽ tổ chức các lễ hội trong năm nay như các ngày hội ẩm thực và liên hoan phim.

Hội đồng Nghiên cứu Văn hóa Ấn Độ (ICCR) là đơn vị đồng chủ trì các hoạt động văn hóa sôi động này. Giáo sư Lokesh Chandra, Chủ tịch ICCR đã dành nhiều công sức trong việc nghiên cứu sự tương đồng của văn hóa Ấn Độ và Iran. Ông Lokesh tin rằng, văn hóa là sức mạnh và “mối quan hệ tự nhiên" giữa hai nước sẽ nuôi dưỡng sự gắn kết giữa con người với con người một cách lâu dài.

Hiện tại, khi lệnh trừng phạt kinh tế được dỡ bỏ, Iran mở cửa với thế giới, Ấn Độ đang nỗ lực khẳng định lợi thế văn hóa của người đi trước. Điều này được cho là để làm “mềm hóa” ý nghĩa địa chiến lược của hành lang kết nối thông qua cảng Chabahar và quan hệ hợp tác năng lượng liên quan đến mỏ khí Farzad.

Song hành từ trong quá khứ

Văn hóa không chỉ là một cách xây dựng thiện chí mà còn làm sống lại những sự gắn kết từ trong quá khứ. Giáo sư Chandra nói: “Ấn Độ và Iran đã “song hành” trong thời hưng thịnh của ngôn ngữ, với những vị thần tương tự trong thời cổ đại, những bài thánh ca Veda và Gathas. Những người Iran thời Parthia và Sogdiana đã dịch kinh điển Phật giáo sang tiếng Trung Quốc, các thầy thuốc Iran đã chữa bệnh cho Samba, con trai của vị thần Ấn Độ Krishna. Những câu khắc tiếng Pahlavi của Kartir, một nhân vật tiếng tăm trong nhà thờ Zoroastrian thuộc triều đại Bahram II (276-293) nhắc đến những Phật tử và những người Bà-la-môn (Brahman) ở Iran".

Đó là Vua Khusrau, người đã ra lệnh dịch các tác phẩm tiếng Hy Lạp và tiếng Phạn. "Nhiều bộ Andarz hay là “lời răn”, “tấm gương cho các hoàng tử” đã được phỏng theo Panchatantra. Lời giáo huấn đạo đức là một thể loại quan trọng trong văn học Sasanian. Phiên bản tiếng Ba Tư của Kalileh-wa-DimnehAnwar-i Suhayli trở thành sách giáo khoa về tiếng Ba Tư để điều hành chính phủ trong ngày nay.

Giáo sư Chandra cho biết thêm: “Bản thảo viết tay thế kỷ XV mà chúng tôi đang phát hành là một sự kính trọng đối với các “nền văn hóa anh em” Ấn Độ và Iran. Điều này cũng gợi nhớ một trong những mong muốn của Hoàng đế Akbar (1542-1605) là gần gũi với người Iran và những nỗ lực của ông trong việc giúp trí thức Iran phát triển ở Ấn Độ. Ba Tư đã trở thành ngôn ngữ chính thức của chính quyền cho đến giữa thế kỷ XIX. Burzuya không chỉ dịch Panchatantra mà còn mở rộng từ các nguồn khác của Ấn Độ như Mahabharata, sau cuộc gặp giữa ông với các học giả Ấn Độ. Các vị vua Sasanian rất gần gũi với Ấn Độ. Vua Shapur I ra lệnh sưu tầm và biên dịch các văn bản tôn giáo, thiên văn học, y học và triết học từ đế chế Byzantine và từ Ấn Độ".

tham iran thu tuong modi dung panchatantra lam vu khi mem
Bản Panchatantra tiếng Ba Tư năm 1429. (Nguồn: Wikipedia)

Các hình chạm khắc trên tường dọc cầu thang của tòa Hall of Nations ở Persepolis, thủ đô của Achaemenids (550-330 TCN) và bức tranh tường ở Ajanta cho thấy cảnh Vua Sasania tiếp sứ giả là bằng chứng của quan hệ lâu đời giữa hai nền văn hóa Ấn Độ và Iran. Thời kỳ Sasanid (224-651) ghi lại đoàn người hát rong và vũ công từ Gujarat và Rajasthan thăm Iran - mở đường cho một cuộc trao đổi học giả và triết gia Ấn Độ. Âm nhạc Hindustani ngày nay cũng thực sự là một di sản âm nhạc Ấn - Ba Tư với gốc rễ từ những tác phẩm của Amir Khusrau. Trên thực tế, các thanh kiếm thời Mughal đã được gửi đến Iran để hoàn thiện trước khi đưa trở lại và nhiều loại hoa quả, thực phẩm và vải bông đã được giao dịch giữa hai nước thông qua con đường tơ lụa…

"Sứ mệnh của nền văn minh Ấn Độ là làm bạn với thế giới. Về mặt lịch sử, Ấn Độ và Iran đã duy trì  mối liên kết chặt chẽ trong các lĩnh vực khác nhau", Giáo sư Chandra nói. Rõ ràng là các mối liên kết lịch sử và nỗ lực phục hưng văn hóa-xã hội sẽ trải qua một chặng đường dài trong chuyển tiếp thành quan hệ kinh tế và khôi phục sự ổn định trong khu vực.

Hạnh Diễm (theo The Pioneer)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động