Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia - lý luận và thực tiễn

Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia Việt Nam cần thiết và hợp xu thế

PGS.TS VŨ CÔNG GIAO - NGUYỄN XUÂN SANG
Việc thành lập một hoặc một số cơ quan có chức năng của cơ quan nhân quyền quốc gia ở nước ta hiện là cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo định nghĩa của Liên hợp quốc (LHQ), “cơ quan nhân quyền quốc gia” (National Human Rights Institutions, hoặc National Institutions for Protection and Promotion of Human Rights - NHRIs) là “một cơ quan được giao những chức năng cụ thể trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”.

Một câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nên thành lập NHRIs không? Tình hình thực tiễn trong nước, khu vực và quốc tế, có thể thấy, việc thành lập một hoặc một số cơ quan có chức năng của NHRIs ở nước ta hiện là cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt.

Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia Việt Nam cần thiết và hợp xu thế (bài 2)
Ngày 4/9/2020, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo thông tin về Kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thiết chế NHRIs mang tính phổ biến trên thế giới

Về bản chất, NHRIs không phải là một cơ quan nhà nước, cũng không phải là một tổ chức phi chính phủ (NGO). Đây là một thiết chế có tính chất nửa cơ quan nhà nước, nửa tổ chức xã hội, có chức năng tư vấn, hỗ trợ các nhà nước trong việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền.

Trên phương diện quốc tế, ngay từ khi thành lập, LHQ đã quan tâm và có nhu cầu tiếp nhận sự trợ giúp của càng nhiều càng tốt các chủ thể ở nhiều cấp độ (quốc tế, khu vực, quốc gia) vào hoạt động bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền.

Ở cấp độ quốc gia, các nhà nước là chủ thể có nghĩa vụ chính trong việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền, vừa là thủ phạm chính của các vi phạm nhân quyền, vì vậy, cần một cơ quan tư vấn có tính độc lập tương đối để góp ý và trợ giúp. Các NHRIs được thiết lập để đóng vai trò đó.

Trên thực tế, không có một mô hình chung về NHRIs cho các quốc gia. Mỗi nước có những mô hình NHRIs khác nhau (về tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ…). Tuy nhiên, các NHRIs thông thường được thiết lập theo ba hình thức chủ yếu đó là: (i) Cơ quan thanh tra Quốc hội (Ombudsman); Ủy ban nhân quyền quốc gia (National Human Rights Commission/Committee); (iii) Cơ quan chuyên trách về một vấn đề nhân quyền cụ thể (Specialized Institutions).

Mặc dù tồn tại dưới nhiều hình thức, song các NHRIs đều tuân thủ những nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhân quyền quốc gia (các Nguyên tắc Paris).

Các Nguyên tắc Paris là một văn kiện quốc tế có tính khuyến nghị (không có hiệu lực ràng buộc về pháp lý), được Đại hội đồng LHQ thông qua theo Nghị quyết 48/134 ngày 20/12/1993 tại thủ đô nước Pháp, trong đó xác định một tập hợp những nguyên tắc nền tảng cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các NHRIs trên thế giới.

Về thẩm quyền, theo các Nguyên tắc Paris, các NHRIs phải được pháp luật quốc gia giao quyền và nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền càng rộng càng tốt. Tính độc lập (tương đối) là yếu tố không thể thiếu của các NHRIs. Theo các Nguyên tắc Paris, các NHRIs cần phải có tính độc lập với các cơ quan nhà nước khác; mức độ độc lập càng cao càng tốt.

Không phải tất cả, song khá nhiều NHRIs được giao cả thẩm quyền tiếp nhận và xử lý những khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền. Những NHRIs có thẩm quyền này sẽ được: tiếp nhận bất kỳ khiếu nại, tố cáo nào gửi tới, hoặc chuyển tiếp chúng đến các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định pháp luật; giải quyết các khiếu nại bằng biện pháp hòa giải, bao gồm việc đưa ra những quyết định có tính ràng buộc, trên cơ sở giữ kín thông tin về người khiếu nại; thông báo cho chủ thể khiếu nại các quyền của họ, các giải pháp đền bù có thể và hỗ trợ họ đạt được các giải pháp đó; đưa ra khuyến nghị với bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến lập pháp, hành pháp và thực tiễn về nhân quyền.

Hiến pháp 2013 và các luật chuyên ngành đã nêu trên đã đặt ra yêu cầu cho việc thành lập NHRIs tại Việt Nam để bảo đảm các quy định về quyền con người của Hiến pháp và các luật chuyên ngành được tôn trọng và thực hiện trong thực tế.

Có nên thành lập NHRIs hay không?

