Thanh tra Bộ Ngoại giao: 45 năm xây dựng và trưởng thành

Trong suốt chặng đường 45 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự lớn mạnh của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Bộ Ngoại giao đã không ngừng phấn đấu để tự khẳng định mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh chụp ảnh lưu niệm với tập thể cán bộ, nhân viên Thanh tra Bộ Ngoại giao (tháng 8/2014). Ảnh: Thanh Giang

Sự ra đời của Thanh tra Ngoại giao

Thanh tra Bộ ra đời trong bối cảnh đất nước bước vào nhiệm vụ mới, vừa khôi phục phát triển kinh tế miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam. Trước yêu cầu giữ vững trật tự, kỷ cương trong các hoạt động kinh tế - xã hội, ngày 11/8/1969, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 780/NQ-TVQH thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ và theo tinh thần đó, các Bộ, Ngành cũng xây dựng bộ máy làm công tác Thanh tra đảm bảo pháp chế, giữ vững kỷ cương tại cơ quan mình.

Ngày 17/6/1969, Bộ Ngoại giao gửi Tờ trình xin thành lập Ban Thanh tra của Bộ Ngoại giao lên Thủ tướng Chính phủ. Tờ trình ghi rõ: "Công tác thanh tra đã trở thành một công tác cấp bách và cần thiết. Vì vậy, Bộ Ngoại giao đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét và đồng ý cho thành lập Ban Thanh tra của Bộ Ngoại giao".

Ngày 15/10/1969, Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ký Quyết định số 204/CP thành lập Ban Thanh tra thuộc Bộ Ngoại giao. Như vậy, ngày 15/10/1969 đã đánh dấu mốc sự ra đời của Thanh tra Ngoại giao.

Những mốc phát triển của Thanh tra Ngoại giao

1. Trên cơ sở Quyết định số 204/CP ngày 15/10/1969 của Hội đồng Chính phủ, tháng 11/1978, Bộ Ngoại giao ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra, trong đó xác định: Ban Thanh tra Bộ Ngoại giao là tổ chức thanh tra chuyên trách có trách nhiệm giúp Bộ trưởng trong việc chỉ đạo công tác thanh tra của Bộ và tiến hành các hoạt động thanh tra tại các đơn vị thuộc Bộ ở trong và ngoài nước.

2. Để tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Ban Thanh tra, ngày 12/7/1986, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký Quyết định số 418/QĐ ban hành Quy định tạm thời về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra Bộ Ngoại giao, quy định ngoài những nhiệm vụ đã nêu trước đó, Ban Thanh tra có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện công tác xây dựng ngành, xây dựng cơ sở, công tác đào tạo, bồi dưỡng và quản lý cán bộ, nhân viên.

Trong giai đoạn đầu, nhiệm vụ chủ yếu của Ban Thanh tra là xem xét và giải quyết khiếu tố, điều tra, xác minh một số vụ việc về tổ chức nội bộ. Trên thực tế, công tác thanh tra trong thời kỳ này chủ yếu được kết hợp với các nhiệm vụ kiểm tra của Đảng ủy Bộ, Ban Cán sự Đảng ngoài nước, Vụ Cán bộ, Vụ Bảo vệ chính trị nội bộ.., dẫn đến quyền hạn và trách nhiệm của Ban Thanh tra chưa được phát huy một cách đầy đủ, hoạt động thanh tra vì thế mà chưa được đẩy mạnh.

