Maksim Oreshkin
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga
Đây là kết quả của tăng trưởng thương mại và đầu tư nội khối cũng như sự hội nhập mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực. Ngày càng có nhiều chuỗi giá trị xuất hiện ở châu Á với các sản phẩm được đưa ra thị trường cho hàng triệu người thuộc tầng lớp trung lưu.
Nga đang tìm cách thiết lập và tăng cường các hình thức hợp tác song phương mới với các nền kinh tế CA-TBD, điều chỉnh thể chế các uỷ ban liên chính phủ phù hợp với tình hình kinh tế đang thay đổi và tăng cường tham gia vào các nhóm và tổ chức hội nhập quốc tế ở khu vực CA-TBD, đặc biệt là Diễn đàn APEC và nhóm Đối tác đối thoại của ASEAN.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maksim Oreshkin. |
Ngoài việc tương tác trực tiếp với các nền kinh tế và hiệp hội trong khu vực CA-TBD, Nga cũng hợp tác với các nền kinh tế trong khu vực thông qua các tổ chức liên khu vực khác.
Sự hợp tác sâu rộng giữa Nga và các nền kinh tế CA-TBD được phản ánh qua các chỉ số kinh tế: năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều chiếm 24% tổng kim ngạch thương mại của Nga, con số này đã tăng lên 30,1% trong nửa đầu năm 2017.
Tuy nhiên, thương mại không phải là lĩnh vực duy nhất đem lại lợi ích cho hai bên. Các doanh nghiệp Nga ngày càng sẵn sàng phát triển quan hệ hợp tác và điều hành dự án chung với các công ty khác ở khu vực CA-TBD. Đồng thời, trong môi trường ngày nay, điều quan trọng nhất là chuyển từ thu hút đầu tư và tài trợ cho các dự án quốc tế sang cùng nhau nỗ lực tạo ra các chuỗi giá trị mới trong các lĩnh vực khác nhau.
Vùng Viễn Đông Nga ngày càng thu hút nhiều các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến các ngành công nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang CA-TBD. Bên lề Diễn đàn kinh tế phương Đông ở Vladivostok năm 2016, các công ty Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản đã ký hợp đồng trị giá 5,1 tỷ USD cho việc thiết kế và xây dựng nhà máy phân khoáng ở Nakhodka, PrimorskyKrai, Nga. Với thị trường chính ở CA-TBD, doanh nghiệp này sẽ là một trong những nhà sản xuất phân bón hữu cơ hiệu quả và thân thiện với môi trường nhất trên thế giới.
Sẽ không quá khi nói rằng APEC đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hội nhập kinh tế khu vực ở CA-TBD. Hầu hết tất cả các nền kinh tế APEC đều là thành viên của các hiệp định thương mại tự do hoặc các tổ chức hội nhập. Trong 25 năm qua, số lượng FTA do các nền kinh tế APEC ký kết đã tăng hơn 20 lần. Diễn đàn thực sự là một “vườn ươm” các sáng kiến và quy trình thiết yếu cho việc thành lập FTAAP.
APEC đã phát triển và tích cực sử dụng một cơ chế rõ ràng để giám sát việc thực hiện các quyết định của khối. Mặc dù trên thực tế APEC là sự kết hợp của các nền kinh tế có quy mô rất khác nhau.
Hợp tác phát triển khoa học và công nghệ là một trong những lĩnh vực trọng tâm của diễn đàn. Nga là một trong những nền kinh tế khởi xướng thành lập nhóm Cơ chế Đối tác Chính sách Khoa học Công nghệ và Đổi mới APEC, và đang cố gắng duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này. Năm 2017, Nga đã đề xuất một số sáng kiến và dự án mới cho các đối tác. Một trong số đó là thúc đẩy hợp tác giữa các trung tâm và các khu vực sáng tạo của các nền kinh tế APEC.
Nga quan tâm đến chính sách hài hoà của các nền kinh tế APEC trong việc tạo ra thị trường công nghệ tương lai. Chúng tôi đã thành công trong việc thực hiện một sáng kiến tương tự về thị trường công nghệ. Chúng tôi tập trung thành lập một nhóm khoa học và công nghệ nhằm phát triển các công nghệ mới, nuôi dưỡng các công ty “vô địch quốc gia” và hỗ trợ các dự án khoa học và công nghệ của Nga và quốc tế. Một số nền kinh tế APEC khác cũng có các chương trình tương tự. Hợp tác với các đối tác APEC sẽ có tác động tích cực và thúc đẩy đáng kể sự phát triển khoa học công nghệ, cũng như phát triển một cách sáng tạo của tất cả các nền kinh tế.
Moscow, Nga. |
Một trong những đóng góp quan trọng của Nga đối với APEC trong năm nay là sáng kiến về phát triển và hội nhập vùng sâu vùng xa. Nó hoàn toàn phù hợp với ưu tiên của Việt Nam trong vai trò chủ nhà APEC 2017 đối với việc thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trong khu vực.
