Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Lê Hồng Ngọc
Với việc thông qua Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thị trường carbon chính thức ra đời năm 1997, hoạt động dựa trên nguyên tắc mua bán, trao đổi các hạn ngạch phát thải nhà kính. Từ khi thị trường này chính thức ra đời, đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi
COP28 đã thông qua thỏa thuận cắt giảm sâu phát thải khí nhà kính và nâng cao cam kết tài chính cho các nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2022, các nước thu về 95 tỷ USD tiền phí phát thải carbon, tăng mạnh so với mức 84 tỷ USD vào năm 2021. Hiện nay, tín chỉ carbon được giao dịch trên 2 thị trường chính bao gồm: thị trường chính thống (bắt buộc) và thị trường tự nguyện. Trong đó, thế giới có khoảng 30 thị trường carbon chính thống và hàng loạt các thị trường tự nguyện.

Mục tiêu của thị trường cacbon là thúc đẩy việc chuyển đổi nền kinh tế để giảm lượng khí thải carbon, hướng tới phát thải ròng bằng 0. Đồng thời tăng cường sử dụng các công nghệ sạch, năng lượng tái tạo… Ngoài ra, thị trường này cũng tạo động lực cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bền vững hơn thông qua các hạn ngạch được quy định sẵn đối với từng doanh nghiệp.

Đây cũng là cơ hội tốt để tạo ra nguồn thu đáng kể cho các nước đang phát triển, trong đó có các nước khu vực Trung Đông - châu Phi, từ đó có thêm nguồn tài chính đầu tư vào các dự án quan trọng khác, đặc biệt đối với các dự án xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển bền vững. Đối với các nước khu vực Trung Đông - châu Phi, nguồn thu từ thị trường carbon không chỉ giải quyết bài toán kinh tế và môi trường, sự phát triển của thị trường carbon còn góp phần ổn định trật tự xã hội do giảm thiểu các tác động của ô nhiễm môi trường.

Cơ hội cho phát triển

Cơ hội thứ nhất đến từ việc tận dụng Điều 06 Thỏa thuận Paris. Trong đó, các quốc gia cam kết hạn chế lượng khí thải của mình (được gọi là Đóng góp quốc gia tự nguyện - NDCs) bằng cách mua các khoản tín chỉ carbon từ nước khác, thiết lập cơ chế trao đổi, đấu giá tín chỉ carbon và tăng cường hợp tác song phương/đa phương nhằm bù đắp lượng khí thải không thể loại bỏ bằng các biện pháp khác.

RVCMC - công ty của Saudi Arabia đi đầu trong việc mở rộng thị trường carbon tự nguyện và khuyến khích các hoạt động kinh doanh bền vững. RVCMC đã giám sát việc bán hơn 1,4 triệu tấn tín chỉ carbon vào tháng 10/2022. Sau đó, vào tháng 6/2023, công ty này cũng đã tổ chức cuộc đấu giá tín chỉ carbon tự nguyện tại Kenya với hơn 2 triệu tấn tín chỉ carbon đã được bán cho 15 người mua, chủ yếu từ Saudi Arabia và các tổ chức quốc tế khác.

Về tăng cường hợp tác song phương và đa phương nhằm bù đắp lượng khí thải Ghana và Senegal đã bán tín chỉ carbon cho Thụy Sĩ trong một thỏa thuận song phương. Gabon có thỏa thuận thí điểm với Hàn Quốc trong khi Ethiopia và Kenya ký thỏa thuận với Nhật Bản. Rwanda cũng đã ban hành hệ thống giao dịch phát thải carbon (ITMO) đáp ứng các tiêu chuẩn của Điều 6 Thỏa thuận Paris. Một số quốc gia khác bao gồm Bờ Biển Ngà, Senegal và Botswana đang xem xét đưa ra các chính sách thương mại carbon. Trong khi đó, Burundi, Ethiopia, Kenya, Rwanda, Sudan, Tanzania và Uganda cũng sẵn sàng giao dịch trên thị trường carbon tự nguyện.

Cơ hội thứ hai đến từ các hoạt động giảm phát thải nhà kính thông qua sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, hydrogen xanh. Từ các ưu thế có sẵn, như cơ sở hạ tầng, dự trữ khí tự nhiên, mạng lưới khách hàng…, nhiều quốc gia tại khu vực Trung Đông – châu Phi đã tăng cường đầu tư, đưa mục tiêu sản xuất hydrogen xanh, năng lượng sạch, tái tạo vào chương trình, chiến lược quốc gia của mình.

