Thiếu điện trầm trọng, Trung Quốc từ chối nhập khẩu than của Australia được bao lâu?

Hoàng Nam
Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia, một trong những nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới. Nhưng có những yếu tố có thể khiến nền kinh tế số 2 thế giới phải thay đổi quyết định.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thiếu điện trầm trọng, Trung Quốc từ chối nhập khẩu than của Australia được bao lâu?
Có suy đoán rằng sự thiếu hụt than của Trung Quốc có thể mang lại cơ hội giảm bớt tranh chấp thương mại giữa nước này với Australia. Trong ảnh: Cảng than RG Tanna ở Gladstone, Queensland, Australia. (Nguồn: news.con.au)

Trong bài viết mới đây trên news.com.au, tác giả Jamie Seidel nhận định, Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong một thập niên, việc thiếu than dẫn đến tình trạng phải cắt giảm điện và thu hẹp sản xuất.

Vận may của Australia?

Tuần trước, tờ Global Times nhận định: “Có vẻ là quá xa vời khi hy vọng sự thiếu hụt năng lượng của Trung Quốc sẽ dẫn đến tăng trưởng thương mại Trung Quốc-Australia”.

Nhưng chuyên gia kinh tế năng lượng của Đại học Macquarie, Tiến sĩ Lurion De Mello lại bình luận, giá than cao chưa từng có và sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu dường như gạt bỏ mọi tác động mà lệnh cấm nhập khẩu có thể gây ra.

Ông De Mello, nói: “Chưa từng có vì giá than thế giới đã tăng hơn 100% kể từ tháng 5 năm nay. Điều này là không bình thường".

Nền kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục sau gần 2 năm “đóng băng” do Covid-19. Đại dịch, thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu, các vấn đề địa chính trị, sự gián đoạn nguồn cung năng lượng, việc Nga và Trung Quốc tăng dự trữ đã gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng trên toàn thế giới.

Nhu cầu đối với khí gas, than đá, xăng dầu của thế giới ngày càng gia tăng. Và cuộc khủng hoảng năng lượng đang trở nên tồi tệ.

Trung Quốc đã phải cắt điện trên diện rộng. Các trung tâm công nghiệp được lệnh cắt giảm hoạt động. Doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp sản xuất trong tình hình thiếu điện. Người dân có thể bị cắt điện bất cứ lúc nào.

Châu Âu cũng đang trong tình huống tương tự. Giá xăng tăng mạnh. Giá điện hiện cao hơn 200% so với hồi tháng 1. Chẳng bao lâu nữa, các quốc gia có thể phải lựa chọn giữa việc hoặc dùng năng lượng để duy trì sản xuất kinh doanh hoặc dành cho nhu cầu sưởi ấm của người dân.

Cuộc khủng hoảng này có thể là một vận may cho các nước xuất khẩu than và khí đốt, như Australia.

Theo Global Times: "Một số người tin rằng Trung Quốc có thể dựa vào nhập khẩu than ở một mức độ nhất định để giảm bớt tình trạng thiếu điện đã lan rộng ra một số địa phương”.

Tờ báo muốn nhắc tới khoảng 1 triệu tấn than nhập từ Australia đang nằm trên tàu do hải quan Trung Quốc từ chối thông quan, bất chấp lô hàng đã được nhà nhập khẩu trả tiền.

Bài báo cho biết thêm: “Thậm chí, còn có suy đoán rằng sự thiếu hụt than của Trung Quốc có thể mang lại cơ hội giảm bớt tranh chấp thương mại giữa Bắc Kinh và Canberra".

Tuy nhiên, bài báo kết luận, điều này là không cần thiết: “Indonesia, Nga và Mông Cổ là ba nhà xuất khẩu than lớn nhất cho Trung Quốc. Trong 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu than của Trung Quốc từ Mỹ, Nam Phi, Canada và Philippines cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Nghĩa là, xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Australia không có nhiều tác động đến nhập khẩu than của Trung Quốc”.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần 11-17/10: Quan hệ Nga với Ukraine và EU thêm căng vì khủng hoảng năng lượng, Triều Tiên khoe vũ khí, đánh bom đẫm máu ở Afghanistan Ảnh ấn tượng tuần 11-17/10: Quan hệ Nga với Ukraine và EU thêm căng vì khủng hoảng năng lượng, Triều Tiên khoe vũ khí, đánh bom đẫm máu ở Afghanistan

Tuy nhiên, bài báo không đề cập việc dù Bắc Kinh tăng nhập khẩu than nhưng cũng không thể làm giảm bớt khó khăn vì thiếu điện trong sản xuất và cuộc sống dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Ông De Mello nói: “Chúng ta đang đi sâu vào mô hình thời tiết ở Bắc bán cầu, nơi sẽ trải qua một mùa Đông dài hơn, lạnh hơn bình thường. Nếu mùa Đông thực sự khắc nghiệt, tôi nghĩ rằng nguồn cung cấp than sẽ là một yếu tố quan trọng.