Chủ đề này liên quan đến tất cả các nền kinh tế APEC và cả những địa bàn vùng sâu vùng xa, cách xa những trung tâm chính trị, tài chính và kinh tế. Sự kém phát triển của các vùng này làm cản trở tăng trưởng kinh tế nói chung và tạo ra những vấn đề như bất bình đẳng, mâu thuẫn xã hội, là gánh nặng tài chính đối với các khu vực tài trợ trung ương.
Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với Nga vì khoảng 2/3 diện tích của Nga là vùng sâu vùng xa (Siberia, Viễn Đông, Bắc cực, vùng Bắc Caucasus). Những biện pháp đẩy mạnh phát triển tại các khu vực này là mối quan tâm chung của các đối tác quốc tế. Các giải pháp bao gồm việc đưa Viện phát triển các Khu kinh tế đặc biệt vào hoạt động, hỗ trợ các vùng sản xuất tập trung, thành lập các khu vực phát triển kinh tế xã hội tiên tiến, thành lập các viện phát triển khu vực và triển khai các chương trình của Nga về phát triển kinh tế-xã hội vùng Bắc cực, Viễn Đông và khu vực Baikal.
Một số khía cạnh của vấn đề này đã được thảo luận tại các diễn đàn APEC khác nhau. Nhưng nội dung chính trong đề xuất của Nga là tìm ra phương pháp tiếp cận toàn diện và thiết lập nền tảng hợp tác APEC cho phát triển và hội nhập vùng sâu vùng xa ở CA-TBD. Đề cương cho chương trình phát triển và hội nhập vùng sâu vùng xa dự kiến sẽ được công bố vào năm 2018 và sẽ đưa ra định nghĩa về “vùng sâu vùng xa”, xác định những vấn đề chính phải đối mặt và cơ chế để giải quyết các vấn đề đó, và đề xuất các lĩnh vực có thể trao đổi thông tin và hợp tác giữa các nền kinh tế APEC.
Chúng tôi đánh giá cao Việt Nam với tư cách là chủ nhà APEC. Việt Nam đã tôn trọng lợi ích của các đối tác và chúng tôi tin rằng, cùng với nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề trong chương trình nghị sự, đây là điều tiên quyết cho thành công chung của Năm APEC Việt Nam 2017. |
Một sáng kiến quan trọng khác của Nga là cải thiện môi trường cạnh tranh trong mua sắm chính phủ.
Năm ngoái, Nga khởi xướng cuộc thi thường niên về dự án kinh doanh thành công nhất của phụ nữ - Giải thưởng Kinh doanh thành công trong APEC (APEC BEST). Cuộc thi đầu tiên được tổ chức thành công tại Peru vào năm 2016, và lần thứ hai diễn ra tại Việt Nam vào tháng Chín.
Sự tham gia cuộc thi giúp các doanh nhân nữ APEC có cơ hội tiếp cận thị trường mới, thiết lập các mối liên hệ kinh doanh với các đối tác tiềm năng, làm quen với các thông lệ quốc tế trong việc thực hiện các chương trình huấn luyện và kinh doanh trong khu vực, và mở rộng kinh nghiệm cá nhân về chuẩn bị và trình bày dự án kinh doanh cho các nhà đầu tư tiềm năng.
Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ vài lời về kinh tế kỹ thuật số - lĩnh vực hiện đang rất phát triển trong APEC. Nga đã phát triển chương trình “Kinh tế kỹ thuật số”, với các biện pháp tạo môi trường pháp lý, công nghệ, thể chế và tài chính để thúc đẩy nền kinh tế số ở Nga và tích hợp với không gian kỹ thuật số của liên minh kinh tế Á Âu (EAEU). Theo các thoả thuận đạt được trong APEC năm 2017, tiến bộ của APEC trong lĩnh vực này sẽ định hình chương trình nghị sự sau năm 2020 của diễn đàn.
Nga từ lâu đã một thành viên tích cực của các hoạt động dự án APEC. Một trong những sáng kiến thú vị nhất của Nga trong năm nay là dự án tạo ra Hệ thống Theo dõi Động đất và Lũ lụt với việc sử dụng Mạng lưới kết nối vạn vật (Internet of Things). Chúng tôi đề xuất thiết lập một hệ thống thử nghiệm ở Nga, giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu thiên tai sắp xảy ra và dự báo thiên tai chính xác hơn ở khu vực CA-TBD.
Trong suốt năm nay, Hà Nội đã thể hiện cách tiếp cận mang tính xây dựng và mong muốn tạo ra sự đồng thuận ở mọi giai đoạn trong hoạt động của diễn đàn. Chúng tôi đánh giá cao Việt Nam với tư cách là chủ nhà APEC. Việt Nam đã tôn trọng lợi ích của các đối tác và chúng tôi tin rằng, cùng với nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề trong chương trình nghị sự. Đây là điều tiên quyết cho thành công chung của năm APEC Việt Nam 2017.