Nếu xét theo các tiêu chí được đề cập ở trên, Việt Nam hiện chưa có cơ quan nào có thể coi là NHRIs. Cụ thể, Việt Nam chưa có Ủy ban nhân quyền cũng như bất cứ thiết chế nào có thể coi là Thanh tra Quốc hội như ở nhiều nước khác. Mặc dù hiện nay hiểu biết về NHRIs ở Việt Nam đã đầy đủ và chính xác hơn, song vẫn còn tâm lý e ngại nhất định ở một số cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể là nguyên nhân của tình trạng này, trong đó bao gồm cả việc thiếu chuyên gia làm việc cho các NHRIs, thiếu hiểu biết về vị trí, vai trò, cơ chế tổ chức và hoạt động của các NHRIs nên chưa biết thành lập và vận hành chúng như thế nào…

Một câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nên thành lập NHRIs không? Từ những phân tích ở trên về NHRIs và tình hình thực tiễn trong nước, khu vực và quốc tế, có thể thấy, việc thành lập một hoặc một số cơ quan có chức năng của NHRIs ở nước ta hiện là cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt, vì những lý do sau:

Thứ nhất, thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền hiện vừa là một nghĩa vụ quốc tế, vừa là một yêu cầu khách quan để bảo đảm sự tồn tại của các chính thể trên thế giới. Để thực hiện việc này, cần phải có cơ chế và bộ máy phù hợp. Thực tiễn trên thế giới cho thấy các NHRIs là một cấu phần không thể thiếu trong cơ chế, bộ máy đó.

Thứ hai, cũng như các nước khác, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phải giải quyết ngày càng nhiều hơn các vấn đề về nhân quyền ở tất cả các cấp độ, quốc gia, khu vực và quốc tế, đòi hỏi phải sớm hoàn thiện cơ chế, bộ máy hiện có về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền mà hiện đang thiếu một cấu phần cơ bản là các NHRIs.

Thứ ba, với vị thế đặc biệt của nó, NHRIs là cơ quan hữu ích giúp nhà nước giải quyết những yêu cầu khách quan, chủ quan kể trên, vì thiết chế này có thể: (i) cung cấp những tư vấn và trợ giúp độc lập, khách quan, có tính xây dựng cho nhà nước trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền; (ii) đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, làm tăng uy tín của nhà nước trên trường quốc tế; (iii) là đầu mối cung cấp thông tin khách quan, tin cậy cho cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam; (iv) làm trung gian giúp giảm thiểu và hóa giải những bất đồng giữa nhà nước và người dân, giữa nhà nước và các tổ chức quốc tế trong vấn đề nhân quyền.

Thứ tư, thành lập NHRIs sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong thực tế, Nhà nước Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế về việc thành lập NHRIs trong các lần báo cáo theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền hai chu kỳ gần đây.

Cụ thể, Việt Nam đã bảo vệ báo cáo UPR chu kỳ I, II, III vào các năm 2009, 2014 và 2019. Tại chu kỳ II và III, Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị của các nước, trong đó có khuyến nghị khuyến nghị nghiên cứu và cân nhắc khả năng thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia.

Đồng thời, Việt Nam cũng đồng ý củng cố các cơ quan có thẩm quyền hiện nay, với chức năng được định nghĩa rõ ràng, sẽ tiếp tục được kiện toàn để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền tốt hơn.

Ngoài ra, trong 14 cam kết của Việt Nam khi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, cam kết thứ 3 liên quan đến khả năng thiết lập cơ quan nhân quyền độc lập: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, củng cố các tổ chức quốc gia bảo vệ nhân quyền, trong đó có thể thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia”.

Tại phiên bảo vệ báo cáo quốc gia theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2, Việt Nam chấp nhận 6/12 khuyến nghị về xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia và đến UPR chu kỳ 3, có thêm 9 nước khuyến nghị về vấn đề này.

Điều kiện cần và đủ

Bảo đảm quyền con người là một chủ trương xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước tới nay. Đây chính là cơ sở chính trị vững chắc cho việc hình thành chính sách cũng như pháp luật bảo vệ quyền con người.

Ngày 12/7/1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ban hành Chỉ thị 12-CT/TW về "Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta", trong đó khẳng định rõ, quyền con người là giá trị chung của nhân loại, đồng thời chỉ đạo cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, từng bước thể chế hoá các nội dung về quyền con người phù hợp với điều kiện của nước ta, với các tiêu chuẩn về quyền con người đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Hiến pháp năm 2013 đánh dấu bước phát triển mới mạnh mẽ trong tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước ta trong một loạt vấn đề cơ bản của thời đại và sự nghiệp đổi mới đất nước, trong đó có vấn đề quyền con người.

