Tháo ngòi nổ Chiến tranh thế giới thứ ba

Đêm 20/11/1983, hơn 100 triệu người Mỹ theo dõi bộ phim giả tưởng về một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào nước này - The Day After trên kênh truyền hình ABC. Câu chuyện hư cấu trong phim suýt nữa đã trở thành hiện thực vào mùa Thu năm 1983.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba Nữ Hải quân Hoàng gia Anh qua những khoảnh khắc lịch sử
thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba Tìm thấy bức tranh thế kỷ 17 "Young Man as Bacchus" sau 80 năm

Thời điểm đó, cả Mỹ và Liên Xô đều sở hữu kho vũ khí khổng lồ với hơn 20.000 đầu đạn hạt nhân. Khả năng hai cường quốc quân sự lớn nhất thế giới đối đầu trong một cuộc chiến tranh nhiệt hạch quy mô lớn là nỗi sợ hãi chung của nhiều người trên khắp thế giới. Tại Bắc Mỹ và Tây Âu, các phong trào ủng hộ “đóng băng” chương trình hạt nhân ngày càng thu hút nhiều người tham gia, với các cuộc biểu tình có số lượng lên tới hàng chục nghìn người.

thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba
Tên lửa đạn đạo tầm trung SS-20. (Nguồn: Pinterest)

Để đối trọng với lực lượng vũ trang được đầu tư chi phí khổng lồ của Liên Xô, Mỹ đã đẩy mạnh việc xây dựng một trong những lực lượng quân sự thời bình lớn nhất trong lịch sử nước này. Các chương trình nghiên cứu phát triển các loại vũ khí tối tân như xe tăng M1 Abrams, tàu ngầm hạt nhân Trident và máy bay ném bom Stealth được đẩy nhanh, kết hợp triển khai lại những chương trình đã bị huỷ bỏ trước đó như máy bay ném bom chiến lược B1 Lancer và tên lửa MX...

Bên bờ vực chiến tranh

Ngày 23/3/1983, Tổng thống  Mỹ Ronald Reagan đã khiến cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường nâng lên một cấp độ mới khi ông công bố Chương trình Sáng kiến Quốc phòng Chiến lược (SDI), được biết đến với tên gọi "Chiến tranh các vì sao". Đây là chương trình tham vọng nhằm xây dựng khiên chắn bảo vệ nước Mỹ từ cuộc tấn công hạt nhân.

Đối với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Yuri Andropov, kế hoạch trên của Tổng thống Mỹ báo hiệu những rắc rối. Các sự kiện diễn ra trong mùa Hè và Thu năm 1983 càng khiến ông Andropov thêm lo ngại. Ở Tây Âu, Mỹ chuẩn bị triển khai thế hệ Tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) Pershing II mới nhất mang đầu đạn hạt nhân. Trong khi IRBM SS-20 của Liên Xô chỉ đạt được mục tiêu ở Tây Âu, Pershing II có tầm bắn vươn tới mục tiêu bên trong Liên Xô. Do đó, Pershing II là mối đe dọa mới, khiến nước này nâng mức độ báo động lên cao và triển khai nhiều biện pháp nhằm phát hiện và ngăn chặn từ xa các cuộc tấn công phủ đầu bằng tên lửa hạt nhân của đối phương.

Từ tháng 4-5/1983, hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận ở Tây Bắc Thái Bình Dương có tên gọi FLEETEX 83. Trong quá trình diễn tập, phi đội gồm sáu chiến đấu cơ Tomcat F-14 từ hai tàu sân bay Midway và Enterprise đã bay qua đảo Zelyony trong quần đảo Kuril, vi phạm không phận Liên Xô. Hải quân Mỹ cho biết đó là tai nạn, nhưng Liên Xô đã không chấp nhận lời giải thích này. Bầu không khí ngày càng căng thẳng giữa hai siêu cường đã đặt nền móng cho một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất của Chiến tranh Lạnh.