Đối với Trung Đông, Oman đã công bố Chiến lược hydrogen xanh, dự kiến đầu tư 140 tỷ USD đến năm 2050 để đạt năng lượng sản xuất 1-1,25 triệu tấn hydrogen xanh/năm vào năm 2030 và khoảng 7,5-8,5 triệu tấn vào năm 2050.

Các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) cũng đã chuyển giao một số đơn hàng hydrogen xanh cho các đối tác cho châu Âu và Nhật Bản. Đối với châu Phi, đến năm 2035, khu vực này dự kiến sẽ bổ sung 50 triệu tấn hydrogen xanh, sản xuất bằng năng lượng mặt trời với gia tăng cạnh tranh để phục vụ nội địa và xuất khẩu (khoảng 22 triệu tấn) tập trung vào 3 trung tâm xuất khẩu chính là Marrocco - Mauritania, Ai Cập, Nam Phi - Namibia. Ngoài ra, Ai Cập và EU cũng đã ký Tuyên bố chung trong lĩnh vực hydrogen tái tạo, lập nhóm liên lạc EU - Ai Cập và thậm chí các nước châu Phi đã thành lập Liên minh hydrogen xanh châu Phi nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh lực này.

Cơ hội thứ ba đối với thị trường carbon khu vực đó là việc tín chỉ carbon có thể được tạo ra từ việc tăng cường hoạt động trồng rừng, tái tạo rừng, tái tạo thảm thực vật và hoạt động tăng cường quản lý rừng. Gabon là một trong những nền kinh tế đầu tiên của châu Phi bắt đầu kiếm tiền từ nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon liên quan đến rừng từ năm 2021. Quốc gia này đã được tổ chức Sáng kiến rừng Trung Phi (Central Africa Forests Initiative) đầu tư 14 triệu Euro như một phần ban đầu để quản lý loại bỏ 127 triệu tấn carbon hàng năm từ rừng lưu vực Congo. Bên cạnh đó, Gabon còn có tiềm năng thu về 126 triệu euro vào năm 2025 nếu nước này cắt giảm được một nửa lượng khí thải carbon.

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi
Việc mua bán tín chỉ carbon mang lại tiềm năng lớn cho các quốc gia Trung Đông – châu Phi.

Những thách thức

Việc mua bán tín chỉ carbon mang lại tiềm năng lớn cho các quốc gia Trung Đông – châu Phi, tuy nhiên điều này cũng đi kèm những thách thức tiềm ẩn trong tương lai. Nguyên tắc không được tính hai lần đối với tín chỉ carbon theo Điều 6 Thỏa thuận Paris đã đặt ra nhiều thách thức đối với các quốc gia đặc biệt là các nước châu Phi, mong muốn ban hành ITMO để huy động nguồn tài chính cho các dự án thuộc các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, nhiên liệu…

Chính vì vậy, việc chọn các lĩnh vực đủ điều kiện cho ITMO ngày càng trở thành một phần quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế của một số chính phủ châu Phi. Việc thiếu tài chính và hỗ trợ có thể làm hạn chế khả năng phát triển và tham gia vào thị trường carbon ở khu vực.

Sự hoài nghi về tiềm năng tiết kiệm carbon của các khoản tín chỉ, đặc biệt là các khoản tín chỉ dựa trên các dự án lâm nghiệp, cũng là một trong những thách thức lớn đối với các nước khu vực. Vào tháng 8/2023, một nghiên cứu trên tạp chí Science cho rằng 94% tín chỉ liên quan đến 26 dự án ở các nước đang phát triển không thực sự liên quan đến việc giảm phát thải.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khi nhiều nước giàu và phát triển đang cắt giảm dần các khoản viện trợ cho châu Phi, Trung Quốc cũng cho vay ít hơn và các chủ nợ thương mại yêu cầu lãi suất cao, các quốc gia châu Phi chắc chắn sẽ còn rất gian nan trong quá trình tìm kiếm thêm các nguồn vốn đầu tư mới.

Bên cạnh đó, việc thiếu chính sách, quy định, khung pháp lý rõ ràng và hiệu quả để định giá carbon có thể là một thách thức lớn đối với việc phát triển thị trường carbon khu vực. Theo báo cáo, chưa có quốc gia nào xây dựng chính sách hoặc luật pháp rõ ràng về việc tiếp tục vận hành các hoạt động của Thị trường carbon tự nguyện (VCM) và mối quan hệ của việc vận hành này với mục tiêu thực hiện NDCs.