Cụ thể hóa chủ trương của Đảng và các quy định của Hiến pháp 2013 về bảo vệ quyền con người, Quốc hội đã ban hành mới và sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật có liên quan đến lĩnh vực này, mà tiêu biểu là Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Luật Trưng cầu Ý dân năm 2015, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND NĂM 2015, Luật Trẻ em 2016…

Mặc dù chưa có cơ quan, tổ chức nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của NHRIs, song trong thực tế, trong hệ thống chính trị của Việt Nam đã có một số cơ quan, tổ chức đang thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ, và vì thế có thể được củng cố để trở thành những cơ quan quốc gia về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong một số lĩnh vực đặc biệt (specialized institutions), ví dụ như Ban Dân nguyện của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì Trẻ em, Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật...

Đây chính là cơ sở xã hội cho việc thành lập NHRIs ở nước ta trong thời gian tới. Hiện nay, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền - tổ chức phối hợp liên ngành cũng có những chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong thúc đẩy bảo đảm quyền con người trên phạm vi cả nước.

Ở Việt Nam, việc thành lập NHRIs hiện là một yêu cầu cấp thiết, xét từ nhiều góc độ: yêu cầu trong nước, yêu cầu về hợp tác quốc tế, và cam kết của Việt Nam với Liên hợp quốc. Mặc dù chưa có cơ quan, tổ chức nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của NHRIs, song hiện nay Việt Nam đã có đủ cơ sở chính trị, pháp lý và xã hội cho việc thành lập thiết chế này.

Việc thành lập NHRIs cần quán triệt các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các nguyên tắc, quy tắc hiến định về quyền con người mà đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Việc lựa chọn mô hình NHRIs sẽ cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu, tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, việc cải tổ, nâng cấp một số thiết chế có sẵn trong hệ thống chính trị để trở thành các NHRIs có thể phù hợp, khả thi hơn cả.

Cho dù được thành lập dưới dạng thức nào, NHRIs của Việt Nam trong tương lai cũng không thay thế vai trò của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và các cơ chế khác thuộc hệ thống chính trị, mà chỉ là thiết chế bổ sung, hỗ trợ cho việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người một cách hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, để bảo đảm hiệu quả và được quốc tế thừa nhận, NHRIs của Việt Nam cần có tính độc lập tương đối với các thiết chế khác của hệ thống chính trị, song không phải là cơ quan đối lập, và vẫn phải chịu trách nhiệm giải trình với các cơ quan nhà nước thành lập ra nó.

Hoạt động của NHRIs trong tương lai cũng phải phù hợp với thực tiễn chính trị, xã hội, pháp lý và truyền thống văn hóa ở Việt Nam. Có như vậy thì thiết chế này mới có thể có tính ổn định, bền vững và có những đóng góp hiệu quả vào việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở nước ta.

TIN LIÊN QUAN
Tâm thế tự tin là người Việt Nam
Bế mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Các nước đánh giá cao nỗ lực, thành tựu quyền con người của Việt Nam
Thông điệp của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gửi Hội đồng Nhân quyền LHQ
Thông điệp của LHQ nhân Ngày Nhân quyền quốc tế 10/12
PGS.TS VŨ CÔNG GIAO - NGUYỄN XUÂN SANG

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (9/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn ...
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich, 02h00 ngày 9/5 - Bán kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich, 02h00 ngày 9/5 - Bán kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich tại vòng bán kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 9/5.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Liên bang Nga

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Liên bang Nga

Đại sứ Đặng Minh Khôi nhấn mạnh Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của ...
New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand sẽ dẫn đầu phái đoàn chính trị thực hiện chuyến công du khu vực Thái Bình Dương trong tuần tới.
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 9/5/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 9/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 9/5/2024.
Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu...
Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR chu kỳ IV

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR chu kỳ IV

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR...
Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Châu Âu 'tuyên chiến' chống nghèo đói ở trẻ em

Hoàng hậu Bỉ Mathilde tham dự Hội nghị 'Quyền trẻ em châu Âu: Từ cam kết đến hiện thực' tại Cung điện Egmont ở Brussels, Bỉ từ ngày 2-3/5.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8

Toàn cảnh phiên tranh tụng vụ kiện chất độc da cam/dioxin của bà Trần Tố Nga, sẽ có phán quyết vào ngày 22/8

Phiên tranh tụng tại Tòa án phúc thẩm Paris liên quan đến vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga mở ra hy vọng về một phán quyết có lợi.
Hải đoàn Biên phòng 38 nhiều thành tích nổi bật trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hải đoàn Biên phòng 38 nhiều thành tích nổi bật trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Cán bộ, chiến sĩ thuộc Hải đoàn Biên phòng 38 luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, làm tốt công tác bảo đảm an ninh, an toàn trên vùng biển.
Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong ASEAN.
Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Đời sống kinh tế-xã hội của huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam: Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn 'chiến đấu'

'Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác'.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, triển khai quan điểm, chính sách về quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động