KAL-007 xấu số

Đêm 1/9/1983, chiến đấu cơ của Liên Xô một lần nữa bất ngờ cất cánh, lần này là bởi vì máy bay do thám RC-135 của Mỹ đã vào không phận Liên Xô trong khu vực đảo Sakhalin. RC-135 được sửa đổi từ máy bay thương mại Boeing 707, phục vụ việc liên lạc, tiếp nhiên liệu và thu thập thông tin.

Vào đêm đặc biệt này, những người điều khiển hệ thống radar của Liên Xô đã phát hiện chiếc máy bay mà họ nghĩ là RC-135. Chiến đấu cơ Sukhoi Su-15 do Trung tá Gennady Osipovich điều khiển đã bắn pháo hiệu để thu hút sự chú ý của chiếc máy bay có cấu hình bốn động cơ lớn phía trước nhưng không nhận được phản hồi. Khi máy bay lạ nghi là phi cơ do thám đang chuẩn bị “tẩu thoát” mang theo dữ liệu tình báo vừa thu thập được, các phi công Liên Xô nhận được lệnh bắn hạ. Osipovich đã khai hỏa hai tên lửa không đối không R98 và phá hủy mục tiêu.

Tuy nhiên, đó lại không phải là RC-135. Phi cơ trinh sát đã hoàn thành sứ mệnh của nó, rời không phận Liên Xô và đang trên đường trở về. Các thiết bị radar gặp trục trặc đã xác định nhầm chiếc KAL-007 của hãng Hàng không quốc gia Hàn Quốc (Korean Airlines) .

Đây là loại 747 có cấu hình bốn động cơ tương tự chiếc RC-135, đang thực hiện chuyến bay thương mại chở khách từ New York (Mỹ) đến Seoul (Hàn Quốc). Tất cả 269 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng, trong đó có nghị sĩ Lawrence McDonald từ bang Georgia (Mỹ).

Khi tin về thảm họa lan truyền, khắp thế giới cảm thấy sốc và giận dữ. Tổng thống Reagan, người được biết đến với phong cách nhẹ nhàng và hài hước, đã tức giận lên án việc bắn hạ KAL-007 là “hành động man rợ”. Sự kiện này nhanh chóng làm xấu thêm quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ.

thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba
Tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing II. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Grenada và Able Archer

Ngày 29/9/1983, gần một tháng sau thảm kịch KAL-007, lãnh đạo Liên Xô Andropov tuyên bố chừng nào Ronald Reagan – người gọi Liên Xô là “đế chế ma quỷ” - còn nắm quyền, sẽ không có cuộc đàm phán nào với phía Mỹ. Phản ứng tức giận giữa Washington và Moscow không phải là điều mới mẻ, song trước đây chưa từng có lãnh đạo nào của cả hai siêu cường tuyên bố sẽ không đàm phán với nước kia.

Ngày 25/10/1983, căng thẳng giữa hai bên tăng lên nhanh chóng khi Mỹ xâm chiếm Grenada  - quốc đảo nhỏ thuộc Caribbean - với lý do bảo vệ an toàn cho công dân Mỹ. Sự kiện đã khiến Moscow thấy điều mà họ lo ngại nhất: Washington sẵn sàng sử dụng vũ lực.

Một tuần sau khi quân Mỹ đổ bộ vào Grenada, NATO bắt đầu cuộc tập trận Able Archer 83 kéo dài 10 ngày, thu hút sự tham gia của phần lớn các quốc gia Tây Âu. Tình huống giả định của cuộc tập trận là lực lượng NATO chiến đấu bảo vệ các đồng minh trước sự xâm lược của lực lượng các nước khối Hiệp ước Warsaw, trong đó gồm một loạt các cuộc đụng độ quân sự khiến căng thẳng leo thang và dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Khi Able Archer bắt đầu diễn ra, các phương tiện quân sự của NATO hoạt động liên tục ở Tây Đức, gửi các báo cáo mô phỏng việc các lực lượng Liên Xô và Đông Đức vượt qua biên giới và xâm chiếm Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức). Bộ chỉ huy tối cao NATO tại châu Âu (SHAPE) nhận báo cáo và chuyển chúng tới các phòng tình huống, nơi các nhà lãnh đạo NATO phân tích và cân nhắc phản ứng của họ. NATO phỏng đoán phải mất 7-10 ngày để Mỹ chuẩn bị đầy đủ cho cuộc chiến tranh hạt nhân kể từ lúc đưa ra quyết định. Năm ngày sau cuộc tập trận Able Archer, Liên Xô cho rằng NATO đang chuẩn bị chiến tranh, và rất có thể cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân sẽ xảy ra.