Ngoài ra, sự thiếu sự rõ ràng về việc liệu kết quả giảm thiểu từ các hoạt động VCM có thể được xuất khẩu ra nước ngoài hay không vẫn là câu hỏi được bỏ ngỏ đối với các quốc gia trong khu vực. Điều này đặt ra yêu cầu cần có các khung pháp lý và quy định để thúc đẩy bảo đảm tính minh bạch, công bằng.

Cuối cùng là cam kết việc ngăn chặn nạn phá rừng. Điều này lý giải cho phản ứng trái chiều ở một số quốc gia, khi các thỏa thuận tạm thời được ký kết bởi 5 quốc gia châu Phi với công ty tín chỉ carbon do một thành viên Hoàng gia Dubai ở UAE điều hành - Blue Carbon. Công ty này đã ký các thỏa thuận ban đầu với Tanzania, Liberia, Zambia và Zimbabwe để quản lý rừng trên tổng diện tích đất liền rộng gần bằng nước Anh. Sau đó, Blue Carbon có thể bán ITMO cho các quốc gia gây ô nhiễm nhiều, chẳng hạn như UAE. Mặc dù chưa có thỏa thuận nào được chính thức thống nhất song các nhà phê bình gọi đó là “chủ nghĩa thực dân carbon”.

Thị trường carbon tại Việt Nam

Với sự bùng nổ về nhu cầu tín chỉ carbon sau Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) tháng 11/2021, với việc tái khẳng định duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Hiệp định Paris. Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thị trường carbon khi được xem là nước có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ này. Tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Arap thống nhất (UAE) tháng 12/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tái cam kết tiếp tục tham gia hợp tác cùng các thành viên Liên hợp quốc (LHQ) trong ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như đưa phát thải ròng tại Việt Nam về "0" vào năm 2050.

Để thực hiện cam kết, ngày 7/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, trong đó quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Đồng thời, Việt Nam sẽ thí điểm thị trường tín chỉ carbon từ năm 2025. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lớn với phát thải 3.000 tấn carbon mỗi năm có thể mua tín chỉ carbon trong nước, nếu các giải pháp khác chưa đủ để đạt các tiêu chuẩn giảm phát thải.

Nhìn ra thế giới, trong đó có những cơ hội và thách thức mà các nước khu vực Trung Đông – châu Phi, cũng có thể là những kinh nghiệm cho phát triển thị trường carbon ở Việt Nam, nhằm thực hiện lộ trình giảm phát thải mà Chính phủ đã cam kết đến năm 2050.

Đừng sợ thuế carbon!

Đừng sợ thuế carbon!

Xuất phát từ bản chất của thuế carbon là nhằm bù đắp những phí tổn xã hội do việc phát thải CO2 gây ra, tiền ...

Nga dự kiến tăng gấp đôi công suất năng lượng tái tạo đến năm 2030

Nga dự kiến tăng gấp đôi công suất năng lượng tái tạo đến năm 2030

Ngày 10/12, phát biểu tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí ...

Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken: Việt Nam cam kết mạnh mẽ, hành động táo bạo và đi đúng hướng vì các mục tiêu xanh

Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken: Việt Nam cam kết mạnh mẽ, hành động táo bạo và đi đúng hướng vì các mục tiêu xanh

Trao đổi với TG&VN vào những ngày cuối năm 2023, Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken đặc biệt ấn tượng với những nỗ lực đáng ...

Lời cảnh tỉnh từ EU về biến đổi khí hậu

Lời cảnh tỉnh từ EU về biến đổi khí hậu

Trước nguy cơ toàn diện và sâu rộng của biến đổi khí hậu, Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên công bố bản Đánh ...

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến thủy văn ở lưu vực Mekong-Lan Thương

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến thủy văn ở lưu vực Mekong-Lan Thương

Giáo sư Đại học Thanh Hoa Điền Phú Cường cho biết, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến điều kiện thủy văn của ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Ukraine tấn công sân bay quân sự Nga ở Crimea, Nga cấm một tổ chức do Mỹ thành lập hoạt động, Trung Quốc ca ngợi thành tựu hợp tác với ASEAN, tàu chiến Trung Quốc ...
Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Một nguồn tin cho hay, khinh hạm đa năng Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc Nga sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Australia, New Zealand và Canada kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Tính từ năm 2014 đến nay, các băng nhóm tội phạm đã thu 33 triệu USD từ các vụ bắt cóc tống tiền ở nhiều thành phố của Mozambique.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động