3. Ngày 1/4/1990, Chủ tịch nước ký Lệnh số 33/LCT/HĐNN8 ban hành Pháp lệnh Thanh tra. Đây là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam về công tác thanh tra (tính đến thời điểm đó), tạo cơ sở pháp lý và xác định rõ vị trí của công tác thanh tra trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Theo tinh thần đó, ngày 16/3/1993, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã ký Quyết định số 50/QĐ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Ngoại giao, theo đó, Ban Thanh tra Bộ Ngoại giao được kiện toàn thành Thanh tra Bộ và chức danh Trưởng ban Thanh tra được đổi thành Chánh Thanh tra. Thanh tra Bộ có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện quyền thanh tra về mặt Nhà nước của Bộ, quản lý công tác thanh tra, giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, nhân viên ngoại giao trong khi thi hành công vụ tại các đơn vị trong nước và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

4. Trước đòi hỏi ngày càng tăng của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, ngày 16/6/2004, Quốc hội thông qua Luật Thanh tra 2004. Trên cơ sở đó, Nghị định số 157/2006/NĐ-CP ngày 27/12/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngoại giao ra đời. Nghị định này là cơ sở pháp lý quan trọng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Ngoại giao và Thanh tra Sở Ngoại vụ. Theo đó, Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

Trong giai đoạn này, Thanh tra Bộ tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Công tác thanh tra chuyên ngành đã được nêu trong Nghị định 157. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể và do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác này chưa được triển khai. Do vậy, đến thời điểm này, Thanh tra Bộ vẫn chủ yếu làm công tác thanh tra hành chính trong phạm vi nội bộ của Bộ Ngoại giao.

5. Ngày 15/11/2010, Quốc hội thông qua Luật Thanh tra mới. Với sự ra đời của Luật Thanh tra 2010, Nghị định 157/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngoại giao đã bộc lộ một số hạn chế nhất định trong việc triển khai thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại. Mặt khác, Nghị định 58/2013/NĐ-CP ngày 11/6/2013 ra đời đã bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ mới cho Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực đối ngoại.

Để khắc phục những quy định còn bất cập, tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, đáp ứng yêu cầu nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước trong giai đoạn mới, Thanh tra Bộ đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 17/2014/NĐ-CP ngày 11/3/2014 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngoại giao. Có thể nói, việc ra đời của Nghị định 17/2014/NĐ-CP đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của Thanh tra ngoại giao. Với chức năng thanh tra chuyên ngành ngoại giao, Thanh tra Bộ sẽ trực tiếp tham gia đóng góp vào công tác thống nhất và quản lý đối ngoại thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Ngoại giao.

6. Trên cơ sở Nghị định 17/2014/NĐ-CP và những nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ giao, hiện nay Thanh tra Bộ đã và đang tổ chức triển khai thực hiện mạnh mẽ các mảng công tác sau:

Công tác thanh tra chuyên ngành:

Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm quản lý công tác thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định, quy tắc quản lý của ngành ngoại giao, cũng như các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Ngoại giao. Thanh tra Bộ xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác thanh tra chuyên ngành ngoại giao đối với Bộ, ngành, địa phương trên 10 nội dung cụ thể ghi trong Nghị định 17/2014/NĐ-CP nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan tăng cường các hoạt động thanh tra chuyên sâu, giúp Bộ trưởng thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại.

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ còn làm công tác hỗ trợ thành lập và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra các Sở Ngoại vụ thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ hàng năm cho Thanh tra các Sở Ngoại vụ cũng như thông qua công tác kiểm tra thực tế tại các Sở Ngoại vụ.

Công tác thanh tra hành chính:

Mảng công tác này tiếp tục được đẩy mạnh trên cả ba mặt: xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả thanh tra, kiểm tra; tăng cường giám sát, đôn đốc thực hiện kết luận sau thanh tra. Hàng năm, Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra tại khoảng 15 đơn vị cả trong và ngoài nước, chưa kể các cuộc kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ. Nội dung và hình thức thanh tra, kiểm tra thường xuyên được đổi mới cho phù hợp với các quy định của luật pháp và gắn với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ công tác của từng đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tăng cường chế độ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và trách nhiệm của từng công chức, viên chức trong đơn vị.

Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Đây là mảng công tác được Thanh tra Bộ quan tâm và đổi mới mạnh mẽ. Các nội dung phản ánh của công dân đều được Thanh tra Bộ xem xét kỹ và giải quyết hợp tình, hợp lý. Hiện nay, Thanh tra Bộ đang nghiên cứu triển khai thực hiện các quy định mới của Luật Tiếp công dân được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được triển khai thực hiện theo những quy định mới của Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011. Số đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị gửi đến Thanh tra Bộ được phân loại xử lý theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Công tác phòng, chống tham nhũng:

Công tác phòng, chống tham nhũng luôn là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, được Lãnh đạo Bộ đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sâu sát đối với Thanh tra Bộ. Thanh tra Bộ, với tư cách là đơn vị Thường trực Ban Chỉ đạo của Bộ Ngoại giao về phòng, chống tham nhũng, chịu trách nhiệm triển khai toàn diện và thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan tới công tác phòng, chống tham nhũng cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Bộ; đẩy mạnh, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, cũng như việc tuân thủ đạo đức công vụ và Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ ngoại giao; phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ kiểm tra việc kê khai tài sản, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; kiểm tra công tác tổ chức cán bộ; công tác tài chính công.

Công tác trả lời kiến nghị của cử tri:

Hiện nay, Thanh tra Bộ là đơn vị đầu mối của Bộ Ngoại giao về công tác giải quyết, trả lời các kiến nghị của cử tri nêu ra tại các kỳ họp của Quốc hội. Thanh tra Bộ đã phối hợp với các đơn vị chức năng kịp thời tổng hợp, cập nhật tình hình để có trả lời thỏa đáng đối với những vấn đề mà cử tri đã nêu, đặc biệt là về các vấn đề liên quan tới biên giới, lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo của nước ta, cung cấp thông tin, giải thích để nhân dân hiểu rõ những chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước ta, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội.

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

Với vai trò là đơn vị đầu mối về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ, Thanh tra Bộ đã xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của Bộ; tổ chức thực hiện thanh tra kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai các hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định.

Một số kinh nghiệm

Như vậy, trong suốt chặng đường 45 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự lớn mạnh của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Bộ Ngoại giao đã không ngừng phấn đấu để tự khẳng định mình. Điều quan trọng là đã từng bước tạo được sự thay đổi căn bản về nhận thức liên quan tới các hoạt động của Thanh tra Ngoại giao để được công nhận như một thiết chế không thể thiếu trong tổ chức bộ máy của Bộ Ngoại giao với vai trò đảm bảo pháp chế và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại.

Có được những thành tích đó, phải kể đến một số yếu tố/nguyên nhân sau:

Một là, Lãnh đạo Bộ rất quan tâm đến việc xây dựng, củng cố bộ máy Thanh tra Bộ và luôn chỉ đạo sát sao công tác thanh tra có trọng tâm, trọng điểm để phục vụ nhiệm vụ công tác của Bộ trong mọi giai đoạn.

Hai là, đội ngũ cán bộ Thanh tra Bộ qua các thời kỳ luôn nỗ lực phấn đấu, rèn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặc dù các cán bộ đều là "tay ngang" từ các đơn vị khác chuyển sang, nhưng luôn cố gắng học hỏi để trau dồi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ và luôn giữ phẩm chất, tư cách đạo đức "cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư".

Ba là, các đơn vị trong Bộ luôn phối hợp và hỗ trợ Thanh tra Bộ trong công tác, nhất là trong công tác thanh tra nghiệp vụ và chuyên ngành.

Phát huy những thành tích đáng tự hào trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển 45 năm qua, tập thể Thanh tra Bộ Ngoại giao sẽ quyết tâm nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để hoàn thành tốt hơn những trọng trách của mình, đóng góp vào công tác chung của Bộ. Cán bộ thanh tra tiếp tục phấn đấu tự trau dồi theo những chuẩn mực cần có của cán bộ thanh tra, xứng đáng là tai mắt tinh tường của Lãnh đạo Bộ, là đồng nghiệp nghiêm minh của đội ngũ nhân viên trong Ngành như Bác Hồ đã ví "Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới".

Ngô Thị Hòa
Vụ trưởng, Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Phiên bản di động