Thổ Nhĩ Kỳ - EU: Đã trục trặc lại thêm trắc trở

Dịch Dung
TGVN. Đã từ khá lâu nay rồi, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU không được êm thấm. Bất hoà giữa hai bên không phải chỉ ở vụ việc cụ thể mà còn ở cả những chuyện mang tính nguyên tắc, vì thế không thể dễ sớm khắc phục. Mới đây lại có thêm trắc trở mới. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tho nhi ky eu da truc trac lai them trac tro Thổ Nhĩ Kỳ khẩu chiến với EU về pháp trị
tho nhi ky eu da truc trac lai them trac tro Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố xem xét lại quan hệ với EU
tho nhi ky eu da truc trac lai them trac tro
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ - EU vốn đã trục trặc nay thêm chuyện đảo Síp lại càng thêm trắc trở (biếm hoạ của Politico.eu)

Chuyện khúc mắc giữa hai bên lần này liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ cho tiến hành thăm khoan khí đốt ở ngoài khơi đảo Síp (Cyprus).

Trắc trở mới do đâu?

Từ năm 1974 đến nay, từ khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội đến đảo Síp và đảo này bị chia cắt, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EC/EU thêm trở ngại bởi chuyện đảo Síp. Thổ Nhĩ Kỳ thành lập ở vùng miền Bắc đảo này nhà nước cho người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ mà cho đến nay nhà nước ấy vẫn chỉ được có mỗi Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Nước Cộng hoà Síp mà về sau gia nhập EU trên danh nghĩa chính thức vẫn bao trùm cả đảo Síp nhưng trên thực tế chỉ quản lý vùng phía Nam đảo. Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp - cả hai đều là thành viên NATO nhưng chỉ có Hy Lạp là thành viên EU - cũng căng thẳng và gay cấn vì chuyện đảo Síp.

Từ khi nguồn khí đốt khá dồi dào được phát hiện ở thềm lục địa của đảo Síp, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với EU, Síp và Hy Lạp trở nên thêm phức tạp, nhạy cảm và căng thẳng. Síp, Hy Lạp, Ai cập và Israel đã thoả thuận cùng nhau tiến hành khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

Nguồn lợi này đương nhiên Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ qua, vì chính Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng còn vì cả chuyện người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng miền Bắc đảo Síp.

EU trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì cho rằng với việc thăm khoan khí đốt kia ở vùng thềm lục địa của đảo Síp, Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Síp, tức là đã vi phạm luật pháp quốc tế mà hành động vi phạm luật pháp quốc tế này gây tổn hại trực tiếp cho Síp là thành viên của EU nên EU phải trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ. Đúng là EU không có sự lựa chọn nào khác bởi Síp là thành viên EU và EU phải bảo vệ lợi ích của Síp.

Những biện pháp trừng phạt của EU nặng chứ không phải để lấy lệ và không phải chỉ hữu danh vô thực. Xưa nay, chưa có quốc gia châu Âu nào thuộc diện đã ký kết hiệp ước liên kết với EU và đã tiến hành đàm phán với EU để gia nhập EU lại bị EU trừng phạt nặng tay đến như thế.

Ba điểm tương đồng

Ở đây, Thổ Nhĩ Kỳ và EU giống nhau trên 3 phương diện.

Thứ nhất, cả hai bên đều có nhu cầu đối nội. Thổ Nhĩ Kỳ cần động thái chứng tỏ là không buông bỏ vùng miền Bắc trên đảo Síp và dùng việc khoan thăm dò này không phải để xác lập và khẳng định chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ đối với vùng thềm lục địa ấy mà làm thay cho nhà nước đã được Thổ Nhĩ Kỳ dựng nên cho cộng đồng người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở Síp. EU cần hình ảnh và cảm nhận về kiên quyết bảo vệ lợi ích của thành viên.

Thứ hai, cả hai đều có chủ ý gây dựng con chủ bài mới để đấu nhau trong chuyện này và gò ép nhau, thậm chí là để mặc cả với nhau trong chuyện khác. Giữa hai đối tác này hiện tồn tại nhiều vấn đề mà hai bên cần nhiều thời gian để xử lý ổn thoả nếu như thật sự mong muốn và thiện chí cùng nhau xử lý.

Thứ ba là lợi ích kinh tế thiết thực từ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nơi này cho Síp và Hy Lạp ở phía EU và cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cộng đồng người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng miền Bắc đảo Síp.

Hai mục tiêu theo đuổi

Nhưng cũng ở đây, Thổ Nhĩ Kỳ và EU còn theo đuổi mục tiêu khác nhau trên hai phương diện.

Thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ chủ ý dùng việc này để nuôi vấn đề đảo Síp bị chia cắt, hậu thuẫn cho nhà nước của người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng miền bắc đải mà chỉ có mỗi Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Trong khi đó, EU phải làm mọi cách để ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ tạo tiền lệ và sự đã rồi trên thực địa trước mà rồi sau đó lại có thể chính trị hoá nó và hợp pháp hoá nó.

Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ cạnh tranh lợi ích kinh tế ở nơi này với Hy Lạp, Ai cập và Israel trong khi EU lại muốn lôi kéo nhiều nước không phải là thành viên EU vào việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây cho Síp nhưng đồng thời lại còn có thể sử dụng họ để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ vì quyền lợi của Síp.

Nhìn nhận như thế sẽ thấy không có gì là khó hiểu khi EU phải ra đòn mạnh tay với Thổ Nhĩ Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ càng không thể cài số lùi sau khi bị EU trừng phạt như thế.

Hạ hồi thì chưa biết sẽ thế nào chứ còn hiện tại thì quan hệ giữa hai đối tác này vốn đã trục trặc thì lại thêm trắc trở.

Dịch Dung

tho nhi ky eu da truc trac lai them trac tro

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố xem xét lại quan hệ với EU

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ cân nhắc họp các quan chức cao cấp của chính phủ để xem xét lại ...

tho nhi ky eu da truc trac lai them trac tro

Thổ Nhĩ Kỳ - EU: Căng thẳng leo thang

Ngày 23/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan lên án cuộc bỏ phiếu gần đây tại Nghị viện châu Âu (EP) đồng thời cáo ...

tho nhi ky eu da truc trac lai them trac tro

Thổ Nhĩ Kỳ - EU: Sự hiểu lầm tai hại

Thái độ ngờ vực giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) khiến cho hai bên khó tìm được tiếng nói chung trong ...

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động