Theo các tài liệu mật, cuộc tập trận Able Archer huy động lực lượng lên đến 40.000 quân của các nước khối NATO di chuyển trong phạm vi rộng khắp các nước Tây Âu.

Sẵn sàng đáp trả

Ngày 9/11/1983, ngày thứ bảy của cuộc tập trận Able Archer, các phi công Liên Xô được đặt trong tình trạng báo động tại căn cứ không quân ở Đông Đức và Ba Lan. Hai phi hành đoàn đã sẵn sàng trong buồng lái, chờ lệnh rút quân hoặc cất cánh và tiến đánh các mục tiêu được chỉ định ở Tây Âu. Hạm đội Biển Đỏ từ các căn cứ ở Baltic và Biển Bắc bắt đầu di chuyển, và 300 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) - vũ khí mạnh nhất của Liên Xô cũng được chuẩn bị. Trong khi đó, lãnh đạo Liên Xô Andropov đã cảnh báo các đối tác trong Hiệp ước Warsaw về khả năng xảy ra chiến tranh và ra lệnh cho các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo sẵn sàng bắn vào các vị trí ngoài khơi bờ biển nước Mỹ.

Thời điểm này, điệp viên hai mang Oleg Gordievsky đã bí mật thông tin cho Cơ quan tình báo Anh (MI6) về các động thái của Moscow. Thông tin của Gordievsky đã tới Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, sau đó là Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Tại trụ sở của CIA ở Langley, Virginia, các tài liệu đến bàn làm việc của Giám đốc William Casey, người đã đích thân chuyển các tài liệu tới Cố vấn An ninh Quốc gia Robert McFarlane. Ban đầu, McFarlane thấy hoài nghi, nhưng các báo cáo khẩn cấp của Gordievsky - điệp viên cao nhất của Anh trong KGB, đủ để thuyết phục ông. McFarlane đã báo cáo vấn đề lên Tổng thống Reagan.

Giải trừ khủng hoảng

Một loạt điện tín ngoại giao được chuyển từ Washington tới Moscow lặp đi lặp lại rằng Able Archer chỉ là cuộc tập trận. Tổng thống Reagan đã cử cố vấn Brent Scowcroft đến thủ đô Moscow để thay mặt ông bảo đảm Mỹ sẽ không bao giờ tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào Liên Xô. Tuy nhiên, trong suốt phần còn lại của cuộc diễn tập Able Archer, các lực lượng Liên Xô vẫn cảnh giác và sẵn sàng hành động khi được lệnh. Chỉ đến khi Able Archer kết thúc vào ngày 11/11/1983, họ mới trở lại tình trạng bình thường.

Mùa Đông1983, ngòi nổ Chiến tranh Thế giới lần thứ Ba đã được tháo gỡ, song bầu không khí lạnh lẽo đã trở nên khó chịu hơn.

thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba Những khoảnh khắc Trận chiến sinh tử Crete

Trận Crete là trận chiến có vai trò quan trọng  trong Chiến tranh thế giới thứ hai, là một phần của Mặt trận Địa Trung ...

thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba Đức nhận lại nhiều bức tranh thất lạc từ thế chiến II

AFP vừa cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã trao cho một nhà ngoại giao Đức năm bức tranh mất tích từ thời Chiến tranh ...

thao ngoi no chien tranh the gioi thu ba Đa số người Nhật muốn xin lỗi về Thế chiến thứ hai

Kết quả thăm dò mới đây của Thời báo Kyodo cho thấy, đa số cử tri Nhật Bản cho rằng nhân kỷ niệm 70 năm ...

Nhất Lam (theo National Interest)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động