Vì vậy, họ có thể vẫn quyết định nới lỏng các hạn chế nhập khẩu đối với than của Australia vì đã có quá nhiều gián đoạn trong nguồn cung”.

Giá than đã đạt đỉnh?

Australia là nước xuất khẩu than lớn thứ hai trên thế giới. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba khách hàng mua than hàng đầu của Canberra.

Hiện nay, giá than xuất khẩu đang ở khoảng 330 AUD/tấn, mức cao kỷ lục.

Tuy nhiên, mức giá này neo ở mức cao được bao lâu thì không ai có thể chắc chắn.

Chuyên gia De Mello nhận định: “Cả ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều cam kết các mục tiêu phát thải carbon bằng không trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực tới kinh tế, xã hội toàn cầu. Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhấn mạnh mong muốn sớm thực hiện điều này. Vậy, giá than đã đạt đỉnh chưa?”.

Ông De Mello cho biết Trung Quốc đang vận hành 303 nhà máy nhiệt điện than. “Than vẫn là nhiên liệu hàng đầu để sản xuất điện. Và Trung Quốc, giống như nhiều nước, đang cố gắng tích trữ than”.

Hơn nữa, mặc dù hướng tới giảm phát thải carbon thấp, nhu cầu về than trên thực tế đã bắt đầu tăng trở lại ở Đức và Ấn Độ.

Theo ông De Mello: “Các nước lo lắng không đủ khả năng chi trả cho giá xăng ngày càng tăng. Nguồn cung cấp năng lượng tái tạo cũng thất thường trong bối cảnh thời tiết xấu, và người Đức không nhận đủ khí đốt từ Nga. Vì vậy, họ đã buộc phải chuyển trở lại dùng than, và chúng đã bắt đầu cạn kiệt”.

Gián đoạn nguồn cung

Năm nay, nguồn cung than toàn cầu đã có một khởi đầu tồi tệ sau khi mưa lớn và lũ lụt ở Newcastle làm chậm quá trình xuất khẩu của Australia trong tháng 3.

Than bị ngấm nước mưa khiến nó nặng hơn và đốt cháy kém hiệu quả hơn. Hơn nữa, thời tiết xấu kéo dài cũng ảnh hưởng đến sản xuất than của Indonesia, nước bán than hàng đầu cho Trung Quốc.

Thêm vào đó, Trung Quốc đang trải qua đợt lũ lụt nặng nề ở nhiều vùng sản xuất than trong nước. Các tòa nhà bị sập, lở đất cuốn trôi đường xá và cơ sở hạ tầng ở hơn 70 quận phía Bắc Trung Quốc. Lũ lụt đã ảnh hưởng đến 1,8 triệu người ở tỉnh Sơn Tây, nơi khai thác 30% tổng nguồn cung than của cả nước.

Tất cả những yếu tố trên đang gây thêm áp lực lên các kho dự trữ than để sản xuất điện vốn đã cạn kiệt của Trung Quốc.

Ngoài ra, nền kinh tế đang hồi sinh sau khi đại dịch và tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng khiến nhu cầu về năng lượng tại quốc gia Đông Bắc Á ngày càng tăng.

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là nơi duy nhất gặp sự cố trên.

Nhân viên cứu hộ làm việc sau trận mưa lớn ở Jiexiu thuộc thành phố Jinzhong, tỉnh Sơn Tây, phía Bắc Trung Quốc, ngày 11/10. (Nguồn: AFP)
Nhân viên cứu hộ làm việc sau trận mưa lớn ở tỉnh Sơn Tây, phía Bắc Trung Quốc, ngày 11/10. (Nguồn: AFP)

Ấn Độ cũng đang trong tình cảnh tương tự. Tuần trước, các cơ quan chính phủ báo cáo, 63/135 nhà máy nhiệt điện than của đất nước chỉ có đủ nguồn cung trong hai ngày.

Giống như Trung Quốc, tình trạng thiếu điện của Ấn Độ một phần là do các vấn đề giao thông bị cản trở bởi thời tiết khắc nghiệt gây ra.

Nhưng nó sẽ không tồn tại mãi mãi. Ông De Mello nói: “Khi mùa Đông qua đi, tôi nghĩ rằng giá than có thể sẽ giảm xuống bởi vì điều đó (giá than cao kỷ lục) thật điên rồ vào lúc này. Sẽ phải có một số điều chỉnh".

