Mạng 5G đang là một trong những công nghệ kết nối nhanh nhất hiện nay với tốc độ kết nối nhanh hơn mạng 4G từ 10 đến 100 lần. Mặc dù được coi là mạng của Internet vạn vật nhưng do hạn chế về công nghệ nên 5G vẫn chưa phổ biến.
6G được sinh ra để giải quyết những vấn đề đó, với tốc độ truyền tải được kỳ vọng cao hơn mạng 5G nhiều lần. Mạng 6G hướng tới mục tiêu kết nối trong phạm vi đa không gian...
Nhận ra tiềm năng lớn lao của mạng 6G, các quốc gia đã bắt đầu khởi tranh trong công cuộc chạy đua công nghệ này. (Nguồn: Shutterstock) |
Trung Quốc
Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu 6G vào năm 2018 và dự định tới năm 2029 sẽ giới thiệu tới công chúng. Vào cuối năm 2020, Trung Quốc đã phóng 1 vệ tinh thử nghiệm 6G nặng 70kg lên không gian để kiểm tra khả năng truyền dữ liệu bằng phổ Terahertz.
Theo Sydney Morning Herald, chính phủ Trung Quốc đã cùng Australia đàm phán mang yếu tố cạnh tranh và khẳng định Trung Quốc sẽ là nước dẫn đầu về công nghệ 6G “dù muốn hay không”.
Mỹ
Không chịu đi sau Trung Quốc, Mỹ cũng bắt đầu triển khai nghiên cứu 6G vào năm 2018. Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã mở ra phổ tần số cao hơn để thử nghiệm 6G.
Đặc biệt, liên minh nghiên cứu công nghệ không dây tại Bắc Mỹ mang tên Next G được thành lập vào năm 2020 với sự tham gia của các tập đoàn công nghệ và viễn thông như Apple, Google và AT&T.
Hàn Quốc
Mặc dù bắt đầu nghiên cứu 6G có phần muộn hơn các quốc gia khác nhưng Hàn Quốc vẫn rất lạc quan với kế hoạch giới thiệu 6G vào năm 2026 (trước Trung Quốc 3 năm).
Giống như Mỹ, các chuyên gia công nghệ giỏi nhất Hàn Quốc đã gây dựng mối quan hệ với các đối tác lâu năm trong lĩnh vực công nghệ như LG, Samsung và SK Telecom. Quốc gia này đang đầu tư tới 11,7 tỷ USD vào kinh tế kỹ thuật số, bao gồm cả 6G.
Nhật Bản
Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu 6G vào năm 2020 và dự định tung ra công nghệ kết nối thế hệ tiếp theo này vào năm 2030. Cũng như Hàn Quốc và Mỹ, chính phủ Nhật Bản đang đưa vào quỹ phát triển 9,6 tỷ USD (bao gồm 6G và các công nghệ khác).
Ngoài ra, các tập đoàn công nghệ như Sony, NTT và Intel cũng đang hợp sức trong công cuộc nghiên cứu và phát triển mạng 6G.
Liên minh châu Âu (EU)
Chương trình 6G của EU không nhận được nhiều quốc gia trong khối tham gia. Nokia của Phần Lan tiến hành nghiên cứu chính thức về Hexa-X 6G vào năm 2020. Đại học Oulu, cũng ở Phần Lan, đang dành 300 triệu USD cho chương trình 6G.
Trong khi đó, ở Đức, Liên minh Mạng di động thế hệ tiếp theo đã khởi động một dự án nghiên cứu 6G vào năm 2020. Chính phủ cũng hứa hẹn sẽ đầu tư tiền mặt cho các dự án liên quan đến 6G.
Bên ngoài EU, Đại học Surrey (Anh) đã khai trương Trung tâm đổi mới 6G vào năm 2020, trong khi Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo của Nga thông báo rằng họ đã tạo ra một thiết bị có thể giúp phát triển các thành phần hệ thống 6G.
Phần lớn các cường quốc đều phát triển công nghệ 6G nhờ vào sự hẫu thuận từ chính phủ cũng như sự đồng lòng của các tập đoàn công nghệ, viễn thông lớn. Điều này cho thấy, các quốc gia đang thực sự nghiêm túc trong sự nghiệp phát triển 6G.
| Israel nâng cao hình ảnh quốc gia thông qua 'đế chế' ngoại giao số Nhằm tăng cường hình ảnh quốc gia, Bộ Ngoại giao Israel đã tạo ra một “đế chế” truyền thông đối ngoại nhằm triển khai các ... |
| Cuộc đua công nghệ: Mạng di động 5G chưa tới, 6G đã rục rịch TGVN. Các quốc gia có thế mạnh về công nghệ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu trong ... |