Thành công của EU: Châu Á học được gì?

Châu Á có lẽ nên xem xét mô hình hội nhập rất thành công của châu Âu để phát huy tiềm năng to lớn của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thanh cong cua eu chau a hoc duoc gi Đức: Anh sẽ vất vả để rời EU
thanh cong cua eu chau a hoc duoc gi EU khởi động sáng kiến "Move2Learn, Learn2Move"

Vào ngày 25/3 vừa qua, các nhà lãnh đạo và chính phủ Liên minh châu Âu (EU) đã gặp nhau tại Rome để kỷ niệm 60 năm ngày ký kết Hiệp ước Rome, khai sinh ra tiền thân của EU. Trong suốt quá trình phát triển của mình, EU đã trở thành mô hình thành công về hội nhập về thị trường trên thế giới cho nhiều khu vực khác, trong đó có châu Á.

Mô hình mẫu mực

Hội nhập về thị trường là một trong những công cụ giúp đưa châu Âu hồi sinh sau hai cuộc chiến tranh thế giới và hỗ trợ quá trình chuyển đổi của khu vực này từ giai đoạn Chiến tranh Lạnh sang hoà bình. Phương châm này cũng đã đưa một lục địa hoang tàn thời hậu chiến, với nhiều khác biệt về lịch sử, văn hóa và tôn giáo, tới một thời kỳ ổn định về địa chính trị, mang lại sự giàu có và thịnh vượng.

Mặc dù Anh sắp rời khối, EU vẫn là mô hình thành công nhất về phát triển kinh tế và đảm bảo ổn định chính trị trong lịch sử châu Âu. Ban đầu chỉ có 6 nước, số thành viên của EU lên tới con số 28, với tổng dân số hơn 500 triệu và GDP hơn 14 tỷ Euro.

thanh cong cua eu chau a hoc duoc gi
Trụ sở Liên minh châu Âu ở Brussels, Bỉ. (Nguồn: CLEPA)

Hội nhập thị trường của EU bắt đầu với việc lưu thông hàng hoá tự do, dựa trên logic rằng khi càng có nhiều quốc gia giao thương và trở nên phụ thuộc lẫn nhau, thì càng ít có khả năng xảy ra chiến tranh. Thành công này đã mở rộng sang việc cho phép người dân đi lại giữa các quốc gia (khuyến khích việc đi lại, làm việc ở nước ngoài và trao đổi văn hoá), khiến các nguồn vốn và dịch vụ được lưu thông dễ dàng hơn. Các quốc gia thành viên EU được khuyến khích tham gia vào chính sách đồng tiền chung.

Mô hình lý tưởng của EU dần được hình thành, khi các quốc gia trong khối làm việc cùng nhau trong một thị trường chung và lựa chọn các chính sách chung của khu vực một cách cẩn thận.

Ban đầu, một số nước tham gia chỉ để lấp đầy khoảng trống địa chính trị mà sự sụp đổ của Liên Xô (cũ) và sự chuyển giao chế độ của siêu cường này để lại. Càng về sau, các thành viên gia nhập EU chủ yếu là vì lý do kinh tế. Ví dụ, các nước Trung Âu và Đông Âu đã được hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và nền dân chủ khi gia nhập EU và các tổ chức quốc tế khác.

Không chỉ ký kết về thương mại, các nước còn cam kết thúc đẩy và đảm bảo các giá trị chia sẻ về tự do, dân chủ, nhân quyền, hoà bình, đoàn kết và sức mạnh. 

Tuy nhiên, EU không phải là liên minh hoàn hảo. Thái độ ngày càng tiêu cực đối với EU ở một số quốc gia thành viên, cũng như niềm tin vào tương lai của EU đang lung lay là một dấu hiệu cho thấy tổ chức này đang thiếu sự linh hoạt trong các quyết định và chính sách của mình.

thanh cong cua eu chau a hoc duoc gi
Thủ tướng Anh Theresa May kí lá thư lịch sử đưa Anh rời khỏi EU. (Nguồn: AFP)

Nhưng nếu xét trên tổng thể, châu Á dường như có thể áp dụng kinh nghiệm của châu Âu vào việc xây dựng một mô hình kinh tế - chính trị chung ổn định.

Hội nhập ở châu Á

Châu Á là nơi có hơn một nửa dân số thế giới và phần lớn sản lượng hàng hóa của thế giới. Đây là một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới, với tiềm năng kinh tế to lớn.

Cũng giống như EU và các nước thành viên, một số nước trong khu vực châu Á cảm thấy thất vọng vì sự chậm chạp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế cấp bách nhất. Mặc dù điều này có thể khiến hội nhập khu vực như của EU lý tưởng, tuy nhiên việc châu Á có thể đạt được những thành tựu như vậy là rất mơ hồ.

Tình trạng của mỗi quốc gia và ý thức hệ trong khu vực, cũng như cấu trúc kinh tế, sự khác biệt về thể chế, điều kiện địa chính trị, văn hoá và lịch sử ở châu Á là rất khác nhau. Động lực để châu Á để tiến tới hội nhập lớn hơn nằm ở sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế, thông qua những mạng lưới sản xuất và kinh doanh trong chuỗi giá trị toàn cầu.

thanh cong cua eu chau a hoc duoc gi
Cờ của các nước ASEAN. (Nguồn: AP)

Tuy nhiên, châu Á có nhiều nhóm nước theo kinh tế - địa lý có thể dẫn đến hội nhập giống như EU, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á (EAFTA), Hiệp định Hợp tác Kinh tế toàn diện ở Đông Á (CEPEA), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Chỉ riêng những tổ chức này đã biến châu Á thành khu vực có mức độ hội nhập thứ hai, chỉ sau EU.