Những “làn gió mới” cho sự thay đổi

Tiến sĩ De Mello nhận xét: “Trung Quốc luôn chú ý đến nhiên liệu hóa thạch và nguồn năng lượng thay thế. Và ngay sau khi họ bắt tay vào việc này, đây sẽ là một vấn đề đối với Australia”.

Chuyên gia giải thích: “Australia có quặng sắt chất lượng tốt nhất trên thế giới. Nhưng Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu.

Hiện rất nhiều quặng sắt của Brazil đang được đưa vào Trung Quốc. Dự kiến trong tháng tới, các lô hàng từ Canada và Peru cũng cập cảng quốc gia châu Á này. Những lựa chọn thay thế này cùng với việc nới lỏng sản xuất thép đã khiến giá quặng sắt giảm khoảng 30 - 40% trong năm nay”.

Và tình huống tương tự đang xảy ra đối với khí đốt.

Chuyên gia của Đại học Macquarie nói: “Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) số một của Australia. Người Nga đã có dự án đường ống Power of Siberia dài 4.000 km và một dự án LNG khổng lồ ở bán đảo Yamal nhằm cung cấp khí đốt cho miền Đông Trung Quốc.

Tất cả các dự án này, một khi đi vào hoạt động, có khả năng gây ra áp lực lớn đối với xuất khẩu than của Australia”.

Vì vậy, ngành công nghiệp than của nước này đã tìm cách chuyển hướng xuất khẩu sang Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Và một khi các quốc gia này bắt đầu thực thi các mục tiêu không các bon đã cam kết, ông De Mello tin rằng, các nước khác sẽ làm điều tương tự.

Ông nói: “Nếu bạn nhìn vào những nơi như Pakistan và Bangladesh, họ đang rất tuyệt vọng. Pakistan đốt củi để giữ ấm và nấu nướng vì khí đốt rất khan hiếm.

Hiện Pakistan đang có kế hoạch nhập khẩu dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao (HSFO), một sản phẩm gây ô nhiễm mà ngành vận tải biển đang cố gắng loại bỏ.

Đó chính là vấn đề. Ý tôi là, chúng ta không thể bỏ nhiên liệu hóa thạch ngay lập tức. Chúng ta cần làm điều đó từ từ có kế hoạch chi tiết”.

Và Trung Quốc sẽ sớm rơi vào tình trạng tương tự khi quay lại mua than của Australia.

Ông De Mello khẳng định: “Hiện tại chưa có lựa chọn thay thế nào cho than trong sản xuất thép. Một số nước đang thử nghiệm với hydro, chẳng hạn như Thụy Điển. Nhưng khó có thể sản xuất hàng loạt”.

Ảnh ấn tượng tuần 11-17/10: Quan hệ Nga với Ukraine và EU thêm căng vì khủng hoảng năng lượng, Triều Tiên khoe vũ khí, đánh bom đẫm máu ở Afghanistan

Ảnh ấn tượng tuần 11-17/10: Quan hệ Nga với Ukraine và EU thêm căng vì khủng hoảng năng lượng, Triều Tiên khoe vũ khí, đánh bom đẫm máu ở Afghanistan

Tổng thống Ukraine gặp các nhà lãnh đạo EU, diễn đàn Năng lượng quốc tế Nga, đánh bom liều chết ở Afghanistan, cựu Tổng thống ...

Trung Quốc 'căng như dây đàn' vì thiếu điện

Trung Quốc 'căng như dây đàn' vì thiếu điện

“Công xưởng của thế giới” đang thiếu điện để phục vụ sản xuất, nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu đã phải cúp điện ...

Đọc thêm

Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Việc Hoa hậu Đại sứ Du lịch Thế giới 2018 Phan Thị Mơ tham gia chương trình Cười xuyên Việt 2024 được mọi người quan tâm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Toyota Corolla Cross 2024 chính thức có mặt tại đại lý, giá từ 820 triệu đồng

Toyota Corolla Cross 2024 chính thức có mặt tại đại lý, giá từ 820 triệu đồng

Toyota Corolla Cross 2024 chính thức có mặt tại các đại lý để bàn giao đến tay khách hàng Việt. Xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia ...
Cách xem ảnh trên iCloud bằng điện thoại, máy tính đơn giản nhất

Cách xem ảnh trên iCloud bằng điện thoại, máy tính đơn giản nhất

Bạn đang muốn xem ảnh trên iCloud nhưng chưa biết phải làm cách nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn chia tiết từng bước cách xem ảnh trên iCloud một ...
Chiến thắng Điện Biên Phủ - 'Thiên sử vàng' trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược

Chiến thắng Điện Biên Phủ - 'Thiên sử vàng' trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác...
Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Điện Biên từng bước chuyển mình

Điện Biên từng bước chuyển mình

Những năm qua, Điện Biên đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tiễn, từng bước đạt được những kết quả nổi bật.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động