Các quốc gia trong khu vực cũng đang nỗ lực để thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) như là một giải pháp thay thế cho Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bị Tổng thống Mỹ Donald Trump bác bỏ. Nếu trở thành hiện thực, RCEP sẽ là một khởi đầu tốt, tạo cơ sở hợp tác kinh tế, giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm thương mại, dịch vụ và hơn thế nữa.

Những trở ngại cho hội nhập sâu hơn

Tuy nhiên, những trở ngại đáng kể sẽ cần phải được khắc phục nếu dự án này muốn đạt được thành công của EU.

Vấn đề thứ nhất liên quan đến việc kết nối những quan điểm khác nhau, một trong những nền tảng của EU. Các nền văn hoá, chế độ chính trị, hệ thống kinh tế và niềm tin tôn giáo của châu Á khác biệt hơn nhiều so với châu Âu. Đó là chưa kể đến việc nhiều chính phủ chống lại sự thống nhất về mặt thể chế, khi họ cho rằng điều này sẽ làm suy yếu chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời vi phạm phương châm không can thiệp vào nội bộ đất nước.

thanh cong cua eu chau a hoc duoc gi
Các quốc gia thành viên của hai hiệp định RCEP và TPP. (Nguồn: Bloomberg)

Trở ngại thứ hai liên quan đến việc liệu các siêu cường mong muốn nhìn thấy hội nhập ở khu vực châu Á này hay không, cũng như tổ chức hội nhập này sẽ hình thành như thế nào. Châu Á hiện nằm trong cuộc tranh giành ảnh hưởng khốc liệt của các cường quốc khi Trung Quốc, Mỹ và Nga đều có những xung đột về lợi ích trong khu vực.

Cuối cùng, cần có một sự tương đồng giữa một số nước để cùng hiện thức hóa quyết tâm hội nhập; trong trường hợp của EU, có thể kể đến Đức và Pháp. Những quốc gia, không chỉ hiểu biết về xã hội và văn hoá, mà trên tất cả, họ chia sẻ niềm tin mạnh mẽ vào sự hội nhập của châu Âu. Vậy nước nào trong châu Á là động lực để thúc đẩy quá trình hội nhập này?

"Mỏ vàng" chờ khai thác

thanh cong cua eu chau a hoc duoc gi
Quan chức các nước thành viên RCEP tại vòng đàm phán mới ở Kobe, Nhật Bản, ngày 27/2. (Nguồn: Kyodo)

Nếu châu Á có thể hội nhập theo cách riêng của mình – có thể sẽ không gắn kết chặt chẽ như EU, với ít những thể chế và chính sách chung hơn, thì tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực có thể trở thành động lực tuyệt vời để đương đầu với những thách thức lớn nhất hiện nay, cũng như là trong tương lai.

Tháng 12/2016, EU và ASEAN kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ. Cả hai khối này đều cho rằng, “hội nhập khu vực là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy sự ổn định về chính trị, xây dựng sự thịnh vượng về kinh tế và giải quyết những thách thức toàn cầu”. Tuy nhiên, lý tưởng này cần được thực hiện dựa trên hoàn cảnh mỗi khu vực để thành công.

thanh cong cua eu chau a hoc duoc gi Việc thực thi thoả thuận CETA vẫn chưa hết trở ngại

Hiệp định Thương mại và Kinh tế Toàn diện (CETA) Canada - Liên minh châu Âu vừa được đưa lên Ủy ban thương mại và ...

thanh cong cua eu chau a hoc duoc gi Triển vọng FTA ASEAN - EU hậu Brexit

Sự kiện Brexit cũng như những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến các chuyên gia kinh tế đặt ra câu ...

thanh cong cua eu chau a hoc duoc gi Chủ tịch Diễn đàn Bác Ngao kêu gọi châu Á ủng hộ toàn cầu hóa

Các quốc gia châu Á cần tăng cường đoàn kết nhằm đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa cũng như đạt được mục tiêu phát ...

Minh Quân (theo The Conversation)

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5, giá dầu dao động trong biên độ hẹp và chịu áp lực từ nhu cầu toàn cầu yếu hơn. Trong nước, giá xăng biến ...
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước, báo Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hoa hậu Jennifer Phạm và con gái xinh đẹp trong trang phục Hanbok du lịch Hàn Quốc

Hoa hậu Jennifer Phạm và con gái xinh đẹp trong trang phục Hanbok du lịch Hàn Quốc

Hoa hậu Jennifer Phạm và ông xã doanh nhân Đức Hải tình tứ trong chuyến du lịch cùng các con ở Hàn Quốc.
Khai trương Không gian Việt Nam tại Hội chợ sách Buenos Aires ở Argentina

Khai trương Không gian Việt Nam tại Hội chợ sách Buenos Aires ở Argentina

Không gian Việt Nam là cơ hội để bạn bè Argentina và khách quốc tế tìm hiểu thêm về đất nước, lịch sử, con người, văn hóa Việt Nam.
Xem trực tiếp trận chung kết U23 châu Á 2024 trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận chung kết U23 châu Á 2024 trên kênh nào?

Vòng chung kết U23 châu Á 2024 tổ chức tại Qatar sẽ chính thức khép lại bằng trận chung kết trong mơ giữa U23 Nhật Bản và U23 Uzbekistan.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Nghị quyết khuyến khích các nước đưa ra các chính sách, giải pháp để nâng cao bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động